Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BẮC GIANG II (Trang 51 - 64)

Nam - Chi nhánh Bắc Giang II

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1. Giai đoạn trước ngày 15/08/2017

Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các TCTD Việt Nam, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) hiện là ngân hàng hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhu đối với các lĩnh vực kinh tế khác của nền kinh tế Việt Nam.

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng luới hoạt động và số luợng khách hàng. Cho đến nay vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đuợc khẳng định trên nhiều phuơng diện. Agribank hiện nay có hơn 2.300 chi nhánh và điểm giao dịch đuợc bố trí rộng khắp trên toàn quốc với hơn 40.000 cán bộ công nhân viên.

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang là chi nhánh thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, đuợc thành lập theo Quyết định số 515/QĐ-NHNo&PTNT-02 ngày 16/12/1996 và chính thức hoạt động ngày 01/01/1997, đuợc thừa kế toàn bộ tài sản, con nguời và hoạt động ngân hàng thuộc 9 huyện và những hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thị xã Bắc Giang.

Đến tháng 12/2017 tổ chức mạng luới của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang có 50 điểm giao dịch với trên 600 cán bộ, gồm Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh với 8 phòng nghiệp vụ; 13 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT loại 3 phụ thuộc; 36 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT loại 3.

2.1.1.2. Giai đoạn sau 15/08/2017

Agribank Chi nhánh Bắc Giang II đuợc thành lập theo quyết định của Agribank Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/08/2017 trên cơ sở chia tách các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nâng cấp và đổi tên Agribank Chi nhánh TP Bắc Giang thành chi nhánh loại I, hạng 1 trực thuộc Agribank. Từ đây, tại

Bắc Giang có hai chi nhánh của Agribank bao gồm Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang và Agribank Chi nhánh Bắc Giang II.

Agribank Chi nhánh Bắc Giang II là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài chính và có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, trực tiếp kinh doanh đa chức năng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ngay sau khi có quyết định thành lập, Agribank Chi nhánh Bắc Giang II đã nhanh chóng ổn định tổ chức, bảo đảm không có sự biến động trong kinh doanh, an toàn hoạt động và nâng cao chất luợng phục vụ. Hiện nay, Agribank Chi nhánh Bắc Giang II có quy mô nguồn vốn huy động và du nợ cho vay trong nhóm 20 đơn vị lớn nhất toàn quốc của hệ thống Agribank. Ban lãnh đạo Ngân hàng cam kết sẽ không ngừng đổi mới, nâng cao chất luợng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng trên địa bàn và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.1.2. Bộ máy tổ chức 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Agribank chi nhánh Bắc Giang II bao gồm hội sở tỉnh và 7 chi nhánh loại II với 19 phòng giao dịch trực thuộc. Trong đó, Hội sở tỉnh gồm 07 phòng nghiệp vụ và 04 phòng giao dịch trực thuộc. 07 phòng nghiệp vụ bao gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ngân quỹ, Phòng Dịch vụ marketing và Kinh doanh ngoại hối, Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn, Phòng Khách hàng HSX, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

42

Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 04 Phó giám đốc. Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Giang II chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đua ra những quyết định cuối cùng và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban, đồng thời, quản lý trực tiếp phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ. Phó giám đốc là nguời giúp việc cho giám đốc, đuợc phân công theo từng mảng công việc khác nhau tùy theo quyền hạn và nhiệm vụ.

Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng phát triển; vừa thực hiện chức năng kinh doanh trong nhiệm vụ đuợc giao, vừa tham muu cho Ban giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo số liệu, tin tức đuợc cập nhật, giúp cho việc kiểm soát hoạt động của chi nhánh đạt kết quả tốt nhất.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

* Chức năng

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ khác có liên quan vì mục đích lợi nhuận theo phân cấp của Agribank.

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Ban giám đốc.

- Thừa hành các nhiệm vụ khác của tổng giám đốc.

* Nhiệm vụ

Từ những chức năng trên đơn vị có nhiệm vụ là:

• Huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và TCTD khác trong và ngoài nuớc duới hình thức TGKKH, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn theo quy định của Agribank.

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phuơng theo quy định của Agribank.

- Vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam khi đuợc Ban giám đốc cho phép bằng văn bản.

