Những vấn đề chung liên quan đến doanh thu, chi phí trên góc độ

Một phần của tài liệu KẾ TÓAN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỎ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG BIỂN ĐÔNG TẠI HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Những vấn đề chung liên quan đến doanh thu, chi phí trên góc độ

độ KTQT.

1.1.2.1. Những vấn đề chung về doanh thu.

Cũng giống như dưới góc độ kế toán tài chính nhưng ngoài ra còn căn cứ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp, DT còn được chia ra thành:

- Doanh thu bán ra ngoài và doanh thu tiêu thụ nội bộ - Doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa.

Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh thu, DN cần thực hiện kế toán chi tiết từng khoản DT. Việc tổ chức KTQT doanh thu cần được tiến hành trên sổ chi tiết DT và các tài khoản KTQT.

Sổ chi tiết doanh thu được mở riêng cho từng hoạt động, từng loại sản phẩm, từng loại hàng hóa, dịch vụ, từng nghiệp vụ đầu tư tài chính. Tùy thuộc yêu cầu nhà quản trị DN mà sổ chi tiết doanh thu được mở chi tiết theo từng yêu cầu.

Đối với kế toán tài chính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tính bằng cộng kết quả của: kết quả bán hàng cung cấp dịch vụ, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Tuy nhiên nhiên với quản trị doanh nghiệp thì ngoài kết quả chung cần các số liệu, thông tin kế toán về kết quả của từng loại hoạt động và trong từng loại hoạt động thì phải chi tiết theo ngành nghề từng sản phẩm, dịch vụ...

DN cần căn cứ tùy thuộc điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và từng loại giá bán (giá bán nội bộ, giá bán sản phẩm mới, giá bán trong điều kiện cạnh tranh..) cũng như từng thời kỳ để có căn cứ lựa chọn cơ sở xác định giá bán hợp lý.

16

Hoạt động SXKD của DN thực chất là quá trình tiêu dùng các yếu tố SXKD để tạo ra sản phẩm. Mục đích của KTQT chi phí là cung cấp thông tin thích hợp và kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.

Theo giáo trình KTQT doanh nghiệp (2014) của Học viện Tài chính (trang 49) thì chi phí sản xuất trong KTQT được hiểu như sau: “ Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một thời kỳ nhất định ”.

Vì vậy, CP được hiểu như là phí tổn mà DN đã thực tế bỏ ra trong quá trình hoạt động SXKD hàng ngày hoặc có thể là CP ước tính khi thực hiện dự án này hoặc giá trị lợi ích mất đi khi thực hiện dự án khác.

❖ Phân loại chi phí trong KTQT:

Chi phí SXKD của doanh nghiệp có nhiều loại. Để phục vụ cho việc nhận diện, phân loại, hạch toán, kiểm tra thì CP cần được phân loại theo tiêu thức phù hợp. Dưới đây là một số cách phân loại chi phí:

- Phân loại theo mối quan hệ của CP với khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

+ “Chi phí sản phẩm: là khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi phí sản phẩm là giá vốn hàng mua bao gồm giá mua hàng hóa và chi phí khâu thu mua hàng hóa (khi hàng chưa bán) và trở thành giá vốn hàng bán khi hàng hóa được bán.”

+ “Chi phí thời kỳ: là các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng tồn kho - tài sản, nên không được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán mà được tham gia xác định kết quả kinh doanh ngay trong kỳ phát sinh. Vì vậy, chi phí thời kỳ được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc phát sinh và bù đắp CP này chỉ xảy ra trong cùng một kỳ.”

17

+ “Chi phí khả biến (chi phí biến đổi/biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có thể là: số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu bán hàng thực hiện...Biến phí có thể tồn tại dưới nhiều hình thức:

• Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí mà tổng CP tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạt động ví dụ như chi phí hoa hồng trả đại lý, CP nhân công trực tiếp...

• Biến phí thay đổi không tỷ lệ trực tiếp: là trường hợp mà tốc độ tăng của tổng biến phí nhanh hơn tốc độ tăng của khối lượng hoạt động hoặc ngược lại.”

