Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 69)

Những hạn chế còn tồn tại

Nhìn chung, hoạt động cấp tín dụng cho các DN ngành chăn nuôi tại VietinBank còn tương đối hạn chế.

Có thể thấy trong các năm 2017 - 2020, dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại VietinBank còn tương đối thấp, chiếm tỷ trọng cũng rất thấp trên tổng dư nợ tín dụng toàn hàng.

Dư nợ ngành này của Vietinbank chủ yếu tập trung ở các DN SME, là công ty con của các tập đoàn lớn, như vậy lượng KH mới và đang quan hệ tuy nhiều, nhưng chủ yếu vẫn phát triển trên nền móng cũ, ít có KH thực sự là những DN mới thành lập và gia nhập ngành.

Nguyên nhân của những hạn chế

> Nguyên nhân bên ngoài

- Ngành chăn nuôi Việt Nam chưa thực sự vững mạnh, các năm vừa qua liên tục gặp khó khăn thách thức, dễ bị thương tổn, nhiều DN không thể trụ vững dẫn đến suy thoái hoặc phá sản.

- Giá cả sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn biến động liên tục.

Cụ thể, trong các tháng đầu năm 2017, thị trường Trung Quốc đột ngột cấm nhập khẩu thịt heo, khiến Việt Nam gặp cuộc khủng hoảng dư cung, giá cả thịt heo trên thị trường sụt giảm mạnh. Nhiều người chăn nuôi quy mô nhỏ phải ngưng sản xuất, không đầu tư thêm cho chu kỳ chăn nuôi tiếp theo, thị trường TĂCN giảm 35- 40%, nhiều DN bị ảnh hưởng đầu ra do người chăn nuôi không nhập con giống tái đàn, thị trường bão hòa không tiêu thụ được hết lượng thịt heo dư thừa.

Đỉnh điểm vào tháng 04/2017, giá thịt heo giảm đến 62% so với cuối năm 2016. Các DN chăn nuôi như Masan Nutri-Science, Dabaco, Mitraco,... đều gặp khó. Trong năm 2017, một số DN ngành chăn nuôi mất khả năng trả nợ và các TCTD phải thực hiện cơ cấu nợ để hỗ trợ, đến năm 2018 mới dần khắc phục được hậu quả.

Sang năm 2019, ngành chăn nuôi heo tiếp tục gặp khó khăn do dịch tả lợn châu Phi bùng phát gây thiệt hại nặng nề cho nhiều hộ chăn nuôi trên cả nước.

51

giảm bớt quy mô hoạt động, hạn chế vay vốn ngân hàng để tránh phát sinh thêm chi phí lãi vay, thay vào đó chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (vốn tự có, vốn vay công ty mẹ, vay công ty cùng tập đoàn) để đầu tư, bổ sung vốn lưu động, từ đó giảm bớt giá thành sản phẩm đầu ra để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.

> Nguyên nhân bên trong

• Chủ trương hạn chế rủi ro của ngân hàng:

- Xuất phát từ chủ trương hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, các NHTM nói chung và VietinBank nói riêng đều có quy định nội bộ, các bộ chỉ tiêu, bộ điều kiện cấp tín dụng tương đối chặt chẽ, nhóm ngành chăn nuôi vì vậy chưa được chú trọng và ưu tiên cấp tín dụng. Việc tiếp cận nguồn vốn vay của các DN ngành chăn nuôi cũng tương đối khó khăn, đặc biệt là những DN mới thành lập, năng lực tài chính chưa thực sự tốt, chưa có đầy đủ TSBĐ.

- VietinBank vẫn có chủ trương quan hệ với các tập đoàn lớn, các đối tác lâu năm, hạn chế rủi ro khi quan hệ với các KH nhỏ lẻ mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành.

• về định hướng tín dụng

VietinBank có các công văn định hướng tín dụng chung được ban hành và được cập nhật nếu có thay đổi, thường là mỗi năm một lần, hoặc nửa năm một lần trong giai đoạn thị trường biến động mạnh. Các chi nhánh căn cứ vào công văn định hướng chung để xác định ngành nghề nào được ưu tiên tăng trưởng, hạn chế cấp tín dụng hoặc ứng xử bình thường.

