- Tại NHTW và đơn vị sự nghiệp 11
3.2. Định hướng cho việc nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ của NHNN Việt Nam
trong những chương trình nghị sự quan trọng nhất của NHNN. Tuy nhiên, để xây dựng được một NHTW hiện đại tại Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm trên các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy, con người, cơ chế quản trị điều hành. Một trong những nội dung cần phải thực hiện trong lĩnh vực cơ chế quản trị điều hành, đó là phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTNB NHNN. Theo đó, KTNB phải có những thay đổi cả về mô hình tổ chức cũng như hoạt động; phải được nâng cao tính độc lập và đủ mạnh về chất và lượng.
3.2. Định hướng cho việc nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ của NHNNViệt Nam Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của KTNB NHTW nên Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhất trí thông qua điều khoản quy định về KTNB NHNN trong Luật NHNN Việt Nam. Điều đó khẳng định tính ổn định, bền vững của hoạt động KTNB NHNN. Để xây dựng NHNN Việt Nam thực sự trở thành một NHTW hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế, trong thời gian tới thì việc tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hoạt động vẫn là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Trong đó, yếu tố ổn định, an toàn và hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Muốn vậy, phải xây dựng một môi trường kiểm soát lành mạnh, trong đó hoạt động của bộ máy KTNB có hiệu quả là một nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là theo yêu cầu của IMF đối với NHTW của các nước thành viên phải tăng cường củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bộ máy kiểm soát và KTNB theo thông lệ quốc tế. Trong đó KTNB là một phần đặc biệt của hệ thống kiểm soát nội bộ. KTNB có chức năng đánh giá độc lập về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. KTNB được thực hiện bởi Vụ KTNB thuộc cơ cấu tổ chức của NHTW, song nó không tham gia vào bất kỳ hoạt động tác nghiệp hay điều hành nào.
+ Vụ KTNB phải hoạt động độc lập với hoạt động kiểm soát hàng ngày. + Các Kiểm toán viên phải có tính khách quan, trung thực trong việc thực hiện kiểm toán.
+ Được tiếp cận các nguồn thông tin trong hoạt động ngân hàng. + Phạm vi KTNB bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động của NHTW. KTNB phải là công cụ quan trọng trong bộ máy quản trị, điều hành hoạt động của NHNN, giúp lãnh đạo các đơn vị xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng, tổ chức thi hành các cơ chế, chính sách, bảo đảm các cơ chế, chính sách, các thể lệ chế độ nghiệp vụ được chấp hành đúng đắn, giữ vững kỷ cương, pháp luật của Nhà nước;
Hiệu quả KTNB thể hiện ở việc giúp cho các đơn vị ngăn ngừa những việc làm sai trái, bảo đảm tăng cường sự an toàn về tài sản, tiền bạc; tăng cường sự ổn định và phát triển của hệ thống NHNN;
Phải hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung, sửa đổi nội dung quy trình kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán phù hợp với các quy định về KTNB trong luật NHNN năm 2010, các chuẩn mực KTNB, đồng thời phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KTNB.
Bộ máy KTNB phải được củng cố theo hướng nâng cao tính chuyên môn hóa, năng lực nghiên cứu, phân tích, đánh giá rủi ro của kiểm toán viên, phù hợp với định hướng cơ cấu lại tổ chức bộ máy của NHNN theo đề án phát triển Ngân hàng đến năm 2010, định hướng 2020.
Củng cố cơ cấu tổ chức của Vụ KTNB theo hướng nâng cao năng lực kiểm toán theo các chuyên đề nghiệp vụ, đặc biệt là các lĩnh vực có rủi ro cao; thực hiện nhiệm vụ đánh giá rủi ro hoạt động của đơn vị; mở rộng và tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB.