THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 43 - 46)

- Chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng: Đây là chức năng quyết định bản chất NHTW của một ngân hàng phát

Kết luận Chương

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ và là NHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam). NHNN là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước. NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng NHTW về phát hành tiền; ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động tiền tệ tín dụng, ngân hàng là lĩnh vực hoạt động có rất nhiều rủi ro không chỉ đối với bản thân hệ thống ngân hàng mà còn tác động đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia. Bên cạnh đó, NHNN còn có những hoạt động mang tính kinh doanh. Tuy nhiên, các hoạt động mang tính kinh doanh của NHNN không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu nhằm vào mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Điều đó tạo ra đặc thù trong quản lý và hoạt động của NHNN Việt Nam.

Quá trình phát triển của NHNN Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn, đó chính là các giai đoạn xây dựng và hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của một NHTW. Cụ thể:

Giai đoạn từ 1955 đến 1975: nhiệm vụ chính của NHNN trong thời kỳ

này là củng cố, xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh ở miền Bắc XHCN; hoạch định chính sách tiền tệ Quốc gia, tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ theo kế hoạch nhằm củng cố, nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam; mở rộng các hình thức thanh toán; huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong Nhân dân; tập trung vốn phát triển kinh tế.

Giai đoạn từ 1976 đến 1985: toàn Ngành tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng XHCN thống nhất trong cả nước. Củng cố tiền tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng phục vụ nền kinh tế kế hoạch; thực hiện thắng lợi các cuộc cải cách tiền tệ trong cả nước.

Giai đoạn từ 1986 đến 1995: NHNN đã tham mưu ban hành 2 Pháp lệnh

về ngân hàng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng; xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và quản lý hoạt động tiền tệ - ngân hàng theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Bước đầu làm rõ chức năng quản lý của NHNN và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Đổi mới cơ bản từ tổ chức bộ máy đến các hoạt động nghiệp vụ, chuyển đổi thành công từ mô hình ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, trong đó NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - ngân hàng, là NHTW của nước CHXHCN Việt Nam, là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế... phù hợp với quy luật hoạt động của kinh tế thị trường.

Giai đoạn tiếp tục công cuộc đổi mới từ 1996 đến nay: tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành 2 Luật về Ngân hàng; xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2020; thể chế hoá 2 Luật về Ngân hàng và các văn bản của Chính phủ. Đồng thời, xây dựng và ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách về hoạt động tiền tệ - ngân hàng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của NHNN và các TCTD.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 43 - 46)