Ngoài ra, các chi nhánh sau khi tổng kết hoạt động cuối quý thường họp giao ban và có các kết luận chỉ đạo về hoạt động tín dụng sắp tới, mục tiêu là để đạt được các chỉ tiêu về dư nợ, nguồn vốn, lợi nhuận, ... đã được giao đầu năm.

Như vậy việc định hướng tín dụng hiện nay vẫn thực hiện theo hình thức định hướng chung cho toàn hàng, ít có trường hợp định hướng riêng theo từng thời điểm, từng giai đoạn cho từng ngành hàng.

VietinBank hiện nay đã có bộ công văn quy trình, quy định cho một số ngành hàng đặc thù như bất động sản, bất động sản condotel, bất động sản khu công nghiệp, ngành y tế, xây lắp, xử lý rác thải, điện mặt trời, điện gió, . và có các công văn chỉ đạo đột xuất để định hướng riêng với những nhóm ngành đặc thù như bất

52

động sản, hoặc trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Hiệp định thương mại Tự do EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, ảnh hưởng của dịch Covid- 19 lan rộng ra toàn cầu.

Tuy nhiên với những ngành hàng chiếm tỷ trọng dư nợ nhỏ như ngành chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng, vận tải, ... thì chưa được chú trọng định hướng. Điều này có thể dẫn đến trường hợp cán bộ thẩm định KHDN ngành chăn nuôi căn cứ theo công văn định hướng tín dụng đã ban hành từ đầu năm, nhưng trên thực tế tại thời điểm gần cuối năm thị trường đã có biến động mới và cần có định hướng tín dụng cập nhật hơn.

• Còn nhiều hạn chế về quy định, quy trình nội bộ:

VietinBank thường xuyên cập nhật các quy trình, quy định nội bộ về việc cấp tín dụng cho KHDN, đặc biệt là sau khi chuyển đổi CORE năm 2017, hầu như các quy trình, quy định đều có phiên bản cập nhật phù hợp với hệ thống mới.

Tuy nhiên việc đăng tải và truyền thông văn bản đến toàn thể cán bộ còn nhiều hạn chế như:

- Tồn tại nhiều kênh đăng tải và truyền thông: Hiện nay VietinBank đang có nhiều trang thông tin cùng đăng tải văn bản, mẫu biểu. Văn bản chính sách và văn bản biểu mẫu liên quan có thể được đăng tải trên các trang web nội bộ khác. Một số trường hợp có gửi email cập nhật tới cán bộ tuy nhiên phần lớn trường hợp cán bộ cần tự đăng nhập vào các trang web nội bộ để biết được có cập nhật.

- Các phòng ban ban hành văn bản tự đăng tải bản scan văn bản, ít trường hợp đăng tải file word dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tra cứu.

- Việc sắp xếp văn bản chính sách và biểu mẫu chưa thực sự khoa học theo hình thức cây thư mục. Văn bản chính sách được sắp xếp theo thứ tự thời gian, chưa chú trọng việc phân loại thành từng nhóm theo chủ đề. Ngoài ra một số văn bản mang tính thông báo và tạm thời như lãi suất tiền vay, tiền gửi, không được phân loại và hiện thị theo mục riêng, do đó cán bộ gặp khó khăn khi muốn tìm kiếm công văn trong quá khứ, theo dõi xu hướng lãi suất và định hướng của VietinBank trong từng thời kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53

đánh máy khi đăng tải, nên cán bộ không thể tra cứu theo tên văn bản.

• về báo cáo ngành chăn nuôi phục vụ thẩm định

Với tình hình thị trường có nhiều biến động, cán bộ cần có những thông tin đánh giá thị trường cập nhật liên tục và nắm bắt được định hướng tín dụng tại thời điểm cấp tín dung.