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018

ST % ST % ST % ± ±

% ± ±%

Tổng NV 9.81

6 010 811.30 0 10 13.717 100 1.492 20 15, 2.409 21,30 1. Phân theo loại tiền

Nội tệ 9.69 3 98,75 711.21 99,20 13.264 96,70 1.524 15,72 2.047 518,2 Ngoại tệ 1 23 251, 1 9 800, 453 303, - -26,02 362 397,80 2. Phân theo kỳ hạn TG KKH 69 0 037, 5 85 567, 944 886, 165 91 23, 89 10,41 • Cho vay:

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại vay theo quy định của Agribank.

• Kinh doanh ngoại hối

Cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo quy định của Agribank.

• Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm : - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nuớc cho khách hàng. - Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.

- Thực hiện dịch vụ và chi tiền mặt cho khách hàng.

• Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, luu trữ hình ảnh làm tu liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của Chi nhánh cũng nhu quảng bá thuơng hiệu của Agribank.

2.1.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2020 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng cũng nhu các doanh nghiệp kinh doanh, việc huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo trong quá trình kinh doanh. Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hiểu đuợc điều này, công tác huy động vốn của Agribank Chi nhánh Bắc Giang II luôn đuợc quan tâm, triển khai bằng nhiều biện pháp. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, trang bị máy móc hiện đại, đổi mới phong cách giao dịch, cải tiến dịch vụ, giảm thiểu thủ tục giấy tờ, tạo sự thoải mái thuận lợi nhu: nhanh chóng, chính xác, an toàn, bí mật cho khách hàng đến gửi tiền và rút tiền. Ngoài ra, ngân hàng còn tổ chức tuyên truyền quảng cáo thông tin, khuyến mại cho khách hàng gửi tiền và có quà tặng tri ân cho khách hàng có số du tiền gửi lớn tùy theo giá trị khoản tiền gửi của khách hang.. .Mang lại nhiều lợi ích và thu hút đuợc nhiều khách hàng, chính vì vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục.

TG CKH < 12t 5.49 4 55,9 7 5.61 2 49,6 3 6.29 9 45,9 2 118 2,15 687 12,2 4 TG CKH > 12t 3.63 2 37,0 0 4.84 1 r 42,8 6.47 4 47,2 0 1.209 33,29 1.633 33, 73

3. Phân theo thành phần kinh tế

TG dân cư 9.51 7 96,95 910.96 97,00 13.448 98,04 1.452 26 15, 2.479 22,60 TG TCKT 29 9 '3,05 9 33 r 3,00 269 961, 40 38 13, - 20,65-

Qua bảng số liệu, tổng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục trong giai đoạn 2017 - 2019. Cụ thể

- Năm 2017, tổng nguồn vốn của ngân hàng huy động được là 9.816 tỷ đồng - Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động tăng 1.492 tỷ đồng, tương ứng với

15,20% so với năm 2017

- Năm 2019, tổng nguồn vốn huy động tăng 2.409 tỷ đồng, tương ứng với 21,30% so với năm 2018

Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng của các NHTM khác và các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn nhưng Chi nhánh vẫn đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh luôn bám sát định hướng, mục tiêu và chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên, thực hiện công tác quản lý điều hành gắn với sử dụng các công cụ như giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và tích cực tuyên truyền, vận động khách hàng tham gia các chương trình gửi tiết kiệm như chương trình “Tài lộc đầu xuân”, chương trình tiết kiệm dự thưởng, “Chào mừng ngày Quốc tế lao động 01/05”, ... Bên cạnh đó, Ngân hàng còn triển khai hiệu quả các sản phẩm huy động tiết kiệm đa dạng với mức lãi suất ưu đãi đối với khách hàng truyền thống có số dư lớn đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Vì vậy, giúp tăng trưởng

45

nguồn vốn huy động.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động:

* Phân theo loại tiền

Nguồn vốn huy động nội tệ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 95% trong cả 3 năm) và nguồn vốn này cũng tăng lên nhiều qua từng năm. Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất thấp, trong cả 3 năm đều chỉ đạt duới 5%. Vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp là do kinh tế địa phuơng chủ yếu là làm kinh tế nội địa, ít các hoạt động liên quan đến ngoại tệ hay chua có nhiều mặt hàng phục vụ xuất khẩu để thu về ngoại tệ. Nguồn vốn ngoại tệ năm 2018 giảm so với năm 2017 chủ yếu vẫn là do quy định của NHNN về việc giảm lãi suất huy động ngoại tệ về 0% để giảm tình trạng đô la hóa khiến cho việc huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sang năm 2019, với việc ký kết các hiệp định thuơng mại quốc tế của Nhà nuớc đã thúc đẩy các hoạt động xuất nhập nhẩu cũng nhu sự thành lập các cơ sở sản xuất của nuớc ngoài tại địa phuơng giúp tăng khả năng huy động nguồn vốn ngoại tệ tại Chi nhánh.

