Sơ đồ 2.3: Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank
(Nguồn: Quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng)
(i) Lập hồ sơ cấp tín dụng
Tại bước này, ngân hàng cần tìm hiểu thông tin về khách hàng thông qua hồ sơ khách hàng cung cấp, bằng các nguồn thông tin khác, đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.
(ii) Phân tích và thẩm định khách hàng:
Đây là bước rất quan trọng trong việc QĐTD đối với KHDN, cần thẩm định đầy đủ: Tư cách pháp lý và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý của khách hàng; tính pháp lý của dự án đầu tư; mục đích cấp tín dụng; tình hình tài chính và tình hình hoạt động SXKD của khách hàng; tính khả thi của phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng; khả năng trả nợ của khách hàng; tài sản đảm bảo cho GHTD và các nội dung cần thiết khác.
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2020-2019 38 (iii) Quyết định tín dụng và ký hợp đồng
Căn cứ trên kết quả thẩm định, cấp có thẩm quyền sẽ đưa ra QĐTD đối với khách hàng. QĐTD bao gồm quyết định về số tiền cấp tín dụng, phương thức cấp tín dụng, thời gian cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm, các điều kiện và điều khoản tín dụng khác.
Trong trường hợp quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố với khách hàng, công chứng và đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo (nếu có).
(iv) Cấp tín dụng
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký kết, nhu cầu và đề xuất của khách hàng, ngân hàng tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng.
(v) Kiểm tra và kiểm soát
Ngân hàng cần phải giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng đồng thời kiểm tra định kỳ tình hình tài chính, SXKD, định kỳ kiểm tra và định giá lại TSBĐ. Căn cứ tình hình thực tế, ngân hàng sẽ đưa ra hành động tín dụng phù hợp.
(vi) Thu nợ
Ngân hàng theo dõi nguồn thu từ phương án SXKD của khách hàng và đốc thúc khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng ngay khi có nguồn thu hoặc khi đến hạn trả nợ. Trường hợp đáo hạn mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán thì ngân hàng phải chuyển nợ quá hạn và thực hiện các phương án xử lý nợ, xử lý TSBĐ.
(vii) Thanh lý hợp đồng
Sau khi khách hàng đã thực hiện chi trả hết nghĩa vụ nợ với ngân hàng, cán bộ tín dụng đối chiếu xác nhận với kế toán, đóng khoản tín dụng và giải chấp TSBĐ, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng.
2.2.3. Thực trạng phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020
a. Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng
> Dư nợ tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại Vietinbank trong giai đoạn 2017 — 2020:
39
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng của KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank giai đoạn 2017 - 2020
Dư nợ tín dụng DN ngành chăn nuôi 8.074 9.318 12.252 16.209 32,30% Tổng dư nợ tín dụng KHDN tại VietinBank 837.180 888.216 953.178 1.027.542 7,80% Tỷ trọng dư nợ tín dụng DN ngành chăn nuôi 0,96% 1,05% 1,29% 1,58% -
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VietinBank trong giai đoạn 2017 - 2020)
Đối với các DN ngành chăn nuôi, VietinBank chủ yếu cấp tín dụng theo phương thức cho vay ngắn hạn (mục đích để thanh toán tiền mua con giống, TĂCN), phát hành thư tín dụng L/C, bảo lãnh nhận hàng (nhập mua con giống từ nước ngoài) để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động SXKD. Dư nợ cho vay chiếm hầu hết dư nợ tín dụng trong khi số dư L/C, bảo lãnh vẫn chỉ ở mức khiêm tốn.
Hiện nay dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản tại VietinBank còn tương đối thấp, chỉ đạt khoảng trên 4% trên tổng dư nợ các năm. Trong đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng của các KHDN ngành chăn nuôi trên tổng dư nợ tín dụng toàn bộ KHDN tại VietinBank trong các năm vừa qua chỉ duy trì ở mức thấp khoảng 1 - 1,6%. Một phần dư nợ tín dụng DN ngành chăn nuôi được phân vào nhóm ngành gia công, chế biến tuy nhiên còn tương đối nhỏ, không đáng kể.