Trên thực tế, việc xây dựng bộ báo cáo ngành hàng còn nhiều thiếu sót và chậm trễ. Báo cáo một số ngành hàng thường được tổng hợp tương đối chậm, báo cáo của năm T thường được đăng tải khi đã gần hết năm T+1, một số ngành không có báo cáo chi tiết. Vì vậy việc thẩm định khách hàng phụ thuộc nhiều vào nghiệp vụ chuyên môn, khả năng tìm kiếm thông tin của mỗi cá nhân cán bộ tín dụng. Trong trường hợp chi nhánh khác có khách hàng làm ngành hàng tương tự, sẽ không tận dụng được kết quả thẩm định của những chi nhánh khác đã tìm hiểu, do đó gây ra lãng phí thời gian và công sức nếu cùng thẩm định những thông tin trùng lặp.

Đối với thông tin về tình hình cấp tín dụng của chi nhánh, hiện nay VietinBank vẫn áp dụng cách báo cáo thủ công: thông qua phòng Tổng hợp tại mỗi chi nhánh làm đầu mối yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ thực hiện nhập báo cáo trên file excel, trụ sở chính tiếp nhận các số liệu thống kê, báo cáo ban lãnh đạo, từ đó đề ra định hướng cụ thể và chỉ thị với các chi nhánh.

• Thiếu sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa Trụ sở chính và giữa các chi nhánh

Hiện nay VietinBank chưa có diễn đàn chia sẻ một cách hiệu quả những thông tin, kinh nghiệm giữa Trụ sở chính và giữa các chi nhánh, việc tra cứu bài học kinh nghiệm của chi nhánh khác là tương đối khó khăn, do đó nhiều trường hợp một chi nhánh dễ vấp phải những khó khăn, vướng mắc trùng lặp mà chi nhánh khác đã gặp phải.

54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn này đã nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại VietinBank trong giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể là:

> Đánh giá về thực trạng ngành chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay

> Phân tích thực trạng tình hình phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại VietinBank

> Căn cứ vào thực trạng trên để đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác phát triển tín dụng đối với các KHDN ngành chăn nuôi của VietinBank, tìm hiểu được những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Những phân tích, đánh giá trên chính là cơ sở để học viên đưa ra những giải pháp phát triển tín dụng đối với các DN ngành chăn nuôi tại VietinBank và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan tại Chương 3 của Luận văn này.

55

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.1.1. Định hướng phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam

Ngày 06/10/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 tại Quyết định 1520/QĐ-TTg. Chiến lược đề ra mục tiêu “tăng trưởng giá trị sản xuất” trong các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030. Định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 cho thấy chăn nuôi nước ta sẽ “phát triển theo hướng trang trại công nghiệp,

chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Đến năm 2045, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

Ngày 27/01/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, trong đó đề ra mục tiêu xây dựng và phát triển khoảng 200 DN ứng dụng KH-CN cao tham gia chuỗi liên kết trong việc sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Như vậy, Việt Nam đã có những định hướng rõ ràng và đề ra những chiến lược cải tiến ngành nông nghiệp, trong đó bao gồm việc ủng hộ phát triển những DN chăn nuôi ứng dụng KH-CN cao trong giai đoạn sắp tới, trước mắt là đặt mục tiêu 10 năm đến năm 2030, và xa hơn là đến 2045. Điều này rất cần đến sự góp sức của mọi thành phần liên quan, bao gồm cả các TCTD trong việc tài trợ nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp.

Do đó, VietinBank cũng cần xác định rõ mục tiêu cần phát triển tín dụng đối với các DN ngành chăn nuôi trong những năm sắp tới, tập trung trong giai đoạn 2020 - 2030, nhằm tích cực hỗ trợ cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và đầu tư ứng dụng KH-CN có hiệu quả.

3.1.2. Dự báo xu hướng ngành chăn nuôi

Để phát triển tín dụng đối với các DN thuộc nhóm ngành chăn nuôi, trước hết VietinBank cần có chính sách và bộ phận chuyên môn đánh giá thị trường và nhận biết dự định đầu tư của các KHDN, đặc biệt là các tập đoàn có nguồn vốn lớn và có

56 định hướng phát triển đa ngành nghề.

