Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển tíndụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 25 - 30)

a. Chỉ tiêu định lượng

Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng phản ánh hoạt động tín dụng của TCTD trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Dư nợ tín dụng có thể bao gồm dư nợ, số dư bảo lãnh, số dư L/C, số dư trái phiếu đầu tư, dư tín dụng khác.

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng giúp so sánh dư nợ tín dụng tại các thời điểm, thường là cuối quý, cuối năm để đánh giá việc mở rộng tệp khách hàng, khả năng cấp GHTD và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thì TCTD càng hoạt động ổn định và hiệu quả, ngược lại thì TCTD đang gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng và thực hiện kế hoạch chưa hiệu quả.

Cách tính toán chỉ tiêu này như sau:

Dư nợ tín dụng năm nay - Dư nợ tín dụng năm trước

Tăng trưởng dư nợ tín dụng = x 100%

Dư nợ tín dụng năm trước

Tăng trưởng doanh số cấp tín dụng

Doanh số cấp tín dụng là tổng số tiền TCTD đã cấp tín dụng cho khách hàng trong một giai đoạn nhất định.

14

hai chỉ tiêu này có tính chất khác nhau: dư nợ tín dụng mang tính thời điểm trong khi doanh số cấp tín dụng mang tính lũy kế.

Bên cạnh doanh số cấp tín dụng, ngân hàng cũng thường xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Hai chỉ tiêu này thường được xác định trong khoảng thời gian một quý, 06 tháng, một năm...

Tuỳ nhu cầu và mục đích mà ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu doanh số này, chủ yếu dùng để so sánh với cùng kỳ các năm trước, đánh giá lịch sử vay trả, đánh giá sự tăng trưởng, tổng hòa lợi ích, đánh giá việc thực hiện chuyển doanh thu về tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Sự gia tăng số lượng khách hàng

Việc theo dõi và so sánh số lượng khách hàng theo các mốc thời gian cho thấy sự tăng giảm quy mô tín dụng của NHTM.

Số lượng khách hàng tăng lên cùng với việc tăng dư nợ tín dụng và doanh số cấp tín dụng cho thấy HĐKD của TCTD càng phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Tuy nhiên nếu chỉ tăng số lượng khách hàng mới trong khi lượng khách hàng cũ giảm mạnh, dư nợ tín dụng và doanh số cấp tín dụng đồng thời giảm, TCTD cần xem xét lại nguyên nhân khách hàng cũ ngừng quan hệ dẫn đến giảm quy mô tín dụng của ngành hàng.

Tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Để đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng, ngân hàng còn sử dụng các tỷ lệ sau:

Tỷ ệ thu np ừ tln dụng = - x 100%

Tổng thu nhập

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng cho biết khả năng sinh lời của tín dụng, nó phản ánh cứ một đồng đem đầu tư vào hoạt động tín dụng thì tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập cho ngân hàng; tức là cho biết hiệu quả cấp tín dụng của ngân hàng, so với các thu nhập khác từ nguồn vốn, phí dịch vụ, ....

Đồng thời, ngân hàng cũng có thể xem xét chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:

Nhóm 1 Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn Dưới 10 ngày

Nhóm 2 Nhóm nợ cần chú ý Từ 10 ngày tới dưới 30 ngày 15

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của mỗi NHTM. Một khoản tín dụng chất lượng tốt sẽ đem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận nhất định bởi nó cho thấy ngân hàng không chỉ thu hồi được vốn vay, lãi vay mà còn kinh doanh sinh lời, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định cho ngân hàng.

Sự gia tăng về thị phần tín dụng

Thị phần tín dụng là phần thị trường mà các TCTD chiếm lĩnh được, được xác định như sau:

Dư nợ tín dụng của một TCTD

P £ Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng

Thị phần tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng cho thấy quy mô, vị thế của các TCTD trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thị phần tín dụng gia tăng giúp cho các TCTD mở rộng quy mô, cải thiện lợi nhuận, có nhiều lợi thế hơn so với các TCTD khác.

Thị trường luôn có sự thay đổi, do đó việc mỗi TCTD xác định rõ thị phần tín dụng sẽ giúp nhìn ra được mức độ đón nhận của khách hàng với từng nhóm SPDV, tốc độ phát triển tín dụng trong từng phân khúc, lĩnh vực, ngành nghề, khu vực, ... Từ đó các TCTD có thể hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả, đưa ra kế hoạch bổ sung nguồn lực và động lực nhằm gia tăng thị phần tín dụng.

b. Chỉ tiêu định tính

Mức độ tập trung tín dụng

Các TCTD luôn phải đối mặt với rủi ro mỗi khi cấp tín dụng. Nếu TCTD quá tập trung thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm thì có nguy cơ đối diện với rủi ro cao hơn khi có biến động xảy ra đối với lĩnh vực này. Do đó, các TCTD thường có xu hướng kiếm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, hay còn gọi là hạn mức rủi ro tối đa đối với một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án/phương án có quy mô lớn, có tiềm ẩn rủi ro cao, đồng thời chú trọng đến việc đa dạng hóa danh mục tín dụng, tăng tỷ suất sinh lời.

Mức độ tập trung tín dụng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, cơ cấu theo kỳ hạn cho vay/kỳ hạn cấp tín dụng, cơ cấu theo vị trí địa lý, mức độ tập trung theo thành phần kinh tế, ...

16

Tỷ lệ nợ xấu

Hai yếu tố lợi nhuận và rủi ro đều gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của mỗi TCTD. Nếu ngân hàng thiếu sự cẩn trọng trong việc cấp tín dụng cũng như kiểm soát sau thì có thể gây ra hậu quả là nợ xấu tồn đọng, thiệt hại vượt quá lợi nhuận đem về.

Theo quy định hiện hành của NHNN, lịch sử nợ được phân thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn Từ 30 tới dưới 90 ngày Nhóm 4 Nợ nghi ngờ bị mất vốn Từ 90 ngày dưới 180 ngày Nhóm 5 Nhóm nợ có khả năng mất vốn Nợ từ 180 ngày trở lên

Nợ xấu hay còn gọi là nợ quá hạn, là nợ dưới tiêu chuẩn, có nguy cơ khó đòi, do khách hàng vay cố tình không trả hoặc mất khả năng trả nợ.

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng và mức độ rủi ro của danh mục tín dụng mà ngân hàng có. Tỷ lệ nợ xấu cao là biểu hiện của việc cấp tín dụng thiếu hiệu quả. Hoạt động tín dụng đạt kết quả thấp, ảnh hưởng khả năng thanh khoản, giới hạn sự phát triển của hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, hạ thấp năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Tỷ lệ nợxấu = ——N^-— x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền ngân hàng trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, nhằm hạn chế những ảnh hưởng đột biến đến chi phí của ngân hàng. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng điều đó có nghĩa là ngân hàng đang gặp phải rủi ro mất vốn.

Số dự phòng RRTD được trích lập phụ thuộc vào số dư nợ theo từng nhóm nợ nhất định của ngân hàng và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD theo yêu cầu của NHNN. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

17 Nhóm 2: 5%;

Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Để đánh giá chất lượng nợ của ngân hàng, sử dụng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.

Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phòng RRTD được trích lập chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt, nguy cơ rủi ro tiềm tàng của ngân hàng càng cao do trích lập dự phòng nhiều làm tăng chi phí của ngân hàng, giảm lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng đã chủ động đề phòng RRTD có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 25 - 30)