Một số kiến nghị với các bên liên quan nhằm phát triển tíndụng đối vớ

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 88)

các doanh nghiệp ngành chăn nuôi

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

VietinBank cần dựa trên những định hướng cụ thể trong từng thời kỳ của Chính phủ đề ra để phát triển tín dụng cho nhóm KHDN ngành chăn nuôi. Như vậy, việc Chính phủ có những mục tiêu cụ thể, cơ cấu ngành hợp lý là rất quan trọng: > Chính phủ cần tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quả định hướng, mục tiêu đã đề ra về việc tái cơ cấu giống vật nuôi theo hướng giảm dần cơ cấu chăn nuôi lợn, tăng chăn nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ theo hình thức trang trại, ứng dụng KH- CN cao.

> Chính phủ cần có những biện pháp hợp lý nhằm cân đối cung cầu thị trường giúp cho không chỉ DN mà cả người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Cần có chính sách thiết thực nhằm quy hoạch diện tích trồng lương thực, xen canh hoa màu khác làm nguồn nguyên liệu để làm TĂCN, đảm bảo đầy đủ đầu vào cho ngành chăn nuôi, giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu có giá thành đắt đỏ.

> Phát triển chuỗi giá trị ngành chăn nuôi trong đó khuyến khích các DN chăn nuôi tiếp tục tham gia chuỗi liên kết với vai trò hạt nhân, từ nhà cung cấp dịch vụ đầu vào (con giống, thuốc thú y, TĂCN), đến phát triển các nhà máy giết mổ, chế biến hiện đại và các đơn vị phân phối bán lẻ. Chuỗi liên kết này sẽ giúp tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng, truy xuất được nguồn gốc và đầu ra.

> Cần xác định đặc trưng, lợi thế của từng khu vực vùng miền để tập trung nguồn lực cho sản xuất TĂCN hay làm trang trại chăn nuôi, khuyến khích các mô hình liên kết chuỗi với các mắt xích gần nhau để giảm thiểu chi phí và những rủi ro về vận chuyển cũng như dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.

Căn cứ điều kiện, thế mạnh cụ thể từng khu vực, Chính phủ có thể đề ra những phương thức SXKD và những mô hình liên kết phù hợp. Chính phủ có thể cân nhắc một số lợi thế của từng khu vực, vùng miền như sau:

- Khu vực trung du và miền núi phía Bắc:

Khu vực này bao gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, với trung tâm Khu vực là thành phố Thái Nguyên.

70

Đây là khu vực có diện tích lớn thứ hai cả nước nhưng dân cư thưa thớt, nhiều dân tộc thiểu số. Đây là vùng có tiềm năng lớn về kinh tế biên mậu nhờ đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc và Lào.

Khu vực này khí hậu tương đối phức tạp, khắc nghiệt, nhiều sương giá, tuy nhiên bù lại có nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên, thích hợp phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.

- Khu vực Đồng bằng sông Hồng

Bao gồm TP. Hà Nội cùng các tỉnh thành lân cận.

Đây là khu vực có diện tích chăn nuôi heo, nuôi trồng thủy sản lớn nhờ lợi thế đất đai màu mỡ, truyền thống nông nghiệp lâu đời. Vì vậy, khu vực này cần ưu tiên phát triển vùng lương thực làm nguyên liệu sản xuất TĂCN; chăn nuôi với quy mô lớn; áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo các giống vật nuôi chất lượng cao; phát triển các tiểu ngành phụ trợ phục vụ chế biến và bảo quản sản phẩm chăn nuôi.

- Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Đây là khu vực rộng nhất cả nước, mật độ dân số cao, có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nhiều tiềm năng về rừng và biển, thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Ngoài ra, khu vực này có hệ thống các cảng biển nước sâu rất thuận lợi cho xuất nhập khẩu, có tiềm năng phát triển kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại khu vực này.

- Khu vực Tây Nguyên

Gồm các tỉnh thành phố trực thuộc Tây Nguyên, có diện tích đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, đất đen, đất phù sa thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhiều loài động thực vật quý hiếm, rất thuân lợi để phát triển ngành nông nghiệp đa dạng. Nhờ có diện tích đất rừng lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào, Tây Nguyên có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn như lợn, bò, trâu, gia cầm, dê, thỏ, cá, ong...

- Khu vực Đông Nam Bộ

Khu vực Đông Nam Bộ gồm các tỉnh/TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, ... là khu vực tập trung nhiều đô thị, giáp đồng bằng sông Cửu Long, giáp biển Đông và Campuchia, có cửa khẩu Tây Ninh giao thương với Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Do đó, Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều dự án đầu tư, dân cư đông đúc.

71

Vì vậy đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thực phẩm rất cao, không chỉ để phục vụ tiêu dùng của dân cư đô thị mà còn để cung cấp cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Nằm ở vùng cực nam của Việt Nam, khu vực này có diện tích đất phù sa lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Ngoài ra, khu vực này nằm ở trung tâm khu vực ASEAN, dân cư tập trung đông nhất Việt Nam, lượng lao động ngành nông nghiệp rất lớn, còn nhiều dư địa để phát triển ngành chăn nuôi và phân phối các sản phẩm chăn nuôi.