* Phân theo kỳ hạn

Trong giai đoạn 2017 - 2019, về số tuyệt đối thì nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn đều có xu huớng tăng lên; tuy nhiên, về tỷ trọng thì nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn duới 12 tháng có xu huớng giảm dần về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn, trong khi đó tỷ trọng TGCKH trên 12 tháng trong tổng nguồn vốn huy động lại có xu huớng tăng.

TGKKH luôn có tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn (tỷ trọng trong 3 năm lần luợt là 7,53%; 7,06%; 6,88%) do TGKKH chủ yếu đuợc sử dụng trong hoạt động thanh toán cùng với lãi suất rất thấp. TGCKH duới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy nhiên tỷ trọng loại tiền gửi này lại có xu huớng giảm dần (tỷ trọng trong 3 năm lần luợt là 55,97%, 49,63% và 45,92%). Mặt khác, có thể thấy, tốc độ tăng truởng TGCKH duới 12 tháng tăng mạnh từ năm 2018 sang 2019. Nguyên nhân là do Chi nhánh hiện đang là đơn vị thừa vốn và mức lãi suất Trụ sở chính quy định trả cho các Chi nhánh thừa vốn đối với TGCKH duới 12 tháng với TGCKH trên 12 tháng không chênh lệch nhiều nên Chi nhánh tập trung vào huy động nguồn vốn có kỳ hạn 7 - 9 tháng từ dân cu với lãi suất thấp và cho vay các Chi nhánh thiếu vốn trong hệ thống với lãi suất cao để thu đuợc lợi nhuận. Trong

Tổng dư nợ 7.807 100 9.19 2 100 10.20 3 100 1.38 5 17,7 4 1.01 1 11,0 0

khi đó, TGCKH trên 12 tháng lại có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm và có tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng: năm 2017 là 3.632 tỷ đồng, chiếm 37 % đến năm 2018 tăng mạnh 4.841 tỷ đồng, tương ứng với 33,29% so với năm 2017 và sang năm 2019, tăng lên 6.474 tỷ đồng, chiếm 33,73%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong 3 năm ngày càng phục hồi và ổn định, đồng thời, lãi suất huy động cũng được điều hành linh hoạt và tương đối ổn định đã ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền. Một nguyên nhân nữa là lãi suất TGCKH càng dài thì càng cao nên thu hút những người có nguồn vốn nhàn rỗi muốn sinh lời từ tiền gửi tiết kiệm.

* Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động và ngày càng tăng. Năm 2017 là 9.517 tỷ đồng (chiếm 96,95%); năm 2018 là 10.969 tỷ đồng (chiếm 97%); năm 2019 đạt 13.448 tỷ đồng (chiếm 98,04%). Vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm. Nguyên nhân là số lượng các TCKT, các công ty chưa nhiều và quy mô các tổ chức này còn nhỏ. Do đó lượng vốn huy động từ đối tượng này thấp hơn nhiều so với lượng vốn từ dân cư.

Như vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng có mức tăng trưởng khá ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động được vốn để mở rộng đầu tư, cho vay đặc biệt là các dự án phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn chưa thật hợp lý phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Bắc Giang II là một trong những hoạt động quan trọng nhất, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho chi nhánh (chiếm trên 90% tổng thu nhập hàng năm). Trong giai đoạn 2017 - 2019, Agribank Chi nhánh Bắc Giang II đã bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương để xây dựng chính sách tín dụng trọng điểm vào hộ gia đình và cá nhân. Tích cực chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, cho vay tiêu dùng nông thôn, ... Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ vay lớn. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay, áp dụng linh hoạt cơ cấu lãi suất cho vay đúng quy định của NHNN để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

1. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn Ngắn hạn 4.219 54,0 4 4.86 9 52,9 7 5.30 5 51,9 9 650 15,4 1 436 8,95 Trung - dài hạn 3.588 45,9 6 4.32 3 47,0 3 4.89 8 48,0 1 735 20,4 8 575 13,3 0

2. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

DN 85 4 10,9 4 1.08 9 11,8 5 1.28 8 12,6 2 235 27,5 2 199 18,2 7 Cá nhân, HSX 6.953 89,0 6 8.10 0 88,1

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BẮC GIANG II (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w