Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BẮC GIANG II (Trang 74 - 83)

triển nông thôn Việt Nam — Chi nhánh Bắc Giang II

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro lãi suất

Hiện nay, mô hình quản lý vốn trên toàn hệ thống Agribank đuợc triển khai theo mô hình phân tán, các Chi nhánh trong đó có Agribank Chi nhánh Bắc Giang II thực hiện quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của phòng Kế hoạch Nguồn vốn. Chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các quy định của NHNN và của Agribank về quản trị rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại NHNN. Giám đốc Chi nhánh là nguời quyết định cao nhất trong mọi vấn đề về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Agribank Chi nhánh Bắc Giang II đuợc tổ chức thực hiện nhu sau:

* Ban Giám đốc: Đề ra mục tiêu cần đạt đuợc, phê duyệt các chiến luợc kinh doanh và kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó có hoạt động quản trị rủi ro lãi suất.

* Phòng Kế hoạch Nguồn vốn

60

rủi ro lãi suất nói riêng, tiếp nhận báo cáo của các phòng ban và báo cáo với Giám đốc Chi nhánh.

- Theo dõi, thu thập các biến động về nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn, lãi suất thị trường, ... tư vấn cho Giám đốc khi có những biến động làm ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng để có những điều chỉnh kịp thời.

- Điều chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra khi có thông báo của ngân hàng cấp trên hoặc có sự thay đổi của lãi suất thị trường

* Phòng Kế toán Ngân quỹ

Triển khai các hoạt động huy động vốn, giải ngân vốn vay, tiến hành cập nhật lãi suất trên hệ thống IPCAS khi có sự thay đổi, đảm bảo mức lãi suất khi hạch toán kế toán đúng với quy định hiện hành

* Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy định, quy trình, chuẩn mực và các chính sách pháp luật liên quan đến mọi hoạt động của Chi nhánh, trong đó có hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, qua đó phát hiện các sai sót, vi phạm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất và kịp thời kết hợp đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng.

Mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất của Chi nhánh được chia thành 3 tuyến như sau:

- Tuyến thứ nhất: là bộ phận kinh doanh bao gồm các cán bộ giao dịch viên kế toán tiền gửi trực tiếp hạch toán các sản phẩm huy động vốn (liên quan đến lãi suất đầu vào) và kế toán tiền vay hạch toán giải ngân, thu nợ và cập nhật lãi suất tiền vay dựa trên yêu cầu của bộ phận tín dụng (liên quan đến lãi suất đầu ra) và các cán bộ kiểm soát thuộc bộ phận kế toán, bộ phận tín dụng.

- Tuyến thứ hai: là bộ phận quản trị rủi ro, tập trung ở phòng Kế hoạch Nguồn vốn, có trách nhiệm xây dựng chính sách về lãi suất, giám sát sự tuân thủ về lãi suất với các quy định hiện hành, giám sát rủi ro lãi suất tại Chi nhánh.

- Tuyến thứ ba: là bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ có trách nhiệm kiểm soát lại hoạt động của hai bộ phận trên về tính tuân thủ đối với các quy định về lãi suất

và quản trị rủi ro lãi suất, tính hiệu quả của mô hình quản trị rủi ro lãi suất tại Chi nhánh..

Ban lãnh đạo có trách nhiệm điều hành, giám sát hoạt động chung của cả 03 bộ phận trên, đảm bảo tính phối hợp cũng nhu tính độc lập của các bộ phận liên quan tới công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Chi nhánh.

2.2.2.2. Nhận biết và dự báo rủi ro lãi suất

Phòng Ke hoạch Nguồn vốn Agribank Chi nhánh Bắc Giang II là bộ phận chuyên về đánh giá, phân tích và dự báo lãi suất thị truờng. Tuy nhiên, hiện tại, việc dự báo lãi suất vẫn chủ yếu dựa trên việc thu thập thông tin về thị truờng tài chính, giá cả hàng hóa, dự báo lãi suất của một số cơ quan có uy tín, và biến động lãi suất của các TCTD trên địa bàn để đua ra các báo cáo về chiêu huớng và mức độ biến động của lãi suất thị truờng.

Trên cơ sở các dự báo về lãi suất thị truờng và báo cáo về khe hở nhạy cảm lãi suất của chi nhánh, phòng Kế hoạch Nguồn vốn trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt và đua ra những biện pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất và tăng thu nhập lãi ròng cho ngân hàng.

