Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 79 - 94)

- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 11

3.3.2 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

3.3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ

- Xây dựng, ban hành các văn bản quy định của Chính phủ và các Bộ, Ngành về KTNB, tạo cơ sở để hoàn thiện các quy định về KTNB NHNN.

Như đã phân tích ở trên, NHNN cũng như các Bộ, Ngành khác là cơ quan có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. Hoạt động KTNB vừa phải tuân thủ các văn bản hướng dẫn về KTNB quy định trong Luật NHNN, mặt khác cũng phải phù hợp với các quy định của Luật KTNN. Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật KTNN về tổ chức và hoạt động KTNB trong các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thống nhất hoạt động KTNB tại các cơ quan, tổ chức nói chung và NHNN nói riêng.

KTNN cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành chuẩn mực KTNB trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Chuẩn mực KTNB bao gồm những quy định chung về nguyên tắc, điều kiện và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với kiểm toán viên nội bộ; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán của bộ phận KTNB, đoàn kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ. Những quy định chung về chuẩn mực KTNB do KTNN ban hành là cơ sở để các cơ quan, tổ chức có những quy định cụ thể hướng dẫn áp dụng chuẩn mực phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức mình.

- Xây dựng, ban hành các văn bản của Thống đốc về KTNB theo quy định của Luật NHNN năm 2010.

Hoàn thiện hành lang pháp lý về kiểm soát, KTNB NHNN một cách đồng bộ, phù hợp với các quy định về KTNB trong luật NHNN năm 2010 và các chuẩn mực KTNB, đồng thời phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể như: Thông tư quy định về KTNB quy định những vấn đề cơ bản của KTNB như mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của KTNB; Quyết định

của Thống đốc ban hành Quy trình KTNB NHNN, Quyết định quy định danh mục hồ sơ KTNB, Quy chế hoạt động của Đoàn KTNB NHNN...

- Xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả KTNB tại NHNN, bằng cách tự rà soát, đánh giá chất lượng của chính Vụ KTNB, thông qua việc xây dựng bảng câu hỏi thăm dò để đánh giá mức độ hài lòng của các bên hữu quan đối với công tác kiểm toán, qua đánh giá, nhận xét của các tổ chức chuyên môn bên ngoài như KTNN, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ...

3.3.2.2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro

- KTNB nên áp dụng phương pháp tiếp cận trên cơ sở định hướng rủi ro. Trong đó, KTNB xuất phát từ việc xác định, đánh giá các rủi ro của tổ chức để xây dựng kế hoạch kiểm toán và lựa chọn các thủ tục kiểm toán nhằm đưa ra sự đảm bảo cho Ban lãnh đạo về tính hiệu quả và tính hiệu lực của các qui trình quản lý rủi ro của tổ chức. cách thức thực hiện đánh giá rủi ro của KTNB có thể khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của qui trình quản lý rủi ro hiện tại của tổ chức. Tại các tổ chức đã xây dựng được những qui trình quản lý rủi ro đầy đủ, KTNB dựa vào các đánh giá rủi ro hiện có của tổ chức để xây dựng kế hoạch kiểm toán. Còn nếu bản thân tổ chức chưa xây dựng được các qui trình quản lý rủi ro đầy đủ, KTNB có thể thực hiện các đánh giá của bản thân mình, với sự tham gia của Ban lãnh đạo đơn vị, để làm cơ sở xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết. Tại các tổ chức này, KTNB có thể thực hiện chức năng tư vấn cho tổ chức trong việc xây dựng qui trình quản lý rủi ro, bao gồm nhận dạng, đo lường và quản lý rủi ro phù hợp.

Đánh giá rủi ro là điểm xuất phát của quy trình lập kế hoạch kiểm toán . Quy trình đánh giá rủi ro là quy trình phát hiện và phân tích những rủi ro liên quan đến thực hiện các mục tiêu của đơn vị, tạo cơ sở cho việc xác định cách thức quản lý các rủi ro đó. Muốn đánh giá rủi ro phải có môi trường mà trong đó trách nhiệm tự kiểm soát rủi ro của các đơn vị được xác định rõ ràng. Trên cơ sở xây dựng một phương pháp có hệ thống để phân tích rủi ro, Vụ KTNB cần đưa ra những đánh giá độc lập về mức độ rủi ro trong các hoạt động của NHNN.

Kế hoạch kiểm toán hàng năm trên cơ sở rủi ro yêu cầu phải xác định được mức độ rủi ro tóm tắt (cao - trung bình - thấp) của mỗi đơn vị và mức độ rủi ro các hoạt động trong đơn vị đó để tập trung nguồn lực kiểm toán vào những vùng có rủi ro cao. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị; kết quả của các cuộc kiểm toán (KTNN, KTNB) trước đó. KTNB phải phân loại toàn bộ các đơn vị trong NHNN trên cơ sở đánh giá rủi ro của từng đơn vị.

