Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1228 phát triển dịch vụ NH bán buôn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 106)

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được của hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBB đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của toàn chi nhánh. hoạt động kinh doanh

bán buôn của BIDV Bắc Hưng Yên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần tiếp tục nỗ lực khắc phục. hoàn thiện để đưa hoạt động này trở thành hoạt động chủ chốt của ngân hàng. cụ thể:

- Các mảng kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán buôn đều phụ thuộc vào một thiểu số khách hàng. Công tác phát triển khách hàng mới còn hạn chế. nền khách hàng chưa đa dạng. dư nợ tín dụng vẫn tập trung vào một số khách hàng lớn với tỷ trọng cao

Huy động vốn bán buôn tăng trưởng không ổn định qua các năm. Năm 2018 huy động vốn của chi nhánh không thay đổi nhiều so với năm 2017 nhưng đến năm 2019 do có sự cải tiến tốt chiến lược huy động vốn của ban lãnh đạo chi nhánh huy động vốn bán buôn đã tăng ổn định trở lại.

Nền vốn huy động của khối bán buôn phụ thuộc vào một thiểu số khách hàng. Nền vốn huy động khách hàng tổ chức kinh tế vẫn tập trung cao vào một số khách hàng lớn huy động vốn của 20 khách hàng lớn nhất chiếm 20% tỉ trọng nguồn vốn huy động. tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn đặc biệt. Do đó. mức độ ổn định và phụ thuộc vào đối tượng khách hàng này khá lớn. Tiền gửi từ định chế tài chính là các công ty bảo hiểm, KBNN... thường có kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng thiếu tính ổn định và có chiều hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó. nhìn chung thị phần huy động vốn bán buôn của BIDV có chiều hướng sụt giảm do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTMCP khác trong và ngoài địa bàn.

Dư nợ của Chi nhánh cũng tập trung vào một số khách hàng lớn, dư nợ của 10 khách hàng lớn nhất chi nhánh luôn chiếm trên 40% tổng dư nợ điều này dẫn tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh có nguy cơ sụt giảm mạnh. nợ xấu tăng nhanh nếu một trong những khách hàng lớn gặp rủi ro. Dư nợ cho vay công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại Chi nhánh. trong khi các ngành này sẽ chịu tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế. Nền khách hàng chưa thật sự bền vững . cơ cấu khách hàng theo ngành. lĩnh vực cho vay chưa có nhiều chuyển biến: Dư nợ nhóm ngành công nghiệp là nhóm ngành có dư nợ lớn nhất Chi nhánh nhưng đây cũng là nhóm khách hàng luôn có nợ xấu cao nhất.

Ngoài ra. để phản ánh một cách khách quan đánh giá của khách hàng về chất lượng DVNH bán buôn. tiến hành khảo sát thực tế đối với khách hàng là TCKT. Việc khảo sát thực tế giúp cho tác giả có thêm thông tin từ phía khách hàng. để từ đó có kết luận chính xác hơn về chất lượng DVNH bán buôn trên cơ sở tổng hợp và phân tích ý kiến của khách hàng (được thể hiện cụ thể qua Phụ lục 2 - Khảo sát sự đánh giá của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán buôn tại BIDV). Kết quả khảo sát là căn cứ quan trọng giúp đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng DVNH bán buôn ở chương 3.

- Chất lượng tín dụng chưa cao công tác xử lý nợ xấu chưa hiệu quả dẫn đến trích lập dự phòng rủi ro lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của khối bán buôn là yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Dư nợ tín dụng bán buôn liên tục có sự tăng trưởng từ 2.700.639 triệu đồng (77,2%) năm 2017 lên 4.163.179 triệu đồng (78,7%) tại thời điểm 31/12/2019 tuy nhiên chất lượng tín dụng vẫn chưa được cải thiện. nợ xấu nợ quá hạn tăng. tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.48% năm 2017 lên 0.53% năm 2019.