Từ đó ngân hàng có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để đề ra định hướng tín dụng hợp lý cũng như chủ động tư vấn các SPDV phù hợp trong từng giai đoạn đặc thù. Cụ thể là cần dự báo khách hàng sẽ đầu tư vào riêng lĩnh vực trang trại chăn nuôi, hay thực hiện đầu tư theo mô hình 3F; khách hàng dự kiến sẽ đầu tư đồng bộ ngay lập tức hay có lộ trình đầu tư đối với từng mảng TĂCN - trang trại - chế biến; khách hàng kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu hay chỉ giao dịch trong nước.

3.2. Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp ngành chăn nuôi tạiNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

3.2.1. Xây dựng và truyền thông định hướng phát triển tín dụng đối với doanhnghiệp ngành chăn nuôi nghiệp ngành chăn nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VietinBank cần có định hướng tín dụng rõ ràng và cụ thể từ nay đến năm 2030 để hỗ trợ phát triển tín dụng đối với KHDN ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng các KHDN SME, đây là nhóm khách hàng tiềm năng, tuy nhiên có khó khăn do thường thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn.

Định hướng cần phải chi tiết đến từng lĩnh vực như kinh doanh/sản xuất TĂCN, đầu tư trang trại chăn nuôi, sản xuất và chế biến sản phẩm chăn nuôi, định hướng với các mảng chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, chăn nuôi gia cầm... dựa trên cơ sở diễn biến thị trường trong từng thời kỳ.

Với từng khu vực, VietinBank cần có những định hướng phát triển tín dụng rõ ràng cho các Chi nhánh tại địa phương, ví dụ định hướng nên tìm kiếm và quan hệ với KHDN chăn nuôi lợn/bò/gà, DN sản xuất TĂCN, hay DN chế biến, phân phối sản phẩm ... phù hợp với đặc thù kinh tế, điểm mạnh, điểm yếu của từng vùng miền.

Việc truyền thông định hướng tín dụng cần được quan tâm, đảm bảo các cán bộ tín dụng dễ dàng truy cập, nắm bắt nhanh chóng định hướng tín dụng, từ đó tìm kiếm khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng, ứng xử tín dụng phù hợp với định hướng của từng giai đoạn.

3.2.2. Nhóm giải pháp cải thiện quy định, quy trình nội bộ3.2.2.1. Giải pháp phát triển và mở rộng thị trường 3.2.2.1. Giải pháp phát triển và mở rộng thị trường

57

Căn cứ trên định hướng tín dụng kịp thời và rõ ràng cũng như kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn, VietinBank cần triển khai các giải pháp

phát triển và mở rộng thị trường. Cụ thể là các hoạt động phát triển tập KHDN

ngành chăn nuôi như sau:

> Thành lập bộ phận nghiên cứu và tổng hợp báo cáo chi tiết về diễn biến thị trường ngành chăn nuôi.

Từ đó, VietinBank có thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chuẩn xác về việc cần ưu tiên hay hạn chế đối tượng nào, phạm vi nào; tổng hạn mức tín dụng đối với ngành hàng này là bao nhiêu; tập trung phát triển các chỉ tiêu như lãi suất, phí, lợi ích mà khách hàng đem lại, .... Điều này giúp cho các chi nhánh, các cán bộ tín dụng có thể nắm bắt được chủ trương và kế hoạch cụ thể của từng giai đoạn và dễ dàng tìm kiếm KHDN ngành chăn nuôi đang có nhu cầu cũng như những điều kiện thỏa mãn các quy định của VietinBank.

> Mạnh dạn mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các khu vực có nhiều tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi

Việc VietinBank mở rộng các kênh phân phối là rất cần thiết, nhằm dễ dàng tiếp cận các KHDN có tiềm năng phát triển hoặc đã có trang trại, nhà máy ở trong cùng khu vực và đang có nhu cầu về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 69)