+ Cán bộ ở các vị trí quan trọng có mối quan hệ gia đình với nhau hoặc với Người đứng đầu đơn vị;

+ Có các sai phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần các Quy định của Nhà nước, Ngành, đã được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

+ Không thực hiện chỉnh sửa đầy đủ những kiến nghị sau kiểm tra, kiểm toán;

+ Ban lãnh đạo NHNN có quan tâm, lưu ý hoặc đưa ra những vấn đề cần xử lý đối với đơn vị;

+ Có những thay đổi bất thường trong Báo cáo tài chính.

Những đơn vị có rủi ro thấp là những đơn vị không có bất kỳ điểm nào trong những điểm trên đây.

Những đơn vị có độ rủi ro trung bình là những đơn vị không có bất kỳ điểm nào trên nhưng có vị thế yếu hơn so với những đơn vị có rủi ro thấp.

Đối với những đơn vị có rủi ro cao, 12 tháng, thực hiện kiểm toán toàn diện ít nhất 1 lần; đối với đơn vị có rủi ro trung bình thì 18 tháng thực hiện kiểm toán toàn diện ít nhất 1 lần; đối với các đơn vị có rủi ro thấp thì thực hiện kiểm toán có giới hạn hoặc kiểm toán toàn diện ít nhất 3 năm 1 lần.

Việc đánh giá rủi ro cần thực hiện theo tiến trình có hệ thống, có như vậy mới có thể phân tích, đánh giá cũng như tổng hợp những xét đoán về rủi ro làm công cụ để thiết lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và khi lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cần xác định trật tự ưu tiên kiểm toán đối với các đơn vị có mức độ rủi ro cao. Về tổng thể, kiểm toán viên cần xem xét, đánh giá mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong mối quan hệ tác động đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của NHTW, cũng như dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp để đưa ra xếp hạng rủi ro tóm tắt/sơ bộ các đơn vị thuộc NHNN.

- Kế hoạch kiểm toán hàng năm cần đặt trong bối cảnh kế hoạch kiểm toán trung và dài hạn (3 hoặc 5 năm) và sắp xếp các hệ thống/quy trình/nghiệp vụ sẽ thực hiện kiểm toán theo thứ tự mức độ rủi ro từ cao xuống thấp. Theo thông lệ một số NHTW đang áp dụng, thì sau khi kế hoạch trung và dài hạn được phê duyệt, Vụ KTNB được chủ động, linh hoạt xác định kế hoạch kiểm toán trong năm. Để lập kế hoạch kiểm toán từ 3 đến 5 năm trên cơ sở rủi ro, NHNN phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả mà trước hết là phải xác định được các rủi ro chính tác động đến việc hoàn thành mục tiêu của mỗi đơn vị cũng như của toàn hệ thống trong trung và dài hạn.

tác động lên χ Tác động nhỏ đến ngân hàng, không ảnh hưởng đến hoạt động chính THẤP THẤP TRUNG BÌNH Tác động lớn đến hoạt động chính; có một vài ảnh hưởng đến ngân hàng

TRUNG BÌNH TRUNG BÌNH CAO

Tác động lớn đến hoạt động chính, hoạt động ngân hàng có thể bị dừng lại

TRUNG BÌNH CAO CAO

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc triển khai, xây dựng kế hoạch kiểm toán 3 đến 5 năm là một nhiệm vụ rất khó khăn. Do đó, trước mắt, NHNN cần tập trung vào xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm trên cơ sở rủi ro, từng bước tạo điều kiện tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch trung và dài hạn trong tương lai.

hệ thống, nội dung đánh giá rủi ro chưa được thể hiện cụ thể trong hồ sơ kiểm toán và kế hoạch kiểm toán, chưa có qui định hướng dẫn cụ thể, hoặc chỉ được thực hiện theo kinh nghiệm của kiểm toán viên. Phương pháp kiểm toán trên cơ sở định hướng rủi ro mà KTNB có thể thực hiện:

Một là, phân tích sự hợp lý của các mục tiêu. Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán, KTNB cần thu thập thông tin về các mục tiêu của đơn vị được kiểm toán và phân tích sự hợp lý của các mục tiêu đó. Các mục tiêu quyết định các hoạt động của một tổ chức. Do đó, đây chính là những rủi ro lớn nhất vì nếu mục tiêu đưa ra không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. KTNB cần đánh giá sự phù hợp của các mục tiêu mà NHNN nói chung và các đơn vị nói riêng đặt ra. Tiêu chí chung để đánh giá các mục tiêu là:

- Các mục tiêu phải cụ thể và có thể đo lường bằng các con số; - Các mục tiêu phải khả thi;

- Các mục tiêu phải phù hợp với bản chất, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị và phải có giới hạn về thời gian thực hiện.

