1.2.4.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng
Chất luợng tín dụng là hiệu quả mà việc cho vay đem lại, là khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi vay đúng hạn.
Các khoản TD của ngân hàng đối với khách hàng đuợc coi là có chất luợng khi ngân hàng có thể thu hồi đuợc khoản nợ, khoản vay đó phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân hàng và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy, truớc khi cấp TD ngân hàng phải thẩm định kĩ khách hàng trên các lĩnh vực vay vốn đồng thời tính toán một mức lãi suất cho vay hợp lý để có thể mang lại nguồn thu cho ngân hàng.
Nhu vậy, Chất luợng tín dụng quyết định khả năng thu hồi gốc và lãi cho ngân hàng, hạn chế các rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng. Do đó, chất luợng cho vay có ảnh huởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất luợng cho vay tốt không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗi ngân hàng riêng lẻ mà còn cho cả hệ thống ngân hàng nói chung.
1.2.4.2 Nội dung của chất lượng tín dụng - An toàn tín dụng
20
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động TDNH, hoạt động TD tại các TCTD phải đảm bảo các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo Thông tư số 13/2010/TT- NHNN.
- Chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng
Một khoản vốn cho vay được coi là có chất lượng khi phạm vi, giới hạn, mức độ cho vay phù hợp với khả năng của ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc cho vay chung, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro trong suốt quá trình kinh doanh. Ngân hàng hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhưng đồng thời phải đảm bảo được khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi trong thời hạn đã quy định. Đứng trên góc độ của ngân hàng, nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV là tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của DNNVV với lãi suất và kỳ hạn phù hợp, tăng khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn và nâng cao hiệu quả kinh tế của món vay mang lại.
- Chất lượng đối với khách hàng
Chất lượng cho vay đối với DNNVV là vốn vay ngân hàng được đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp, số vốn đó được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách đúng mục đích, hiệu quả để tạo ra được một số tiền lớn hơn, đủ để trang trải chi phí và có lợi nhuận làm cơ sở cho việc hoàn trả khoản vay ngân hàng. Khoản vay phải có lãi suất, kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơng giản, không làm mất nhiều thời gian của khách hàng. Điều quan trọng là việc sử dụng các khoản vay phải hợp lý và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Những yêu cầu đối với quy trình thẩm định của ngân hàng
Để đảm bảo chất lượng cho vay thì quy trình TD nói chung và quy trình thẩm định của ngân hàng nói riêng phải cụ thể và xác định rõ các nội dung công việc cần tiến hành, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận, cá nhân tham gia vào công tác cấp TD; đồng thời quy trình chỉ rõ những hướng xử lý trong những trường hợp cụ thể.
- Chất lượng đối với xã hội
Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
21
trung sản xuất, giải quyết mối quan hệ giữa tăng truởng TD và tăng truởng kinh tế. TDNH còn có vai trò kích thích, giải phóng các lực luợng sản xuất, huy động lực luợng sản xuất vào trong quá trình sản xuất, đồng thời nó còn là công cụ để thể hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nuớc nhu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, khai thác các thị truờng tiềm năng.
Nhu vậy chất luợng tín dụng phải kết hợp hài hòa giữa qui mô, hiệu quả và an toàn tín dụng.
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.5.1 Các tiêu chí định tính
- Sự tuân thủ các quy định chính sách của NHNN và của chính ngân hàng: để đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả, thì hoạt động cho vay của ngân hàng phải tuân thủ các quy định chính sách của NHNN và của chính ngân hàng.
- Thời gian khách hàng phải chờ truớc khi nhận quyết định cho vay của khách hàng: nếu ngân hàng giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ đảm bảo cho khách hàng thực hiện hoạt động kinh doanh thuận tiện, uy tín, cũng nhu sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng đuợc nâng cao.
- Khả năng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với chất luợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, về phong cách phục vụ của ngân hàng: đây là một thuớc đo hiệu quả cho chất luợng cho vay của ngân hàng. Sẽ là một thiếu sót nếu đánh giá chất luợng cho vay mà chỉ quan tâm đến những kết quả thu đuợc của ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng sẽ là một đánh giá khách quan cho chất luợng của món vay.
Bên cạnh các chỉ tiêu nói trên, đối với các doanh nghiệp, chất luợng cho vay đuợc thể hiện ở cách sử dụng hiệu quả vốn vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tóm lại chất luợng tín dụng đuợc đánh giá trên hai góc độ là an toàn và sinh lời. Với hai góc độ đó thì có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất luợng cho vay của ngân hàng. Từng chỉ tiêu không thể đánh giá đuợc một cách đầy đủ về chất luợng món vay. Do đó có thể kết luận tuơng đối về chất luợng của khoản vay thì cần kết hợp
Dư nợ cuối kỳ =
Dư nợ
đầu kỳ + Doanh số chovay trong kỳ - Doanh số thunợ trong kỳ
22
giữa các chỉ tiêu với nhau.
1.2.5.2 Những chỉ tiêu định lượng
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
• Doanh số cho vay
Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng truởng TD của ngân hàng. Nếu nhu các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, nguợc lại doanh số cho vay ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là không tốt, khả năng tiếp thị của ngân hàng là kém hiệu quả.
Tuy nhiên doanh số cho vay cao chua hẳn đã phản ánh chất luợng TD của ngân hàng cao. Vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng truởng nóng của hoạt động TD, vuợt quá khả năng về vốn cũng nhu khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng, hoặc tốc độ tăng truởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị truờng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm. Có thể nói rằng hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lí các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
• Doanh số thu nợ
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt "đi vay để cho vay" nên vốn của nó phải đuợc bảo toàn và phát triển. Khi tiến hành cho vay ngân hàng sẽ thu lãi và lãi này phải bù đắp đuợc chi phí khi ngân hàng huy động vốn từ xã hội và chi phí hoạt động cho ngân hàng đồng thời phải mang lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể đuợc thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi đuợc. Vì vậy công tác thu hồi nợ đuợc ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có chất luợng cao.
• Dư nợ
23
Dư nợ phản ánh thực trang hoạt động của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Neu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
• Tỷ suất lợi nhuận cho vay DNNVV (%) và tỉ lệ thu nhập cho vay DNNVV/chi phí cho vay DNNVV
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận cho vay DNNVV / Tổng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận và tỉ lệ thu nhập/ chi phí phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời càng cao, ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
- Dư nợ cho vay DNNVV/Tổng nguồn vốn (%)
Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn TD của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng.
- Dư nợ cho vay DNNVV/Vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng.
Chỉ tiêu này thấp thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn của các khoản vay
- Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn cho vay DNNVV / Tổng dư nợ cho vay DNNVV
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản TD không hoàn trả đúng
Tỷ lệ món nợ cơ cấu lại = Số món nợ cơ cấu thời gian trả nợ Tổng số món nợ trong năm
24
hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ.
Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của chi nhánh tốt, hầu hết các khoản TD của chi nhánh đều sinh lãi và có khả năng thu hồi được. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì hoạt động TD của chi nhánh đang không mấy hiệu quả, chi nhánh cần xem lại các biện pháp quản lý nợ, quy trình TD, chính sách TD hay năng lực của đội ngũ nhân viên TD...
Ngân hàng cần giảm thiểu tỉ lệ này đến mức thấp nhất có thể. Hiện nay khoảng dưới 5% là đảm bảo an toàn.
- Tỉ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu DNNVV/Tổng dư nợ cho vay DNNVV
Nợ xấu là khoản nợ thuộc vào nhóm 3 - 5, theo quy định bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ thì co bao nhiêu đồng nợ xấu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nợ xấu nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, hiệu quả cho vay kém. Tỷ lệ này nên duy trì dưới 0.5% là an toàn.
- Tỷ lệ nợ tổn thất (%) = Nợ quá hạn cho vay DNNVV có khả năng tổn thất/Dư nợ cho vay DNNVV
Không phải tất cả nợ quá hạn đều là tổn thất của ngân hàng. Do đó chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn vẫn là chỉ tiêu gián tiếp để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ tổn thất là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi ro thông qua đó phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay. Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có khả năng không thu hồi được. Nói một cách khác chỉ tiêu này phản ánh mức độ có thể gây rủi ro trong số nợ của ngân hàng.
- Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ cho vay DNNVV / Doanh số cho vay DNNVV
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TD trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
Tuy nhiên hệ số này cần được duy trì ở mức vừa phải nếu cao quá dễ làm mất khách hàng thì không tốt
25
- Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ cho vay DNNVV / Dư nợ bình quân cho vay DNNVV
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. Tuy nhiên nếu duy trì chỉ tiêu này quá cao thì có thể bị mất khách hàng
Tỷ lệ này cho thấy trong tổng số món nợ của một năm, ngân hàng phải cơ cấu lại thời gian trả nợ bao nhiêu món vay. Đó là những khoản nợ khách hàng không trả đúng hẹn nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng vẫn còn có khả năng hoàn trả tiếp nên chấp nhận cơ cấu lại thêm thời gian trả nợ. Tỷ lệ này cao đồng nghĩa với trong năm ngân hàng phải cơ cấu lại thời gian trả nợ của nhiều món nợ chất lượng cho vay chưa cao.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.3.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng
1.3.1.1 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.
1.3.1.2 Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến cho đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức
26
khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.
1.3.1.3 Kiểm soát nội bộ
Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng. Công tác kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong qui chế tín dụng cũng như qui trình tín dụng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.
1.3.1.4 Chất lượng cán bộ tín dụng
Trong mọi hoạt động yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu ngân hàng có một đội ngũ nhân viên TD có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động thì sẽ hạn chế được rủi ro trong khâu thẩm định TD, quản lý các khoản vay đồng thời ngân hàng cũng thu hút thêm được nhiều khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng TD.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TD ngày càng được bổ sung theo kịp những biến đổi của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình phát triển của công tác TD.