Dư nợ tín dụng của các KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank trong giai đoạn 2017-2020 có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm, đến cuối năm 2020 tăng trưởng trên 30% so với cuối năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn hàng. Đây là kết quả tất yếu của xu hướng chú trọng hơn vào ngành hàng chăn nuôi tại Việt Nam trong thời gian qua, cùng với đó là các chính sách khuyến khích phát triển tín dụng đối với các KHDN hoạt động trong lĩnh vực này.
40
> Phân loại dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại Vietinbank theo kỳ hạn:
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank
phân theo kỳ hạn giai đoạn 2017 - 2020
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VietinBank trong giai đoạn 2017 - 2020)
Hiện nay DN ngành chăn nuôi chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vào vốn lưu động hàng năm. Dư tín dụng ngắn hạn của các KHDN chăn nuôi tại VietinBank thời điểm cuối năm 2020 đạt trên 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng trên 40% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng khoảng 71% so với tổng dư nợ của các KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank.
Có thể thấy tỷ lệ vay vốn ngắn hạn của các DN chăn nuôi luôn chiếm khoảng 60 - 70% nhu cầu vốn của các DN tại VietinBank. Trong năm 2018, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn - dài hạn tương ứng là 62% - 38% cho thấy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trên tổng dư nợ tín dụng của nhóm KHDN này giảm nhẹ so với các năm khác, nguyên nhân là do năm 2017 xảy ra cuộc khủng hoảng mạnh về giá thịt lợn, nhiều doanh nghiệp hạn chế tái đàn, giảm vay vốn ngân hàng để tiết kiệm chi phí nên dư nợ tín dụng có sự sụt giảm trong ngắn hạn.
Dư nợ trung dài hạn tại VietinBank của tất cả các KHDN ngành chăn nuôi qua các năm 2017 - 2018 chỉ duy trì mức khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, đến năm 2019 -
Khu vực Dư nợ KHDN chăn nuôi Dư nợ KHDN VietinBank
41
2020 đạt khoảng hơn 4.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn.
Do rào cản gia nhập ngành còn tương đối khó khăn, nhiều DN còn khá e dè trong việc đầu tư, nguồn vốn đầu tư không lớn, chủ yếu đầu tư kinh doanh trong ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, chủ yếu là các DN đầu tư nhà máy TĂCN, hoặc đầu tư trang trại chăn nuôi, tổng vốn đầu tư ban đầu phần lớn cũng ở mức khiêm tốn, quy mô công suất nhỏ.
Với các công ty sản xuất và kinh doanh TĂCN, việc kinh doanh thương mại, nhập mua TĂCN đã phối trộn sẵn và phân phối tới thị trường trong nước sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cao hơn, vòng quay vốn nhanh hơn, hồ sơ chứng từ giải ngân đơn giản hơn so với việc nhập mua nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau, đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất TĂCN.
Với các DN đầu tư trang trại chăn nuôi, họ chủ yếu vay vốn trung dài hạn để đầu tư chi phí chuồng trại, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi nhập mua từ nước ngoài, tuy nhiên mới chỉ dừng ở quy mô nhỏ, chỉ khoảng dưới 1.000 tỷ đồng. Tương tự, các DN đầu tư nhà máy sản xuất cũng chỉ dừng ở mức quy mô công suất nhỏ, một số dự án vốn lớn đã đầu tư từ nhiều năm trước, đến nay cũng chỉ có nhu cầu thay mới, sửa chữa cục bộ.
Một nguyên nhân khác là có nhiều DN chưa được VietinBank cấp tín dụng do vướng nhiều điều kiện như: DN mới thành lập hoặc hoạt động kinh doanh ban đầu chưa hiệu quả, chưa đáp ứng điều kiện về XHTD, TSBĐ không đầy đủ, không mua bảo hiểm cho tài sản, ....
Vì vậy, các công ty chăn nuôi này chủ yếu sử dụng vốn tự có, vốn huy động khác (thường vay vốn công ty mẹ, các công ty khác trong cùng tập đoàn với lãi suất thấp) để đầu tư dự án ban đầu. Các DN chủ yếu chỉ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại các TCTD để bổ sung vốn lưu động hàng năm tài trợ cho việc nhập mua TĂCN (chiếm tới trên 60% chi phí lưu động hàng năm) và các chi phí khác như thuốc thú y, trả lương nhân công, ...
