Quá trình hình thành vàphát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư

Một phần của tài liệu 1228 phát triển dịch vụ NH bán buôn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 56 - 59)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát nguồn vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Trải qua 62 năm hình thành và phát triển NHĐT&PTVN đã có những tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957 - Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 23/04/2012. Qua các giai đoạn, BIDV Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng tài sản, nguồn vốn và tín dụng hàng năm trên 20%, đến nay BIDV đã có 190 chi nhánh và 850 phòng giao dịch, 1.823 ATM và 34.000 POS trên toàn quốc với gần 25.000 cán bộ.

Từ 01/05/2012, BIDV bắt đầu hoạt động với tư cách của một NHTMCP, đây thực sự là cuộc cách mạng, là sự chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTMNN. Quá trình cổ phần hóa sẽ tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả; Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; Tạo sự thúc đẩy để củng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu.

BIDV Hưng Yên được thành lập vào tháng 2 năm 1997 ngay sau khi tái lập tỉnh

Hưng Yên. Trong quá trình xây dựng và phát triển, BIDV Hưng Yên đã đóng góp một

phần rất quan trọng trong việc đầu tư vốn, phục vụ phát triển kinh tế địa phương, qua

đó BIDV Hưng Yên đã lớn mạnh bậc nhất tỉnh Hưng Yên. Tháng 6.2011 được sự đồng ý của Hội sở chính, BIDV Hưng Yên chính thức tách làm 2 chi nhánh: BIDV Bắc

Hưng Yên và BIDV Thành Phố Hưng Yên. Trụ sở của BIDV Hưng Yên tại Ngã Tư Phố Nối, Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên nay là trụ sở của BIDV Bắc Hưng Yên.

BIDV Bắc Hưng Yên hoạt động trên địa bàn công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc, cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ

đang là chủ đạo. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp dệt may, khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo

Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp

nhỏ Kim Động,... Ngoài ra địa bàn còn có các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch

rất hiện đại và văn minh như: khu Đô thị Ecopark (Văn Giang), khu Đô thị Phố Nối B,

khu Việt kiều, đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trị chính của vùng,...Hoạt động

tài chính ngân hàng trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt với sự góp mặt của 15 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 59 phòng giao dịch chủ yếu tập trung tại huyện Mỹ Hào.

Trong 22 năm qua bản thân BIDV Bắc Hưng Yên đã không ngừng phấn đấu cải tiến phương pháp hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân trên địa bàn. BIDV Bắc Hưng Yên là đơn vị đầu tiên trên địa bàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, và đã nhanh chóng khẳng định được vị trí là một trong những chi nhánh chủ lực của BIDV tại cụm động lực đồng bằng Bắc Bộ.

Đội ngũ hơn 100 cán bộ với 90% cán bộ nhân viên là đoàn viên thanh niên được

đào tạo chính quy tại các trường công lập, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng

động sáng tạo và nhiệt tình trong công tác. Các mảng nghiệp vụ đa dạng, cung cấp nhiều

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 8,44% - Công nghiệp, xây dựng 62,15% -Thương

mại - Dịch vụ 29,41%;

2- Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,5 triệu đồng; 3- Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.750 triệu USD;

4- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 14.450 tỷ đồng (Thu nội địa 11.000 tỷ đồng)

5- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%; tỷ

lệ hộ nghèo còn 2%,; tạo thêm việc làm mới đạt cho 2,5 vạn lao động;

6- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới) đạt kế hoạch 99,4%; 7- Tỷ lệ làng văn hóa, khu phố văn hóa đạt 88,5%, gia đình văn hóa đạt 91%.

(Nguồn: Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020 của UBND tỉnh Hưng Yên).

Với những kết quả đạt được nêu trên, tỉnh Hưng Yên thật sự là một địa bàn hết sức thuận lợi để phát triển các dịch vụ Tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng.

Cùng với sự phát triển của Tỉnh, bản thân BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên đã không ngừng phấn đấu cải tiến phương pháp hoạt động, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân trên địa bàn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hưng Yên

Từ 01/10/2008, Chi nhánh tiến hành hoạt động theo mô hình hiện đại hoá TA2 do Ngân hàng thế giới tài trợ. Mô hình tổ chức của Chi nhánh bao gồm:

+ Ban lãnh đạo: 01 Giám đốc, 03 Phó giám đốc

+ Các phòng ban nghiệp vụ được bố trí thành 05 khối với 13 phòng

Khối quan hệ khách hàng (2 phòng): Phòng khách hàng Doanh nghiệp, Phòng khách hàng Cá nhân.

Khối quản lý rủi ro (1 phòng): Phòng Quản lý rủi ro.

CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng 2018/201 7 Tăng trưởng 2019/201 8 TỔNG TÀI SẢN 3.561.24 8 4.316.23 5 5.320.771 21% 23%

I. Tiền mặt, tiền gửi và các khoản tương đương tiền

36.24 7 24.48 9 29.65 0 -32% 21%

1. Tiền gửi tại NHNN và

các TCTD ____________

2. Chứng khoán đầu tư 3. Các công cụ tài chính phái sinh________________ II. Tổng dư nợ cho vay

ròng 3 3.467.53 5 4.232.11 5.231.943 22% 24%

1. Dư nợ cho vay TCTD 2. Dư nợ cho vay khách hàng____________________ 3.498.08 7 4.289.67 3 5.288.762 23 % 23% 3. DPRR________________ 30.55 57.55 56.81 88 -1% III. Tài sản cố định________ 12.37 0 4 13.71 0 13.04 11% -5%

Khối Quản lý nội bộ (3 phòng): Phòng Tài chính - Ke toán, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Ke hoạch - Tổng hợp.

Khối trực thuộc (3 phòng): Phòng giao dịch Văn Lâm, Phòng giao dịch Khoái Châu, Phòng giao dịch Văn Giang.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên

(Nguồn: Báo cáo cơ cấu tổ chức 2019 của BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên)

Theo mô hình này, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Hưng Yên đảm bảo gọn nhẹ, hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tách bạch các khối chức năng và yêu cầu quản lý rủi ro. Đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý NHTM theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế mà vẫn đảm phù hợp với các quy định của pháp luật, môi trường và tập quán kinh doanh của Việt Nam. Qua đó tạo bước đột phá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung và quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu 1228 phát triển dịch vụ NH bán buôn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w