Hai là, đánh giá rủi ro và xác định các thủ tục kiểm toán soát phù hợp. Kiểm toán viên nội bộ cần xác định và đánh giá các rủi ro trong các hoạt động, qui trình nghiệp vụ, từ đó xác định các thủ tục kiểm soát và các hành động giảm thiểu rủi ro nào là cần thiết để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các rủi ro đó. Để có thể thực hiện việc này, yêu cầu đặt ra là kiểm toán viên nội bộ phải có hiểu biết sâu sắc về các qui trình nghiệp vụ và về hệ thống kiểm soát nội bộ chuẩn mực với các qui trình nghiệp vụ.

Ba là, xác định các thủ tục kiểm soát nội bộ và các biện pháp giảm thiểu rủi ro hiện đang được áp dụng tại đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ có thể tìm hiểu qua việc phỏng vấn, xem xét các qui định hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ, hay việc áp dụng thủ tục kiểm tra xuyên suốt (walk - through test) nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy của các quy trình kế toán và kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ cần ghi chép lại các hiểu biết của mình về qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị bằng các công cụ như lưu đồ, bảng tường thuật hay bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ.

Rủi ro Thủ tục kiểm soát cần thiết Thủ tục kiểm toán

Cấp tín dụng cho khách hàng có chất lượng tín dụng kém

Các thủ tục phê duyệt khoản vay

Các thủ tục phê duyệt hạn mức Hạn mức tín dụng được xem xét lại

định kỳ

Lựa chọn một số hồ sơ vay vốn trong kỳ để kiểm tra xem

khoản vay có được thẩm định

và phê duyệt đầy đủ bởi các

cán bộ có thẩm quyền hay không

bước thứ hai và các thủ tục kiểm soát hiện tại xác định ở bước thứ ba, kiểm toán viên nội bộ nhận biết những điểm thiếu, yếu trong qui trình quản lý rủi ro hiện tại của đơn vị được kiểm toán. Những phát hiện này là cơ sở để kiểm toán viên nội bộ đưa ra các kiến nghị, tư vấn để giúp đơn vị được kiểm toán hoàn thiện qui trình kiểm soát của mình.

Năm là, đánh giá rủi ro còn lại sau khi đơn vị áp dụng các thủ tục kiểm soát nhằm xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp và qui mô của mẫu chọn. Dựa trên cơ sở các thủ tục kiểm soát đã được thực hiện, kiểm toán viên nội bộ xác định các thủ tục kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm tra xem các qui trình nghiệp vụ của đơn vị có được tuân thủ trong thực tế hay không.

Phương pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở định hướng rủi ro chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi các đơn vị đã xây dựng được một hồ sơ rủi ro đầy đủ. Khi đó, KTNB có thể sử dụng các đánh giá rủi ro do bộ phận quản lý rủi ro xây dựng làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán. Vì vậy, trong thời gian tới, KTNB cần xác định và xây dựng các mô hình đánh giá rủi ro. KTNB có thể tư vấn cho Ban lãnh đạo các đơn vị trong việc xây dựng các hồ sơ rủi ro trong hoạt động của đơn vị mình. Hồ sơ rủi ro có thể được xây dựng thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, bảng câu hỏi... về rủi ro. Hồ sơ rủi ro được xây dựng tương đối đầy đủ sẽ là cơ sở tốt để KTNB có thể hoàn thiện qui trình kiểm toán trên cơ sở định hướng rủi ro.

lược rủi ro của tổ

chức sánhvới các hạn mức qui định, phê duyệt bởi cán bộ có thẩm quyền

cho

vay, so sánh với các hạn mức

rủi ro do đơn vị qui định

Chất lượng của các khoản vay không được theo dõi liên tục

Báo cáo theo dõi, phân tích tài chính định kỳ các khoản vay

Kiểm tra một số hồ sơ vay vốn để xem cán bộ tín dụng

có thực hiện đầy đủ việc giám

trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán các dự án đầu tư, kiểm toán an toàn kho qũy, kiểm toán tin học, ngoại hối,...). Qui trình kiểm toán được chia thành bốn bước công việc như sau:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán, gồm một số nội dung như: quyết định kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin đã thu thập; xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán,.. .Tất cả những nội dung trong bước chuẩn bị kiểm toán được ghi chép vào hồ sơ kiểm toán dưới dạng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán.

- Kế hoạch kiểm toán mô tả cách tiếp cận, phạm vi, cách thức tiến hành một cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán do Trưởng đoàn kiểm toán lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các vấn đề được xem xét trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị kiểm toán; Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu; Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán.

- Chương trình kiểm toán là một loạt các thủ tục do Trưởng đoàn kiểm toán tiến hành để thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

Bước 2: Thực hiện kiểm toán là giai đoạn kiểm toán viên triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán đã xây dựng ở bước 1.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w