> Phân loại dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại
Vietinbank theo khu vực:
42
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng của các KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank phân theo khu vực năm 2018 - 2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trung du miền núi
phía Bắc 933 1.227 1.620 84.422 91.289 102.754
Đồng bằng sông Hồng 1.42 8
1.917 2.580 245.741 265.727 164.407 Bắc Trung Bộ, Duyên
hải miền Trung 61.11 1.467 1.944 116.643 126.130 123.305
Khu vực Tây Nguyên 1.55
1 2.004 2.607 83.698 90.505 164.407 Đông Nam Bộ 1.86 6 2.451 3.243 257.682 278.638 205.508 Đồng bằng sông Cửu Long 2.42 4 3.186 4.215 100.030 100.889 267.161 Tổng cộng 9.31 8 12.252 16.209 888.216 953.178 1.027.542
(Nguồn: Báo cáo phân tích nội bộ do VietinBank ban hành năm 2020)
Từ bảng trên cho thấy, năm 2020, dư nợ tín dụng của nhóm KHDN này tại đồng bằng sông Cửu Long đạt mức cao nhất là 4.215 tỷ đồng, mỗi khu vực đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có dư nợ tín dụng của nhóm KHDN này đạt khoảng trên 2.500 tỷ đồng, còn lại dư nợ tại mỗi khu vực trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung vẫn duy trì ở mức dưới 2.000 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại khu vực đồng bằng sông Hồng tại thời điểm cuối năm 2020 so với đầu năm đạt khoảng 35%, dẫn đầu so với các địa phương khác.
Nguyên nhân là do các khu vực này có nhiều lợi thế về nông nghiệp, nhiều DN hoạt động trong ngành chăn nuôi. Tại các khu vực này có các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với mạng lưới chi nhánh VietinBank lớn, HĐKD hiệu quả, uy tín và có hạn mức tín dụng dồi dào đáp ứng được nhu cầu của KHDN.
43
Đơn vị: %
16%
■Trung du mièn núi phía Bắc
■Đồng bằng sông Hòng
■BicTrung Bộ vá Duyén hãi miền Trung
■Khu vực Tây Nguyên
■Oong Nam Bộ
■Đông bằng sông cửu Long
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ tín dụng KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank phân theo khu vực năm 2020
(Nguồn: Báo cáo phân tích nội bộ do VietinBank ban hành năm 2020)
Trong năm 2020, tỷ trọng dư nợ tín dụng nhóm KHDN ngành chăn nuôi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 26%, khu vực Đông Nam Bộ chiếm 20%, theo sau đó là khu vực Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên đều chiếm tỷ trọng 16% tổng dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng này tại VietinBank, còn lại là khu vực trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với tỷ
trọng khoảng 10% mỗi khu vực.
> Số liệu cam kết ngoại bảng của các khách hàng doanh nghiệp ngành chăn
nuôi tại VietinBank trong giai đoạn từ 2017 đến nay như sau:
Đơn vị: quy tỷ đồng
Nam2017 Nam2018 Nam∣2019 Nam 2020
Biểu đồ 2.3: Số dư cam kết ngoại bảng cuối năm và doanh số cam kết ngoại
bảng của KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank giai đoạn 2017 - 2020
Khu vực Số lượng KHDN chăn nuôi của VietinBank Thị phần KHDN VietinBank Tỷ lệ KHDN quan hệ với VietinBank Tỷ trọng dư nợ ngành chăn nuôi
Trung du miền núi phía Bắc 1.976 22,50% 64,00% 4,90%
Đồng bằng sông Hồng 1.208 21,70% 24,45% 8,95%
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
741 22,81% 20,00% 9,92%
Khu vực Tây Nguyên 889 21,97% 18,00% 13,20%
Đông Nam Bộ 2.038 11,60% 33,00% 7,70%
Đồng bằng sông Cửu Long 4.013 21,10% 50,00% 14,40%
44
Tương tự dư nợ tín dụng, số dư cam kết ngoại bảng (gồm số dư TTTM) của các KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank có sự thay đổi rõ rệt, cuối năm 2017 dư nợ tín dụng còn tương đối thấp, duy trì khoảng gần 300 tỷ đồng và tăng trưởng dần từ năm 2019-2020, đến cuối năm 2020 đạt gần 800 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các ngành nghề khác.
