- Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng: Đây là chức năng quyết định bản chất NHTW của một ngân hàng phát
Kết luận Chương
2.2.2. Những kết quả đạt được
2.2.2.1. về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
- Hoạt động kiểm soát, KTNB quy định trong Luật NHNN năm 1997 được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19/5/2003 của Thống đốc ban hành Quy chế kiểm soát nội bộ, KTNB NHNN. Theo đó, Vụ KTNB thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị thuộc NHNN.
- Một số văn bản quy phạm pháp luật khác được xây dựng mới hoặc bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu thay đổi về phạm vi, đối tượng và nội dung kiểm soát, KTNB (như Quyết định 271/2002/QĐ-NHNN ngày 01/4/2002 của Thống đốc quy định về việc cung cấp khai thác và sử dụng tài liệu, thông tin báo cáo phục vụ công tác kiểm soát, KTNB; Quyết định 21/2006/QĐ-NHNN ngày 16/5/2006 của Thống đốc ban hành quy chế kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại Nhà máy in tiền Quốc gia và Quyết định 36/2007/QĐ-NHNN ngày 10/8/2007về việc sửa đổi Quyết định 21/2006/QĐ-NHNN ngày 16/5/2006 của Thống đốc; Quyết định 57/2006/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006 của Thống đốc ban hành Quy chế tiêu hủy tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng tại các Nhà máy in tiền).
2.2.2.2. về xây dựng các quy trình nghiệp vụ
- Song song với việc bổ sung, chỉnh sửa các quy định nghiệp vụ đã có trước đây (như quy trình kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính, kế toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát xây dựng cơ bản; quy trình kiểm tra, kiểm soát kho quỹ;...), thì một số quy trình nghiệp vụ mới đã được nghiên cứu, ban hành (như quy trình kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; quy trình kiểm toán ngoại hối, tin học; hướng dẫn giám sát qua mạng máy tính; quy trình thẩm định báo cáo kiểm toán; quy chế hoạt động của đoàn kiểm toán; quy định các mẫu biểu ghi chép các công việc kiểm toán,.).
- Quá trình xây dựng quy trình nghiệp vụ đã bám sát các văn bản pháp luật của Nhà nước, của NHNN, kết hợp với tham khảo các quy định về KTNB NHTW một số nước đang áp dụng. Hiện nay, về cơ bản các quy trình KTNB được xây dựng trên nguyên tắc quy định đầy đủ các bước của quy trình kiểm toán theo thông lệ chung, tạo hành lang thuận lợi cho việc chỉ đạo và triển khai thực hiện kiểm toán tại các đơn vị thuộc NHNN. Các bước của quy trình kiểm toán cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán
Vào cuối quý IV năm trước, Vụ KTNB đã lập kế hoạch kiểm toán cho năm sau trình Thống đốc phê duyệt. Kế hoạch kiểm toán được lập dựa trên cơ sở:
+ Từ kế hoạch kiểm toán do các Phòng nghiệp vụ trong Vụ xây dựng lên; + Danh sách các đơn vị chưa thực hiện kiểm toán của những năm trước; + Kế hoạch kiểm toán của KTNN;...
Từ kế hoạch kiểm toán năm đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, Vụ KTNB giao cho các Phòng nghiệp vụ tiến hành thu thập các thông tin liên quan của các đơn vị thuộc đối tượng kiểm toán, các qui định của Nhà nước, của ngành ngân hàng liên quan đến lĩnh vực kiểm toán, các hồ sơ kiểm tra, kiểm toán trước đó của đơn vị được kiểm toán; phân tích để xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán; xác định thời gian kiểm toán. Vụ trưởng Vụ KTNB ký duyệt đề cương kiểm toán và Quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán sẽ nhận được thông báo khoảng một tuần trước khi cuộc kiểm toán được tiến hành tại đơn vị.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Đây là giai đoạn kiểm toán viên sử dụng các phương pháp kiểm toán để kiểm toán các nội dung trong đề cương kiểm toán, thu thập những bằng chứng để chứng minh cho việc nhận xét, đánh giá của mình. Kiểm toán viên căn cứ vào các văn bản chế độ hiện hành để tìm ra những sai sót không phù hợp với chế độ. Trên cơ sở các dữ liệu đã được thẩm định, kiểm toán viên tiến hành phân tích, so sánh các thông tin, các chỉ số, các tỷ lệ từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá. Bước này kiểm toán viên so sánh thông tin giữa các kỳ, các niên độ hoặc xác định các tỷ lệ, cơ cấu. nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin, giữa thông tin tài chính và thông tin không mang tính chất tài chính.. Trong quá trình kiểm toán, nếu cần thiết, các kiểm toán viên
sẽ trao đổi với các cán bộ thực hiện nghiệp vụ của đơn vị để làm rõ hơn những bằng chứng và nhận xét, đánh giá của kiểm toán viên.