3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Cơ quan liên quan

3.3.2.1. Biện pháp cải thiện yếu tố đầu vào

Các Bộ, Cơ quan liên quan cần xây dựng bộ phận tập hợp các chuyên gia chuyên nghiên cứu sự biến động của thị trường để xây dựng các kịch bản ứng phó phù hợp khi giá sản phẩm chăn nuôi biến động.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho các DN, hộ chăn nuôi tham gia vào ngành nhằm đa dạng hóa nguồn cung trên thị trường, tăng tính cạnh tranh.

Các cơ quan có thẩm quyền, các hiệp hội, các hợp tác xã có thể phối hợp tổ chức các chương trình tăng cường tập huấn, mời chuyên gia nước ngoài, tổ chức các hội thảo, chuyển giao KH-CN, tuyên truyền lợi ích chăn nuôi an toàn sinh học cho người chăn nuôi và các DN đang hoặc có dự định đầu tư vào ngành chăn nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ NN & PTNT cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học đối với nguồn con giống nhập khẩu vào nước ta, đảm bảo giữ gìn nguồn gen quý có sẵn đồng thời tránh đem sinh vật gây hại, lây bệnh cho con giống trong nước.

Để kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, các cơ quan thanh tra, kiểm tra cần thường xuyên kiểm tra an toàn vệ sinh tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến. Việc lập các chốt kiểm dịch tại các cửa khẩu và giữa các vùng dịch là rất cần thiết.

72

Sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra cần hướng tới chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, do đó Bộ NN & PTNT cần giám sát tồn dư kháng sinh, hóa chất, đảm bảo sản phẩm không gây hại tới con người cũng như tới môi trường.

Bộ NN & PTNT nên có chính sách khuyến khích các DN đầu tư chế biến sâu. Các chính sách có thể bao gồm chương trình liên kết với các nước tiên tiến, mời chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao KH-CN chế biến, hoặc các chính sách ưu đãi về thuế, phí cho các DN chế biến sâu.

Ngoài ra, các địa phương cần chú ý khâu chế biến và phân phối, tạo thói quen cho các DN và các cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản thực phẩm sạch, không lạm dụng hóa chất gây hại trong sản phẩm chăn nuôi.

Cần có cơ quan ban ngành xây dựng bộ chỉ tiêu chất lượng cụ thể, rõ ràng để làm căn cứ đánh giá chất lượng sản phẩm chăn nuôi đầu ra. Căn cứ bộ chỉ tiêu này, cùng những giấy phép kiểm định, giấy chứng nhận chất lượng..., DN có thể điều chỉnh phương thức chăn nuôi phù hợp hơn, các TCTD cũng có cơ sở để đánh giá chất lượng đầu ra và khả năng kinh doanh của DN, và người tiêu dùng cũng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.

Bộ Công thương cần có các chương trình xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường như Nhật Bản, EU, Liên bang Nga, Mỹ; xuất khẩu thịt, sữa sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch và ổn định hơn, đảm bảo đầu ra cho các DN ngành chăn nuôi.

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

3.3.3.1. Cải tiến hệ thống dữ liệu về lịch sử giao dịch của doanh nghiệp

Bên cạnh thông tin lịch sử giao dịch có thể tra cứu được từ CIC, NHNN Việt Nam và các Bộ, các cơ quan liên quan nên cân nhắc xây dựng và hoàn hệ thống dữ liệu giao dịch của DN đối với cơ quan thuế, thông tin giao dịch của DN với đối tác, mối liên kết giữa các DN chăn nuôi và các mắt xích khác trong chuỗi liên kết. để giảm tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các TCTD và DN.

Căn cứ trên các thông tin này, các TCTD có thể có thông tin về lịch sử giao dịch, các kênh bán hàng và phân phối, quy mô SXKD, đánh giá được uy tín của KHDN trên thị trường.

73

Hiện tại việc các TCTD đánh giá chấm điểm và XHTD các KHDN còn chủ yếu dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp, thông tin do cán bộ tự thu thập còn tương đối hạn chế do không thể tiếp cận với tất cả các đối tác giao dịch, các cơ quan làm việc với khách hàng. Vì vậy NHNN Việt Nam và các Bộ, các cơ quan liên quan nên có hệ thống đánh giá mức độ uy tín của DN với bộ chỉ tiêu đầy đủ thông tin hơn, đảm bảo yếu tố khách quan và việc XHTD được cập nhật thường xuyên để làm căn cứ tham khảo cho các TCTD.