Doanh số cam kết ngoại bảng trong năm 2018 có sự sụt giảm mạnh xuống còn khoảng 1.722 tỷ đồng, giảm 363 tỷ đồng tương đương 17% so với năm 2017. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng dư thừa thịt lợn trong năm 2017 dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu hẹp hoạt động kinh doanh và gặp khó khăn hơn trong việc tái cấp tín dụng. Từ năm 2019 doanh số cấp tín dụng cho nhóm khách hàng này đã tăng trưởng trở lại và đến năm 2020 đạt gần 3 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 70% so với năm 2018.
b. Thu nhập hoạt động tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Biểu đồ 2.4: Thu nhập từ hoạt động tín dụng liên quan đến các KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank giai đoạn 2018 - 2020
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VietinBank trong giai đoạn 2018 - 2020)
Thu nhập hoạt động từ các KHDN ngành chăn nuôi đem lại cho VietinBank trong năm 2020 đạt khoảng 55 tỷ đồng, tăng mạnh khoảng 33% so với 2019 và gần gấp đôi so với năm 2018. Đến năm 2020, thu nhập ngoài lãi từ KHDN ngành chăn nuôi đạt khoảng 10 tỷ đồng, tăng trưởng khá so với các năm trước tuy nhiên vẫn chỉ ở mức thấp so với các nhóm ngành khác đem về cho VietinBank.
45
Do tỷ trọng dư nợ tín dụng còn thấp, nên thu nhập hoạt động đến từ các DN ngành chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng thu nhập từ HĐKD của VietinBank, trong giai đoạn 2018 - 2020 chỉ đạt tỷ trọng khoảng 0,5 - 0,7%.
Thu nhập từ các KHDN ngành chăn nuôi của VietinBank chủ yếu đến từ dư nợ tín dụng, trong khi thu nhập từ các SPDV khác còn tương đối hạn chế.
c. Thị phần tín dụng
Bảng 2.7: Thị phần tín dụng của VietinBank đối với nhóm KHDN ngành chăn nuôi phân theo khu vực năm 2020
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 7.789 100% 8.790 100% 11.631 100% 15.42 0 100% Nợ cần chú ý - 0% - 0% - 0% - 0%
Nợ dưới tiêu chuẩn - 0% - 0% - 0% - 0%
Nợ nghi ngờ - 0% - 0% - 0% - 0% Nợ có khả năng mất vốn - 0% - 0% - 0% - 0% Tổng 7.789 100% 8.790 100 % 11.631 100 % 15.42 0 100%
(Nguồn: Báo cáo phân tích nội bộ do VietinBank ban hành năm 2020)
Có thể thấy, thị phần của VietinBank trên toàn quốc chiếm khoảng 20%, thuộc top 4 ngân hàng có thị phần lớn nhất. Số lượng KHDN ngành chăn nuôi có quan hệ với VietinBank đạt trên 10 nghìn khách hàng, khoảng gần 1/3 so với cả nước, trong đó số lượng khách hàng tập trung nhiều tại khu vực trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Với uy tín và vị thế của mình, VietinBank luôn là một trong những ngân hàng được khách hàng tin tưởng. Ngoài ra, VietinBank cũng có nhiều chính sách hấp dẫn, như các gói lãi suất cố định cho vay trung dài hạn, các gói tín dụng ngắn hạn, nhiều SPDV tiện ích tăng thêm.
Vì vậy nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn Hoà Phát, Sungroup, Mavin Group, 46
... khi lấn sân sang mảng chăn nuôi, đặc biệt là nhiều tập đoàn có thành lập mới DN SME để đầu tư trang trại chăn nuôi đã đề xuất cấp cam kết tài trợ vốn và cấp tín dụng tại VietinBank, duy trì số lượng KHDN ngành chăn nuôi quan hệ với VietinBank tương đối lớn so với các TCTD khác.
Tuy nhiên tỷ lệ các KHDN có quan hệ với VietinBank và tỷ trọng dư nợ của VietinBank so với các TCTD khác tại từng khu vực có nhiều khác biệt.
Tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tỉ lệ % số lượng KHDN tại khu vực sử dụng SPDV của VietinBank là 64%, cao hơn nhiều so với các khu vực khác, nhưng tỷ trọng dư nợ chỉ đạt 4,9% , còn lại chủ yếu là khách hàng có quan hệ tiền