+ “Định phí (Chi phí bất biến/ chi phí cố định): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Xét trên tổng định phí thì không thay đổi nhưng nếu xét định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Tức là dù doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hay không thì vẫn tồn tại định phí. Cũng giống như biến phí, định phí cũng tồn tại dưới nhiều hình thức:

• Định phí tuyệt đối: Tổng ĐP không thay đổi khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động nhưng CP của một đơn vị khối lượng hoạt động thay đổi tỷ lệ nghịch với khối lượng hoạt động.

• Định phí cấp bậc: Là những CP có tính chất tương đối, nó chỉ có giới hạn trong mức độ hoạt động nhất định. Nếu khối lượng hoạt động tăng lên thì khoản CP này sẽ tăng lên một mức mới nào đó.

• Định phí bắt buộc: Là những ĐP không thể thay đổi một cách nhanh chóng, thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức SXKD của doanh nghiệp.

• Định phí không bắt buộc: là các ĐP có thể thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Định phí không bắt buộc thường liên quan đến kế hoạch ngắn hạn và tác động đến CP của doanh nghiệp hàng năm, có thể cắt bỏ khi không cần thiết.”

18

+ “Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và biến phí. Chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều trong thực tế doanh nghiệp như: chi phí điện thoại, chi phí vận tải hàng hóa...”

- Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định:

+ “Chi phí kiểm soát được: là những chi phí mà các nhà quản trị xác định được lượng phát sinh của nó, có quyền quyết định về sự phát sinh chi phí đó, các nhà quản lý kiểm soát được những chi phí đó.”

+ “Chi phí không kiểm soát được: là những chi phí mà các nhà quản trị không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó, không có quyền quyết định với khoản CP đó. Chi phí không kiểm soát được tùy thuộc vào hai nhân tố cơ bản:

• Đặc điểm phát sinh của CP trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

• Sự phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.”

Có thể thấy, có rất nhiều cách phân loại CP, tuy nhiên các DN cần có sự lựa chọn cách phân loại CP phù hợp với mục đích quản trị, phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh.

• Phương pháp tập hợp chi phí:

Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tập hợp CP phù hợp với từng loại CP và mục đích sử dụng:

- “Phương pháp tập hợp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí riêng biệt.”

- “Phương pháp phân bổ gián tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu CP phát sinh riêng cho từng đối tượng được”.

Khi thực hiện phân bổ CP, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các tiêu thức sau: giờ công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng...

19

1.1.2.3. Nội dung KTQT doanh thu, chi phí.

* Nội dung KTQT doanh thu

Để đáp ứng yêu cầu quản trị DT các doanh nghiệp cần tổ chức kế toán chi tiết cho từng khoản DT. Ngoài việc, sử dụng các tài khoản kế toán DT như kế toán tài chính, kế toán DN cần mở riêng sổ chi tiết và các tài khoản kế toán DT cho từng sản phẩm, từng hoạt động. Đối với các DN có hoạt động xuất nhập khẩu, kế toán cần mở sổ theo dõi chi tiết hàng xuất khẩu. Đặc biệt đối với hàng hóa có thuế suất khác nhau thì mở sổ chi tiết theo các loại thuế suất khác nhau đó. Sổ chi tiết có kết cấu khác nhau nhưng vẫn cần đảm bảo các nội dung sau:

- Ngày, tháng ghi sổ

- Số hiệu, ngày lập chứng từ - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Tài khoản đối ứng

- Số lượng, đơn giá, thành tiền của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ - Các khoản giảm trừ DT

* Nội dung KTQT chi phí:

Để thực hiện KTQT CP một cách hiệu quả, trước hết kế toán doanh nghiệp cần phân loại được các khoản mục chi phí theo mục đích quản trị v à xác định được CP được tập hợp trực tiếp hay phân bổ để ngay từ khâu chứng từ kế toán cần xác định và phân loại chính xác. Đối với CP phân bổ gián tiếp, việc phân bổ chi phí được tiến hành theo trình tự sau

- Xác định hệ số phân bổ:

Tổng chi phí cần phân bổ

Hệ số phân bổ (H) = _________„________ F ________ɪ_________„___ Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ - Xác định mức phân bổ cho từng đối tượng

Ci = Ti x H

20

Ti : đại lượng tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i H : hệ số phân bổ

Một phần của tài liệu KẾ TÓAN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỎ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG BIỂN ĐÔNG TẠI HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w