Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

- Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng: Đây là chức năng quyết định bản chất NHTW của một ngân hàng phát

1.2.3. Kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương

1.2.3.1. Khái niệm

Từ khái niệm chung về kiểm toán, có thể đưa ra một khái niệm về KTNB NHTW như sau: “KTNB NHTW là một quá trình mà trong đó, một hoặc một số kiểm toán viên đủ năng lực, độc lập, có thẩm quyền, tiến hành thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng liên quan đến các hoạt động của một đơn vị thuộc NHTW hay toàn bộ hệ thống

NHTW nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập ”.

KTNB hình thành và phát triển xuất phát từ những lý do khách quan của nhu cầu quản lý bản thân NHTW. Do vậy, KTNB NHTW là loại kiểm toán được các kiểm toán viên nội bộ NHTW thực hiện. KTNB NHTW thực hiện các loại kiểm toán, đó là kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ NHTW.

Tính độc lập của KTNB NHTW được thể hiện: Các công việc kiểm toán không bị những ràng buộc có thể làm hạn chế đến phạm vi và hiệu quả củ a việc thẩm tra hoặc làm chậm trễ việc báo cáo những phát hiện và kết luận. Còn có thể thấy tính độc lập trong KTNB thông qua việc các kiểm toán viên trực thuộc một đơn vị, bộ phận khác bên ngoài những đơn vị, bộ phận được kiểm toán, trong NHTW.

Tổ chức KTNB NHTW là một Vụ độc lập của NHTW để thực hiện kiểm tra và đánh giá những hoạt động của các đơn vị trong NHTW như là một dịch vụ cho NHTW. KTNB không phải là yếu tố bổ sung, hay là yếu tố thay thế cho công tác kiểm soát của người quản lý các hoạt động của NHTW. Cần thấy rõ trách nhiệm đảm bảo cho hoạt động của NHTW an toàn và hiệu quả tránh rủi ro là thuộc về người quản lý các cấp và của nhân viên liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ. Song KTNB chính là người tư vấn và trợ giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát, chỉ ra những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động nghiệp vụ cho các nhà quản lý , các nhân viên nghiệp vụ để có những giải pháp tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Thông qua hoạt động của mình, KTNB cũng có những đề xuất, kiến nghị với các cấp quản lý để có thể sửa đổi, bổ sung chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao tính hiệu quả, an toàn

cho các hoạt động nghiệp vụ của NHTW. Bộ máy tổ chức KTNB gồm một số kiểm toán viên, kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp.

Đơn vị được kiểm toán của NHTW là các đơn vị thuộc NHTW hay toàn bộ NHTW.

Báo cáo kết quả KTNB NHTW được gửi cho Thống đốc NHTW.

1.2.3.2. Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ Ngân hàng Trung ương

Mỗi tổ chức khác nhau có những rủi ro khác nhau, nhưng hầu hết họ quan tâm đến những rủi ro về tiền bạc hoặc rủi ro về uy tín.

Với NHTW thì rủi ro về tiền xét cho cùng cũng lại dẫn đến những rủi ro về uy tín. Chức năng ổn định tiền tệ là chức năng phổ biến của NHTW các nước. Những thiệt hại về tiền của NHTW thường là tiền của Nhà nước, hoặc là tiền của Nhà nước sử dụng để bồi thường cho những thiệt hại đã xảy ra. Những điều đó liên quan rất nhiều đến công chúng và nó sẽ làm giảm uy tín của NHTW.

Như đã trình bày ở trên, NHTW trong quá trình hoạt động gặp rất nhiều rủi ro, có những rủi ro bên ngoài nhưng cũng có những rủi ro ngay trong nội bộ Ngân hàng. Những rủi ro chủ yếu của NHTW chung qui lại do một số nguyên nhân như: sai sót; gian lận; trộm cắp; những ý kiến kém chất lượng dẫn đến quyết định quản lý sai; sự hỗ trợ cho hệ thống máy tính kém hiệu quả; vi phạm luật; mất dữ liệu...

Phát hiện và phòng ngừa rủi ro, bảo vệ Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả là nhiệm vụ của hoạt động kiểm soát nội bộ. Nhưng để đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát nội bộ đồng thời đảm bảo kiểm soát toàn bộ rủi ro, các NHTW phải dựa rất nhiều vào hoạt động kiểm toán, đặc biệt là KTNB.

Ở NHTW các nước, tham gia kiểm soát ngân hàng có rất nhiều thành phần, bao gồm: Chính phủ, Quốc hội, định chế Kiểm toán tối cao, Kiểm toán độc lập và KTNB NHTW.

Chính phủ và Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì một môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán đầy đủ và hiệu quả. Ngoài thông tin do kiểm toán độc lập cung cấp, Chính phủ và Quốc hội còn nhận được nhiều thông tin khác nhau hỗ trợ cho việc kiểm soát và đánh giá hoạt động Ngân hàng.

Các định chế Kiểm toán tối cao và tổ chức Kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán NHTW theo luật định.

KTNB do một bộ phận của NHTW thực hiện. Bộ phận này độc lập với các hoạt động quản lý và điều hành của NHTW, nhưng nó phải tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực mà NHTW quy định phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w