Thực trạng ngành chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 49 - 52)

Điểm mạnh của ngành hàng

35

chăn nuôi nhờ những lợi thế về địa hình, khí hậu, giống vật nuôi đa dạng. Thị trường tiêu thụ thực phẩm trong nước cũng tương đối tiềm năng với số dân đông, tốc độ gia tăng dân số nhanh.

Nhiều sản phẩm chăn nuôi đã khẳng định được chất lượng và thương hiệu trong các năm gần đây, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu và được thị trường quốc tế đón nhận như: thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến,...

Trong các năm qua, Việt Nam đã dần chú trọng hơn đến việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại công nghiệp, đầu tư theo mô hình 3F và xây dựng chuỗi liên kết khép kín. Có thể kể đến một số DN tại Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện đầu tư theo mô hình 3F như:

- CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam đứng đầu trong số các DN chăn nuôi heo, gia cầm, chế biến, phân phối sản phẩm hiện nay;

- CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam đầu tư trang trại giống gà, lợn từ năm 1997, đầu tư dây chuyền nhà máy sản xuất TĂCN cho gia súc, gia cầm, thủy sản và chiếm thị phần trong top 10 DN sản xuất TĂCN lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra Dabaco có dây chuyền giết mổ gà, xưởng giết mổ lợn để chế biến sản phẩm tươi sống cung ứng cho thị trường;

- Tập đoàn TH True Milk đầu tư các dự án trang trại chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại các tỉnh Nghệ An, Hà Giang và trong tương lai là tại Thanh Hóa, Phú Yên, Sóc Trăng;

- Tập đoàn Masan, Tập đoàn Hòa Phát là các tập đoàn lớn tiếp tục gia nhập lĩnh vực chăn nuôi, hiện đã đầu tư nhà máy sản xuất và chế biến TĂCN, thành lập các Công ty con chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm và trong tương lai có dự định đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm ...

Điểm yếu của ngành hàng

Tuy nhiên đến nay, ngành chăn nuôi ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và thường xuyên gặp nhiều khó khăn như:

- Nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi trong nước không đáp ứng được nhu cầu, còn phải phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu, từ con giống, TĂCN đến thuốc thú y, khiến giá thành vật nuôi bị đẩy lên cao. Thị phần của các công ty cung ứng TĂCN

36

chủ yếu thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các DN liên doanh, với hơn 60% tổng sản lượng TĂCN sản xuất ra, còn các DN nội địa dù đông quân số nhưng chỉ chiếm khoảng 40% thị phần.

- Quy hoạch chăn nuôi ở một số nơi vẫn chưa thực sự hợp lý với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là các nông hộ nhỏ lẻ tham gia vào chăn nuôi, gần đây có xu hướng tăng chăn nuôi trang trại nhưng đa phần là tự phát. Điều này khiến khả năng áp dụng KH-CN vào quy trình sản xuất gặp khó khăn, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giống vật nuôi của Việt Nam chưa cao.

- Ngành chăn nuôi nước ta thường xuyên gặp khó khăn khi phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm trên diện rộng, như bệnh lở mồm long móng với trâu, bò, lợn; dịch lợn tai xanh; dịch cúm gia cầm và đỉnh điểm là dịch tả lợn châu Phi xảy ra năm 2019.

- Đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi còn chưa vững chắc. Trong thời gian tới, khi các Hiệp định kinh tế EVFTA, CPTPP có hiệu lực, các sản phẩm chăn nuôi nước ngoài được hưởng ưu đãi thuế thấp có thể tràn vào thị trường nội địa, DN Việt phải cạnh tranh trực tiếp trên sân nhà. Ở chiều xuất khẩu, các thị trường nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn tương đối hạn chế. Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác Trung Quốc, tuy nhiên thời gian qua thị trường này thường xuyên có những diễn biến khó lường gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi Việt Nam. • Đóng góp của ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế và ý nghĩa của việc phát triển cho vay đối với ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi hiện nay đang cung cấp nguồn sản phẩm hàng hóa cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngành chăn nuôi không chỉ cung cấp thực phẩm cho con người, mà còn cung cấp đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp khác.

Theo Cục chăn nuôi, đến năm 2020, sản lượng sản phẩm ngành chăn nuôi như sau: Sản lượng thịt lợn hơi đạt khoảng 3,46 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2019.Sản lượng thịt gia cầm hơi các loại đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%, sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019. Sản lượng thịt bò hơi đạt khoảng 372,5 ngàn tấn, tăng khoảng 4,8%, so với năm 2019. Giá trị sản xuất chăn nuôi cả năm 2020 khoảng hơn 9.300 tỷ đồng, tăng khoảng 3,9% so với năm 2019. Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam năm 2020 đạt

Lập hồ sơ - > φ f 1 Phân tích và thẩm định * Quyết định tín dụng và ký hợp đồng * Cấp tín dụn g φ Kiểm tra kiểm soát S______ > φ --- ' Thu nợ * rX Thanh lý hợp đồng 37

khoảng 300 triệu USD.

Hiện nay, ngành chăn nuôi cùng với trồng trọt đang là ngành kinh tế sản xuất chính của nông nghiệp Việt Nam. Trồng trọt giúp cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, còn chăn nuôi cung cấp phân bón hữu cơ, sức kéo cho ngành trồng trọt. Việc cân đối phát triển cả chăn nuôi và trồng trọt sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra ngành chăn nuôi đang tạo ra công ăn việc làm cho nông dân và giúp tăng thêm thu nhập bên cạnh việc trồng trọt.

Như vậy, việc phát triển ngành chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế bền vững, điều này cho thấy sự quan trọng trong việc phát triển tín dụng đối với ngành chăn nuôi nói chung cũng như đối với các DN chăn nuôi nói riêng.

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 49 - 52)