2.2.2.3. Lượng hoá rủi ro lãi suất

Hiện tại, Agribank Chi nhánh Bắc Giang II chua áp dụng công cụ đo luờng để đánh giá cụ thể thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra hay nói cách khác là chua ứng dụng các mô hình luợng hóa rủi ro để phân tích định luợng trên cơ sở biến động lãi suất. Việc đo luờng rủi ro lãi suất của ngân hàng vẫn dựa trên phuơng pháp truyền thống là xác định chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra, từ đó đánh giá tác động đến thu nhập lãi thuần và kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

2.2.2.4. Sự dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất

Chi nhánh hiện mới chỉ đang áp dụng các biện pháp nội bảng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chi nhánh chủ động trong việc áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị truờng và dựa trên biểu lãi suất Trụ sở chính ban hành, áp dụng chính sách lãi suất phù hợp với từng loại hợp đồng. Biện pháp sử dụng phổ biến nhất là việc quy định lãi suất thả nổi, đuợc điều chỉnh trong vòng 6 tháng hoặc mỗi

62

khi lãi suất thị trường biến động trong các hợp đồng cho vay trung - dài hạn.

2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang II

2.3.1. Thành tựu

Thứ nhất, Chi nhánh đã nhận thức được tình hình biến động lãi suất cũng như vai trò của quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh và có sự quan tâm thích đáng đến việc quản trị rủi ro lãi suất bên cạnh quản trị các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đưa ra các chỉ đạo về việc tư vấn kỳ hạn và lãi suất phù hợp với từng khách hàng vừa đảm bảo lợi ích của Chi nhánh đồng thời giữ chân được khách hàng.

Thứ hai, bước đầu xây dựng được bộ máy quản trị rủi ro lãi suất tại Chi nhánh. Agribank Chi nhánh Bắc Giang II đã bước đầu xây dựng được bộ máy quản trị rủi ro lãi suất, trong đó, phụ trách chính về hoạt động quản trị rủi ro là Phòng Kế hoạch Nguồn vốn, kết hợp với các bộ phận khác để tham mưu, giúp việc Ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Bắc Giang II là những người giàu kinh nghiệm, kiến thức về quản trị rủi ro cũng như thông thạo về đặc điểm của đại bàn hoạt động, đưa ra được những định hướng, chính sách về quản trị rủi ro phù hợp với từng thời kỳ.

Thứ ba, quy trình quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện đồng bộ với quy trình quản trị các loại rủi ro khác. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện đồng bộ với quy trình quản trị các loại rủi ro khác như quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro tác nghiệp, ... góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của quản trị rủi ro lãi suất.

Thứ tư, luôn tuân thủ quy định của NHNN và Agribank Việt Nam về lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất. Agribank Chi nhánh Bắc Giang II luôn tuân thủ theo đúng quy định của NHNN và Agribank Việt Nam trong các cơ chế, chính sách về huy động vốn và cho vay cũng như các quy định về lãi suất.

Thứ năm, Chi nhánh luôn chủ động và linh hoạt trong việc quy định mức lãi suất thả nổi trong hầu hết các hợp đồng tín dụng với khách hàng để giảm thiểu rủi

ro từ việc biến động lãi suất.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của Agribank Chi nhánh Bắc Giang II vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục đó là:

Thứ nhất, chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro lãi suất từ khâu phân tích, dự báo xu hướng, giám sát và điều tiết rủi ro lãi suất một cách thường xuyên, chưa ứng dụng các mô hình lượng hoá rủi ro để phân tích định lượng trên cơ sở biến động lãi suất.

Thứ hai, chưa xây dựng được hạn mức rủi ro lãi suất. Chi nhánh chưa xây dựng được hạn mức rủi ro lãi suất để làm cơ sở đánh giá, kiểm tra, kiểm soát xem rủi ro của ngân hàng có vượt quá hạn mức hay không. Hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro lãi suất của Chi nhánh hiện chỉ dừng lại ở mức dự báo lãi suất và tham mưu cho Ban lãnh đạo phần lớn dựa trên kinh nghiệm chuyên môn chứ chưa xây dựng được hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài một cách đầy đủ và khách quan.

Thứ ba, quản trị rủi ro lãi suất không được hoạch định một cách riêng lẻ, mà thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay, chủ yếu tập trung cho quản trị tín dụng và thanh khoản, mới sử dụng lãi suất như một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác để tăng thị phần mà chưa quan tâm đến chính sách lãi suất và ảnh hưởng của nó đến TSN và TSC như thế nào.

Thứ tư, Chi nhánh chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chi nhánh vẫn phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng biện pháp nội bảng mà chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong vay trung - dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Không những thế, điều này đôi khi gây tốn kém chi phí cho ngân hàng. Các bi ện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng như sử dụng các hợp đồng phái sinh để hạn chế rủi ro lãi suất vẫn chưa được chú trọng và sử dụng.

Thứ năm, việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với cho vay trung và dài hạn cũng chưa giải quyết được một cách triệt để vấn đề hạn chế rủi ro lãi suất. Các

64

khoản vay có lãi suất thả nổi giúp cho ngân hàng quản lý độ nhạy cảm với biến động lãi suất của họ, nhung chỉ duới dạng chuyển rủi ro lãi suất này cho những nguời đi vay. Khi nguời đi vay gặp rủi ro lãi suất sẽ ảnh huởng đến khả năng chi trả gốc và lãi vay cho ngân hàng. Vì vậy, có thể thấy, biện pháp này chua giải quyết một cách triệt để vấn đề hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng.