Công tác xử lý nợ xấu. nợ quá hạn. nợ hạch toán ngoại bảng chưa hiệu quả. tiến độ xử lý tài sản. bán nợ chậm so với kế hoạch trong năm 2019 mới thu hồi được nợ ngoại bảng 1.005 triệu đồng từ xử lý tài sản bảo đảm. tiến độ xử lý nợ đối với các khách hàng khác còn chậm. chưa có chuyển biến đột phá. Lãi treo. lãi quá hạn nhóm 1 và lãi dự thu cuối kỳ tăng cao cho thấy thực thu từ hoạt động tín dụng của chi nhánh chưa cao.

- Kết quả thu phí dịch vụ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2017-2019 nhưng vẫn tập trung nhiều vào dịch vụ bảo lãnh. tài trợ thương mại. kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh toán

Trong giai đoạn 2017 - 2019 cơ cấu sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh hầu như không có sự thay đổi thu nhập từ dịch vụ chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ ngân hàng cốt lõi như: Bảo lãnh. thanh toán trong nước. thanh toán quốc tế. kinh doanh ngoại tệ. Các sản phẩm dịch vụ này chiếm từ 70% - 83% so với

cơ cấu thu dịch vụ của BIDV Bắc Hưng Yên qua các năm. Đây là những dịch vụ có qua hệ rất chặt chẽ với hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp đang có quan hệ tiền gửi. tiền vay với BIDV Bắc Hưng Yên.

- Công tác quản trị điều hành còn nhiều bất cập. nhân sự còn thiếu và chưa đồng đều

Chỉ đạo của Ban Lãnh đạo về việc định hướng phát triển thành một ngân hàng bán buôn hiện đại cũng như phát triển các dịch vụ đa dạng. tiện ích mới chỉ là bước đầu. Các chỉ đạo cụ thể về hoạt động bán buôn chưa đồng bộ. mang tính lẻ tẻ.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp là phòng đầu mối về phát triển sản phẩm dịch vụ NHBB tại chi nhánh. tuy nhiên đến tháng 12/2019 nhân lực của phòng mới có 8 cán bộ và đa phần là các cán bộ mới. kinh nghiệm còn non trẻ. việc tổ chức công việc. bố trí chức năng nhiệm vụ của cán bộ KHDN chưa rõ ràng dẫn đến cán bộ KHDN hiện nay phải đảm đương nhiều công việc tác nghiệp nội bộ. tạo CIF. scan hồ sơ tín dụng.... chưa thực sự giành nhiều thời gian thực hiện triển khai và thực hiện chức trách nhiệm vụ chính của cán bộ KHDN là trực tiếp marketing. tiếp thị khách hàng. tư vấn. bán sản phẩm dịch vụ.

Công tác bán và giới thiệu sản phẩm bán buôn tại chi nhánh đã được quan tâm nhưng chưa thực sự được chú trọng. Cán bộ chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng. thuyết phục khách hàng. chưa chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng.

2.3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam mặc dù vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. tình hình kinh tế đã có những nét tiến bộ trên một số lĩnh vực như sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá; đầu tư phát triển. thu ngân sách đạt cao. dịch vụ tăng khá. nhất là thu nhập của nông dân được cải thiện rõ rệt. góp phần kích cầu trong nước.... tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức. khó khăn mà các Khách hàng của BIDV phải đối mặt trong quá trình hoạt động SXKD. như : Giá nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất tăng liên tục từ đầu năm và đứng ở mức cao đang làm chi phí sản xuất và dịch

vụ tăng lên đáng kể. ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. nhất là các sản phẩm xuất khẩu; tiến độ giải ngân của các dự án đầu tư chậm. đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ. công trái giáo dục....DN vẫn tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế, yếu kém cố hữu đã được

nhận diện từ lâu nhưng chưa khắc phục hiệu quả là: công nghệ lạc hậu. thiếu kỹ năng quản lý. thiếu vốn. Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp Việt còn yếu kém về trang bị công nghệ. khả năng cạnh tranh và thiếu sự chủ động khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đến nay. tỷ lệ tham gia vào chuỗi giá trị này mới chiếm hơn 20% tổng số DN đang hoạt động - thấp hơn hẳn một số nước trong khu vực như Malaysia. Thái Lan...

