- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 11
3.4.3. Kiến nghị với các Bộ, Ngành
- Đề nghị cơ quan KTNN tăng cường phối hợp với KTNB NHNN trong việc chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán hàng năm; chú trọng kiểm tra, đánh giá tình hình công tác kiểm soát, KTNB và đề xuất các biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống KTNB NHNN.
- Hoạt động KTNB NHNN hoạt động còn hạn chế trên một số phương diện: cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ tin học và đặc biệt là nhân sự. Các cán bộ làm công tác kiểm toán phần lớn là chưa qua đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng kiểm toán. Do đó, rất cần sự hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ cũng như các ý kiến tư vấn về xây dựng hoàn thiện các chuẩn mực kiểm toán của KTNN và của Bộ Tài chính.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở tìm hiểu mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng KTNB tại NHNN, qua những nghiên cứu về thực trạng hoạt động của hệ thống KTNB của NHNN Việt Nam ở Chương 2, Chương 3 đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống KTNB. Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng KTNB tại NHNN Việt Nam bao gồm các nhóm giải pháp mang tính đồng bộ. Các giải pháp quan trọng nhất là hoàn thiện quy chế nghiệp vụ, xây dựng, tổ chức bộ máy kiểm toán, xây dựng các chuẩn mực kiểm toán NHNN, xây dựng nội dung và thực hiện có hiệu quả kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ NHNN, thực hiện kiểm toán toàn diện báo cáo tài chính năm của các đơn vị thuộc NHNN.
Tuy nhiên, hoàn thiện và nâng cao chất lượng KTNB là một quá trình lâu dài, quá trình phát triển các nghiệp vụ KTNB phải phù hợp với quá trình phát triển các nghiệp vụ của NHNN Việt Nam.
KẾT LUẬN
Bám sát mục tiêu nghiên cứu của đề tài và bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
1. Luận văn đã hệ thống hoá toàn diện những vấn đề mang tính lý luận về kiểm toán, KTNB và KTNB của NHTW. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về khái niệm, nguyên tắc, nội dung và các loại hình hoạt động KTNB NHTW, nghiên cứu mô hình tổ chức, hoạt động KTNB của NHTW một số nước để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho NHNN Việt Nam. Qua đó làm sáng tỏ tầm quan trọng của KTNB đối với hoạt động của NHNN Việt Nam. Đồng thời luận giải được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng KTNB đối với hoạt động của NHTW.
2. Luận văn cũng đã phân tích khá chi tiết thực trạng hoạt động KTNB của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, chỉ rõ những mặt tích cực, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại đối với công tác KTNB NHNN Việt Nam.
3. Từ thực trạng đã phân tích ở chương 2 và so sánh với những vấn đề lý luận đã nghiên cứu ở chương 1, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác KTNB của NHNN Việt Nam trong thời gian tới.
Đề tài hy vọng phần nào sẽ giúp Ban Lãnh đạo NHNN Việt Nam có được một cách nhìn khái quát và tương đối đầy đủ về KTNB NHNN và mong muốn các giải pháp đã đưa ra sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng công tác KTNB của NHNN Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do đây là một nội dung rất rộng, phức tạp lại tương đối mới mẻ; trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ do hạn chế về thời gian, hạn chế về kiến thức, vì vậy luận văn chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong
muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn chân thành tới Tiến sĩ Nguyễn Thị
Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn
này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới gia đình, các bạn đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
12 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14