Bước 3: Lập báo cáo kiểm toán
Gần kết thúc đợt kiểm toán, căn cứ vào các bằng chứng kiểm toán và các nhận xét, đánh giá của các thành viên trong Đoàn, Trưởng đoàn kiểm toán tiến hành tổng hợp và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán. Dự thảo báo cáo kiểm toán đưa ra những căn cứ thực hiện kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét và những kiến nghị trên báo cáo kiểm toán. Đối với những sai phạm lớn hoặc phải thuyết minh nhiều thì có phụ lục kèm theo. Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm toán được lập theo đúng quy định được ban hành.
Trước khi kết thúc đợt kiểm toán, Đoàn kiểm toán cùng đơn vị sẽ tiến hành họp để thông qua Dự thảo báo cáo kiểm toán để đơn vị biết và giải trình thêm những nội dung Đoàn kiểm toán nhận xét, đánh giá (nếu cần). Cuộc họp giữa Đoàn kiểm toán và đơn vị được lập thành biên bản theo mẫu quy định.
Bản Dự thảo báo cáo được Phòng Kiểm toán 1 thẩm định lại, việc thẩm định Dự thảo báo cáo thực hiện trên một số khía cạnh chủ yếu như: Tính đầy đủ, thích hợp của các bằng chứng kiểm toán; tính đúng đắn, đầy đủ, chính xác của các số liệu; tính hợp lý, hợp pháp của những đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị và tính khả thi của những kiến nghị; việc tuân thủ các yêu cầu về báo cáo kiểm toán cũng như tuân thủ mẫu báo cáo về kết cấu, nội dung, tính hợp lý, chặt chẽ trong trình bày báo cáo, văn phạm và chính tả.
Sau khi Dự thảo báo cáo được thẩm định, Trưởng Đoàn kiểm toán sẽ hoàn chỉnh bản Báo cáo kiểm toán trình Lãnh đạo Vụ KTNB. Khi Báo cáo kiểm toán đã được ban hành chính thức sẽ gửi 01 bản cho đơn vị được kiểm toán, 01 bản Báo cáo sẽ được gửi cho Phòng chuyên đề để tiến hành tổng hợp
Năm Năm Năm Năm Năm
2006 2007 2008 2009 2010
1 - Kiểm toán báo cáo tài chính 18 12 24 29 13
- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 5 3 2 7 1
- Tại các Chi nhánh 13 9 22 22 12
2- Kiểm toán các dự án đầu tư XDCB 8 5 6 10 10
- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 1 2 1 3 2
- Tại các Chi nhánh 7 3 5 7 8
3- Kiểm toán tuân thủ và hoạt động 9 12 21 20 16
- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 3 2 4 8 5
- Tại các Chi nhánh 6 10 17 12 11
4- Kiểm toán an toàn kho quỹ 6 24 25 24 12
và theo dõi tình hình thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, 01 bản gửi báo cáo lên Thống đốc NHNN.
Bước 4: Theo dõi kiến nghị sau kiểm toán
Trong thời gian quy định, các đơn vị được kiểm toán phải có báo cáo kết quả chỉnh sửa các kiến nghị gửi về Vụ KTNB để tổng hợp trình Thống đốc. Vụ KTNB sẽ thực hiện phúc tra việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán ở lần kiểm toán tiếp theo hoặc đột xuất (nếu cần).
2.2.2.3. Về kết quả kiểm toán nội bộ
Trong những năm gần đây, đối với công tác KTNB, nội dung và đối tượng kiểm toán không chỉ bó hẹp trong phạm vi kiểm tra thu chi tài chính, an toàn kho quỹ mà đã mở rộng thực hiện kiểm toán đối với các hoạt động khác của NHNN. Trong đó, đã tăng cường nguồn lực thực hiện kiểm toán một số nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao (như các dự án đầu tư, mua sắm tài sản lớn; quản lý, đầu tư dự trữ ngoại hối, hoạt động công nghệ thông tin,...). Từng bước vận dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán theo chuẩn mực KTNB quốc tế. Vì vậy, công tác KTNB đã góp phần làm cho hoạt động chung của NHNN Việt Nam hoạt động được an toàn, không có những thất thoát, rủi ro lớn.
Có thể thống kê số lượng các đơn vị mà KTNB NHNN Việt Nam đã thực hiện từ năm 2006 đến hết năm 2010 trong bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng các cuộc KTNB NHNN từ năm 2006 đến năm 2010