Đối với quá trình xử lý nợ xấu. dù đạt được một số tiến độ nhất định đây vẫn là vấn đề quan ngại chính. VAMC đã mua một khối lượng lớn nợ xấu nhưng đa số tài sản này được chuyển nhượng để đổi lấy trái phiếu nên không xóa bỏ hoàn toàn được rủi ro trong hệ thống ngân hàng vì nợ xấu chưa giải quyết sẽ được trả lại các ngân hàng khi trái phiếu đến hạn. Hơn thế nữa. nỗ lực giải quyết nợ xấu còn khó khăn do thiếu khung pháp lý cho phép phá sản. sở hữu tài sản. tịch thu tài sản bảo đảm. Để giải quyết vấn đề này. đòi hỏi thay đổi toàn diện khung pháp lý và quan trọng hơn nữa là thay đổi tư duy và thông lệ kinh doanh trong quá trình thực thi và xử lý nợ xấu phi tố tụng....

b. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác dự báo nghiên cứu thị trường còn yếu do hạn chế về nguồn thông tin. công cụ và phương pháp nghiên cứu/xử lý dẫn đến hiệu quả điều chỉnh cơ chế. chính sách nhằm ngăn chặn các dấu hiệu sụt giảm còn hạn chế và thiếu linh hoạt.

BIDV chưa chú trọng đúng mức đến công tác dự báo xu hướng thay đổi. phát triển trong nhu cầu của khách hàng và thị trường để thiết kế sản phẩm dịch vụ cũng như đưa ra các giải pháp. biện pháp bán hàng hiệu quả. thuyết phục. Ngoài ra BIDV chưa có các công cụ nghiên cứu thị trường. chính sách marketing hiệu quả. Việc khai báo các thông tin của khách hàng trên phân hệ chưa được thực hiện đầy đủ .

chính xác. ảnh hưởng đến việc chiết suất dữ liệu phục vụ việc đánh giá kết quả. hiệu quả sản phẩm cũng như việc xây dựng định hướng. kế hoạch phát triển và quản lý sản phẩm.

Việc tiếp nhận kịp thời. chính xác thông tin về nhu cầu khách hàng: Qua các chương trình khảo sát trực tiếp. khách hàng thường xuyên có phản hồi tới BIDV về các tồn tại cần cải tiến trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ của BIDV và đề xuất về việc được cung cấp sản phẩm mới gặp khó khăn. Bởi vì thông tin phản hồi từ các bộ phận bán hàng tại chi nhánh và các Ban KHDN. ĐCTC tại Hội sở chính tới bộ phận phát triển sản phẩm còn hạn chế và chưa cụ thể.

- Công tác truyền thông nội bộ hỗ trợ Chi nhánh giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với các khách hàng mục tiêu vẫn chưa có bước đột phá. phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai sản phẩm làm chậm quá trình sản phẩm đến với khách hàng.

Công tác bán hàng. quảng bá sản phẩm tại Chi nhánh chưa thực sự quyết liệt. triệt để và thiếu tính đồng đều. đặc biệt đối với sản phẩm mới. sản phẩm tiềm năng. Chi nhánh vẫn nặng về triển khai các sản phẩm truyền thống như cho vay. bảo lãnh. thanh toán. tiền gửi.

- Lãi suất cho vay chưa đủ sức cạnh tranh. đặc biệt là lãi suất ngoại tệ so với các đối thủ cạnh tranh chính (Vietcombank, Vietinbank)đặc biệt là lãi suất cho vay dành cho các khách hàng quan trọng.

Về tín dụng: Vietinbank mạnh về cho vay dự án trung dài hạn với cơ chế xét duyệt khá nhanh chóng và đội ngũ viết phương án bài bản. Trong khi đó . VCB lại rất mạnh trong tài trợ hàng xuất khẩu và cho vay đối với các doanh nghiệp FDI. VCB Hưng Yên đối với một số khách hàng mục tiêu sẵn sàng giảm lãi suất để cạnh tranh với BIDV tuy nhiên mức giảm không quá chênh lệch. chủ yếu vẫn nằm trên hoặc bằng giá mua vốn FPT của BIDV đối với từng kỳ hạn. BIDV từng rất mạnh về đầu tư cơ bản và xây lắp tuy nhiên khi việc tiếp cận vốn không còn khó khăn như trước. cộng với thị trường bất động sản trầm lắng và đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước càng ngày càng bị cắt giảm khiến BIDV không còn lợi thế cạnh tranh

về tín dụng. Cơ chế mua bán vốn hoạt động gần như trái chiều với thị trường. cơ chế cấp hạn mức tín dụng chặt chẽ lúc cấp hạn mức. đơn giản lúc giải ngân trái ngược với một số NH khác (VCB. MB cấp hạn mức đơn giản. chặt chẽ lúc giải ngân) khiến nhiều khách hàng bị lôi kéo mất. Một số Ngân hàng nước ngoài có nguồn ngoại tệ cho vay với lãi suất rất thấp và điều kiện tài sản đảm bảo gần như tín chấp cho các khách hàng tốt càng khiến BIDV gặp nhiều thách thức trong hoạt động tín dụng.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi BIDVphản ứng khá chậm. Chi nhánh thiếu linh hoạt trong ứng xử với từng trường hợp khách hàng cụ thể.

Trong quá trình thực hiện công tác tiếp thị. chăm sóc khách hàng. áp dụng các cơ chế. chính sách ưu đãi đối với khách hàng còn hạn chế làm suy giảm sức cạnh tranh của BIDV Bắc Hưng Yên so với các Ngân hàng TMCP khác trên cùng địa bàn cũng như ngoài địa bàn. Công tác quản lý khách hàng phân tán như hiện nay có thể dẫn đến việc chăm sóc. áp dụng chính sách khách hàng chưa thực sự đồng bộ. tương ứng với quy mô quan hệ. cũng như chưa khai thác tối đa tiềm năng của doanh nghiệp. Chưa có chính sách cụ thể về phân đoạn khách hàng mục tiêu . chính sách khách hàng cho từng phân đoạn làm cơ sở cho phát triển sản phẩm theo định hướng khách hàng. Đặc biệt đối với dòng sản phẩm tiền gửi. việc chưa có chính sách khách hàng tiền gửi ảnh hưởng không nhỏ đến tính hấp dẫn của sản phẩm. Các sản phẩm tiền gửi dành cho KHDN của BIDV không cạnh tranh về lãi suất. nền khách hàng tại địa bàn không có khách hàng đặc thù để sử dụng một số sản phẩm tiền gửi chuyên dùng như ký quỹ tạm nhập tái xuất. nhập xăng dầu...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh đối với sự phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng bán buôn của BIDV Bắc Hưng Yên, trong chương này đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động dịch vụ NHBB của BIDV Bắc Hưng Yên.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn. thu thập số liệu, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hệ thống các sản phẩm. dịch vụ ngân hàng bán buôn: huy động vốn. tín dụng. dịch vụ. lợi nhuận từ hoạt động bán buôn tại BIDV Bắc Hưng Yên.

Thông qua phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán buôn của BIDV Bắc Hưng Yên. luận văn đã đánh giá thực trạng trên 2 góc độ: Kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho giải pháp và kiến nghị trong chương tiếp theo.

đến 2025 (tỷ đồng) trưởng bình quân /năm

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH BẮC HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu 1228 phát triển dịch vụ NH bán buôn tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w