2.3.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị rui ro lãi suất chua hoàn thiện

Hiện nay, Agribank Việt Nam chua có những văn bản quy định cụ thể về quy trình quản trị rủi ro cũng nhu hạn mức chịu rủi ro tổng thể đối với ngân hàng và đối với từng chi nhánh

- Thị truờng tài chính - tiền tệ của Việt Nam chua phát triển

Thông tin trên thị truờng tài chính - tiền tệ Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chua thực sự minh bạch, tâm lý số đông chiếm đa số chứ không phụ thuộc hẳn vào quy luật cung - cầu trên thị truờng. Môi truờng thông tin hạn chế gây khó khăn trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh đó, các công cụ tài chính phái sinh đang đuợc sử dụng phổ biến trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất trên thế giới thì ở Việt Nam, những công cụ này mới đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên.

- Sự không tôn trọng kỳ hạn của khách hàng

Mỗi giao dịch nhận tiền gửi thực chất là một cam kết kinh tế trong đó, nguời gửi gửi tiền tại ngân hàng theo kỳ hạn cam kết và huởng lãi suất tuơng ứng với kỳ hạn đó. Tuy là cam kết kinh tế nhung ngân hàng luôn cho phép khách hàng hoàn toàn có thể rút tiền truớc thời hạn. Vì vậy, đối với các khoản tiền gửi, khi lãi suất tăng cao, có nhiều khách hàng đến rút truớc hạn các khoản TCCKH để gửi lại với lãi suất cao hơn. Đối với các khoản vay vốn, sự không tôn trọng kỳ hạn của khách hàng còn thể hiện ở việc khách hàng chậm trả nợ hoặc là khách hàng trả nợ truớc hạn. Việc không tôn trọng kỳ hạn của khách hàng đã dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong việc lập kế hoạch cũng nhu cân đối nguồn vốn.

- Kiến thức hiểu biết của hầu hết các doanh nghiệp về giao dịch phái sinh và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất còn thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng hoán đổi. Điều này gây khó khăn cho các NHTM trong việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh.

* Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống dữ liệu thống kê chua đầy đủ

Hệ thống dữ liệu thống kê chua cung cấp đuợc những số liệu cần thiết cho việc tính toán và luợng hóa rủi ro lãi suất. Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Chi nhánh Bắc Giang II nói riêng hiện đang hạch toán kế toán theo giá trị sổ sách, vì vậy mô hình định giá lại cũng đuợc xây dựng trên nguyên tắc giá trị ghi sổ, do đó mô hình còn nhiều hạn chế về đô chính xác. Trong khi đó, mô hình thời luợng chua thể áp dụng do sử dụng phuơng pháp hạch toán theo giá trị thị truờng của tài sản. Chi nhánh cũng chua khai thác đuợc hết tiềm năng của hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng đáp ứng cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất.

- Mô hình quản lý vốn của hệ thống Agribank hiện nay chua đuợc triển khai theo mô hình quản lý vốn tập trung

Trên toàn hệ thống Agribank hiện nay, các chi nhánh đều tự cân đối vốn của mình trong hạn mức đuợc giao. Nếu thừa vốn (nguồn vốn huy động nhiều hơn sử dụng vốn), chi nhánh sẽ bán lại phần vốn thừa cho Trụ sở chính theo mức lãi suất Trụ sở chính thông báo. Nguợc lại, nếu thiếu vốn (nguồn vốn huy động ít hơn cho vay) thì chi nhánh sẽ vay vốn từ Trụ sở chính theo mức lãi suất quy định. Với mô hình quản lý này, các chi nhánh tự quyết định việc quản trị rủi ro trong hoạt động, trong đó có rủi ro lãi suất, dẫn đến sự phân tán trong hoạt động kinh doanh, không hiệu quả và không thuờng xuyên kiểm soát đuợc hoạt động của Chi nhánh.

Bên cạnh đó, không có bộ phận có chuyên môn cao hay chuyên môn hóa trong việc quản trị rủi ro lãi suất cũng nhu trình độ, năng lực quản lý và phạm vi quyền hạn của chi nhánh trong hoạt động quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế. Bộ phận quản trị rủi ro tại Chi nhánh đa phần làm công tác kiêm nhiệm, nghĩa là ngoài nhiệm vụ

66

quản trị rủi ro còn phải điều hành hoạt động kinh doanh, cân đối vốn. Điều này dẫn đến sự chông chéo trong công việc, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất không đuợc quan tâm đúng mức và hiệu quả.

- Về năng lực cán bộ chuyên môn

Chi nhánh chua có những cán bộ am hiểu toàn diện về quản trị rủi ro lãi suất. Hiện nay, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên tại ngân hàng. Vì vậy, việc nhận biết, đánh giá rủi ro của các cán bộ nhân viên ngân

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BẮC GIANG II (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w