3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp chăn nuôi

Các DN ngành chăn nuôi cần tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn con giống đầu vào, đảm bảo sản xuất được thông suốt và đầu ra thực sự chất lượng, tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh các loại thịt đông lạnh nhập khẩu đang dần dần có chỗ đứng trên thị trường, thậm chí còn có nhiều ưu thế nhất định so với thịt tươi sản xuất trong nước. Đặc biệt là các DN chăn nuôi lợn cần đảm bảo nguồn giống lợn, phục vụ tái đàn sau khi đã đẩy lùi được dịch tả lợn châu Phi.

Việc đầu tư bài bản, ứng dụng KH-CN cao và định hướng theo mô hình 3F, tham gia chuỗi liên kết là vô cùng hữu ích đối với các DN đầu tư vào ngành chăn nuôi. Vì vậy các DN nên tham gia vào các hiệp hội để tìm kiếm đối tác cũng như học hỏi kinh nghiệm đầu tư, nhận chuyển giao KH-CN để ứng dụng vào mô hình chăn nuôi, mô hình sản xuất của mình.

Trong mọi trường hợp, các DN nên mua bảo hiểm đầy đủ, ưu tiên mua bảo hiểm mọi rủi ro, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cháy nổ. Một số trang trại, nhà máy tại những địa phương có điều kiện tự nhiên đặc thù cũng cần xem xét mua bảo hiểm đặc thù để phòng trừ những trường hợp như mùa mưa lũ, sạt lở, ... Điều này không chỉ giúp tăng XHTD cho các KHDN mà còn giúp đảm bảo an toàn cho chính DN.

Trên hết, các DN cần đề cao việc chăn nuôi, sản xuất bền vững. Cần đảm bảo sản phẩm đầu ra thực sự an toàn, hướng đến đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế vì mục tiêu xuất khẩu, đồng thời luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch đầy đủ. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi cũng rất quan trọng, tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh khu vực sản xuất cũng như trên đường vận chuyển. Ngoài ra quy trình chăn nuôi, giết mổ và chế biến cần hướng đến sự văn minh, các yếu tố nhân đạo đối với vật nuôi.

74

Các DN đầu tư một cách bài bản và đảm bảo đầy đủ các yếu tố này có thể sẽ phát sinh các chi phí, giá thành đầu ra cũng sẽ cao hơn so với việc sản xuất truyền thống, tuy nhiên về lâu dài, sản phẩm của các DN này sẽ dần dần chiếm được lòng tin và thiện cảm của người tiêu dùng khi đời sống đang ngày càng nâng cao, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thậm chí được đón nhận trên thị trường quốc tế.

75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng về tình hình phát triển tín dụng đối với các KHDN ngành chăn nuôi tại VietinBank giai đoạn 2017-2020 đã nêu tại Chương 2, Luận văn tiếp tục tìm hiểu định hướng của Việt Nam và xu hướng của ngành chăn nuôi tới năm 2030, từ đó đề xuất định hướng cho VietinBank tại Chương 3.

Trên cơ sở định hướng cần phát triển tín dụng, học viên đề xuất một số giải pháp cho VieinBank và kiến nghị tới Chính phủ, NHNN Việt Nam, các Bộ và cơ quan liên quan cũng như tới chính các KHDN nhằm hỗ trợ VietinBank phát triển hoạt động tín dụng đối với KHDN ngành chăn nuôi.

76

KẾT LUẬN CHUNG

Việc phát triển ngành chăn nuôi ứng dụng KH-CN cao là vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp hiện nay của Việt Nam, trong đó không thể không tính đến sự cần thiết của việc đầu tư của các DN. Tuy đã có sẵn nhiều lợi thế, nhưng ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, vì vậy các DN ngành chăn nuôi rất cần có sự hỗ trợ không chỉ của Nhà nước, các Bộ, các Cơ quan liên quan, các Hiệp hội, hợp tác xã, mà còn cần đến sự tài trợ của các TCTD để có đủ nguồn vốn tín dụng ổn định và đáng tin cậy.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, học viên đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát

triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động cấp tín dụng cho các KHDN hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi tại VietinBank giai đoạn 2017 - 2020, học viên đã nhận thấy một số tồn tại trong công tác phát triển tín dụng của VietinBank. Từ kết quả nghiên cứu này, học viên đã đề xuất một số giải pháp phù hợp với VietinBank và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền cũng như với các DN ngành chăn nuôi nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để VietinBank phát triển tín dụng.

Trong quá trình thu thập tài liệu, phân tích hoạt động thực tế và tham khảo ý kiến của một số người làm công tác thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng trong lĩnh vực có liên quan, sau khi tổng hợp lại, học viên không tránh khỏi thiếu sót và nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy học viên rất mong tiếp tục nhận được những góp ý quý báu của hội đồng khoa học để nâng cao tính khả thi của các giải pháp cũng như hỗ trợ học viên hoàn thiện luận văn cao học.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015), Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Quận Ô Môn, Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 36.

2. TS. Tô Thiện Hiền (Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) - ThS. Lê Thiên Kim (NHNN Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp), “Mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Vietcombank - Chi

Một phần của tài liệu 1268 phát triển hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi tại NHTM CP công thương VN (FILE WORD) (Trang 88)