Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu KẾ TÓAN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỎ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG BIỂN ĐÔNG TẠI HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 76)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Thực tế công tác kế toán công ty cho thấy ngoài những ưu điểm kể trên còn tồn tại những tồn tại sau:

- Về bộ máy kế toán: Do đặc thù ngành nghề kinh doanh, mỗi một mã vé được tính như một loại hàng hóa không có sự trùng lắp chính vì thế, khối lượng ghi chép của phòng kế toán rất nhiều. Nhưng hiện tại chưa có sự hỗ trợ triệt để của phần mềm kế toán, do đó mỗi một nhân viên phòng kế toán đều phải thực hiện thêm nhiều phần hành kế toán. Ví dụ như chưa có kế toán riêng về mảng KTQT, vì vậy kế toán tổng hợp và kế toán trưởng vẫn đang phải kiêm nhiệm phụ trách mảng KTQT.

- Về tình hình sử dụng máy tính và phần mềm kế toán: Công ty vẫn đang áp dụng các công cụ hỗ trợ như excel trong cả quá trình ghi sổ kế toán,

62

lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị cũng như việc lập dự toán hàng năm. Điều đó gây ra khối lượng công việc cho bộ phận kế toán nhiều hơn vì phải thực hiện ghi các sổ đồng thời mà không thể thực hiện lấy trực tiếp từ các sổ như việc sử dụng phần mềm. Do đó, không thực hiện đánh giá việc sử dụng tiết kiệm chi phí hay tăng trưởng doanh thu giữa kì thực hiện so với kì trước hoặc kì kế hoạch mà chỉ thực hiện đánh giá sau một năm tài chính. Công ty cũng đang thực hiện việc viết tiếp phần mềm kế toán ở một số phần hành khác ngoài việc xuất hóa đơn và quản lý vé xuất như hiện nay, nhưng do có sự hạn chế trong việc hiểu biết của bộ phận công nghệ thông tin không có chuyên môn về kế toán, dẫn đến việc xây dựng phần mềm rất mất thời gian của cả phòng công nghệ thông tin và phòng kế toán.

- Về sổ sách kế toán và tài khoản áp dụng: Chưa có sự đồng nhất của tài khoản kế toán trong công tác kế toán tài chính và KTQT. Ở KTQT doanh thu chi phí chia chi tiết theo bộ phận phòng bán vé, nhưng trong kế toán tài chính đang chỉ phân ra doanh thu chịu thuế GTGT 10% và 0% nên chỉ chia doanh thu theo doanh thu vé quốc tế và doanh thu vé nội địa.

- Về chi phí:

+ Phân loại chi phí: Công ty chưa tiến hành phân loại CP một cách cụ thể theo mục đích kiểm soát, tiết kiệm chi phí hay trong sử dụng hiệu quả chi phí mà mới dừng lại việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và phân loại theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, trong báo cáo quản trị mới dừng lại ở so sánh số tương đối về mức độ sử dụng chi phí giữa dự toán chi phí và thực tế phát sinh, mà chưa có sự đánh giá được việc sử dụng tiết kiệm hay không hiệu quả chi phí trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

+ Về phân bổ chi phí: Đối với các khoản CP không chia tách được cho bộ phận hoặc báo cáo quản trị của từng bộ phận thì kế toán thực hiện phân bổ chi phí. Việc phân bổ CP được thực hiện nhưng mang tính chất ấn định theo tỉ

63

lệ là 50% - 50% ( chia đều cho cả bộ phận GSA và bộ phận Conso) mà không thực hiện theo một cách tính, một tiêu thức nào cụ thể .

+ Phân tích chi phí: Việc phân tích các thông tin doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh: công ty chưa thực hiện phân tích điểm hòa vốn cũng như việc phân tích mối quan hệ doanh thu - chi phí - lợi nhuận, một trong những phân tích quan trọng trong công tác KTQT.

64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu thực tế tại Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ hàng không Biển Đông tại Hà Nội cho thấy công tác kế toán được tổ chức đảm bảo nguyên tắc kế toán và theo đúng qui định của pháp luật. Đã có sự tách biệt giữa kế toán tài chính và KTQT.

Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tiến hành lập dự toán doanh thu, chi phí trong kỳ tuy nhiên vẫn chưa có sự so sánh đánh giá một cách tổng quát sự tăng trưởng doanh thu hay tiết kiệm chi phí giữa kì này với kì trước hay giữa số liệu thực tế với dự toán đã lập từ đầu năm tài chính.

Đối với kế toán tài chính, do đặc thù ngành nghề kinh doanh do đó cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề hạch toán ghi nhận doanh, thu nhập. Tuy nhiên, trong thời gian tới bộ phận kế toán công ty nên khắc phục những khó khăn trong công tác kế toán để hoàn thiện hơn công tác kế toán đơn vị, phát huy vai trò, chức năng của bộ phận kế toán.

65

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG BIỂN

ĐÔNG TẠI HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển công ty.

Đối với hoạt động mở rộng đại lý, trong năm 2019 công ty vẫn tiếp tục mở rộng đại lý cấp 2 trên trải dài từ miền trung đổ ra theo phân chia thị trường với công ty mẹ. Dự kiến năm 2019 công ty chính thức tham gia làm đại lý cấp 1 cho hãng không mới tham gia thị trường là Bamboo airway. Hãng hàng không này chính thức mở bán đợt bay đầu tiên vào tháng 1 năm 2019.

Mặt khác, công ty phấn đấu trở thành quản lý khu vực miền Bắc của IATA Việt Nam. Duy trì vị thế dẫn đầu trong top đại lý bán vé tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng như thị trường Việt Nam. Mở rộng trở thành đại diện chính thức cho một số hãng hàng không hiện tại chưa có văn phòng giao dịch tại Việt Nam.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh. định kết quả kinh doanh.

3.2.1. về tổ chức bộ máy kế toán

- Bổ sung nhân lực cho phòng kế toán để tránh việc kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán, thực hiện theo hướng chuyên môn hóa. Xem xét tổ chức và sắp xếp lại bố máy kế toán của Công ty theo hướng gọn nhẹ, nhưng hiệu quả, để phát huy vai trò công cụ quản lý.

- Kiểm tra thường xuyên các phần hành kế toán. Chú trọng công tác đào tạo các chế độ, chính sách mới cho kế toán cả về kế toán tài chính và KTQT

Khoản mục chi phí Biến phí Địnhphí hỗn hợpChi phí

1 .Chi phí thuê văn phòng__________________ x

66

- Phân công công việc rõ ràng, qui định rõ nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của nhân viên kế toán để từ đó có công cụ thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong từng phần hành đảm nhiệm và trong toàn bộ hệ thống kế toán.

- Xây dựng qui trình làm việc cho từng phần hành kế toán một cách khoa học, hợp lý, đúng đắn.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng phần mềm kế toán cả trên kế toán tài chính và KTQT, bổ sung nhân sự phần hành kế toán quản trị, đặc biệt là những nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này giúp cho vai trò của bộ phận KTQT hoạt động hiệu quả trong việc ra quyết định của nhà quản lý.

3.2.2. Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh doanh

3.2.2.1. Theo góc độ kế toán tài chính

- Về sổ sách kế toán và tài khoản áp dụng: Công ty nên chi tiết thêm tài khoản doanh thu trong kế toán tài chính cũng theo bộ phận phòng vé như trong báo cáo quản trị để có sự đồng bộ cả kế toán tài chính và KTQT, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập báo cáo quản trị mà không cần tiến hành phân loại lại báo cáo tài chính mỗi khi có yêu cầu lập báo cáo quản trị. Cụ thể phân tách như sau:

TK 51131 - Doanh thu bán vé bộ phận GSA

TK 511311 - Doanh thu bán vé quốc tế AY- CTO TK 511312 - Doanh thu bán vé quốc tế AY - BSP TK 511313 - Doanh thu bán vé quốc tế SA

TK 511314 - Doanh thu bán vé quốc tế DL

TK 51132 - Doanh thu bán vé bộ phận CONSO

TK 511321 - Doanh thu bán vé quốc tế TK 511322 - Doanh thu bán vé nội địa

67

TK 511323 - Doanh thu dịch vụ xuất vé

TK 5118 - Doanh thu khác

3.2.2.2. Theo góc độ kế toán quản trị

❖ Hoàn thiện phân loại chi phí:

Phân loại chi phí là việc quan trọng và ưu tiên đầu tiên mà bất cứ hệ thống KTQT nào cũng phải làm. Để thực hiện lập dự toán, kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng CP thì yêu cầu đầu tiên đối với người thực hiện công việc này phải có sự hiểu biết sâu sắc về CP của đơn vị. Như đã nói trong phần hạn chế tại công ty mới phân loại chi phí theo chức năng hoạt động và phân loại theo nội dung kinh tế. Cách phân loại này mới chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin Kế toán tài chính. Đối với hệ thống KTQT chi phí, cần phân loại chi phí theo mức độ hoạt động nhằm để có thể cung cấp đặc điểm biến động chi phí trong kì. Biến phí và định phí được sử dụng nhiều hơn trong các quyết định ngắn hạn của nhà quản trị và trong lập kế hoạch chi phí. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1. BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI QUAN HỆ VỚI MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG

2.Tiền điện______________________________ x

3.Cước điện thoại, internet x

4. Công tác phí x

5. Lương và các khoản trích theo lương nhân viên

- Lương phòng kế toán, lương giám đốc, lương

phòng công nghệ thông tin - Lương nhân viên phòng vé

x

x 6.Chi phí văn phòng: nước uống nhân viên....

x

8.Phí chuyển khoản x

9. Chi phí chuyển phát nhanh x

10. Quỹ bảo hiểm xuất vé x

11. Chi phí khám sức khỏe định kì hàng năm,

đồng phục cho nhân viên x

12. Chi phí tiếp khách x

13. Chi phí hội nghị khách hàng

x

STT Khoản mục Dự toán Thựchiện Chênhlệch Nguyênnhân

ĩ Chi phí tiếp khách

2 Hội nghị khách hàng

3 Chi phí chuyển phát nhanh...

68

Với cách phân loại này là cơ sở thực hiện KTQT chi phí. Giúp cho việc hoạch định, kiểm soát CP và nghiên cứu mối quan hệ CP với khối lượng và lợi nhuận để đề đưa ra các quyết định phù hợp: quyết định về việc mở rộng việc lựa chọn thêm các đại lý cấp 2 hay không, quyết định tham gia làm đại lý cấp 1 cho các hãng hàng không mới tham gia thị trường hay không tham gia.

Để đánh giá việc thực hiện tiết kiệm chi phí hay không, trong báo cáo quản trị công ty cần có báo cáo việc kiểm soát chi phí nhằm mục đích: so sánh giữa định mức và kết quả thực hiện để nhà quản trị đánh giá được tiết kiệm CP hay lãng phí CP ở từng bộ phận, phòng ban.

Bảng 3.2. BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ BỘ PHẬN....

Chỉ tiêu Hãng/ bộ phận Hãng/bộ phận Tổng cộng Kỳ

trước Kỳ này

Kỳ

trước Kỳ này trướcKỳ Kỳ này

KH TH KH TH KH TH

1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán 3.CP bán hàng 4.Chi phí QLDN 5.Lợi nhuận gộp 6.Chi phí thuế TNDN 7.Lợi nhuận sau thuế

69

Đối với báo cáo định kỳ: cung cấp thông tin về kết quả hoạt động SXKD là cơ sở giúp DN kiểm soát, đánh giá, ra quyết định và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế công ty. Cần có báo cáo số liệu chi tiết của từng bộ phận và của toàn công ty. Công ty nên bổ sung việc lập dự toán CP cho từng kỳ báo cáo riêng biệt của từng bộ phận ví dụ như bộ phận GSA nên bổ sung lập dự toán theo quí (do công ty thực hiện báo cáo quản trị của bộ phận GSA theo quí) và bộ phận conso nên thực hiện lập dự toán theo tháng để có số liệu so sánh ở mỗi kì báo cáo việc thực hiện chi phí như sau:

Bảng 3.3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH BỘ PHẬN.../TOÀN CÔNG TY

Nội dung

Tháng... năm

Nguyên nhân Dự toán Thực hiện Chênh lệch

1.Doanh thu bán vé l.l.Hãng Delta 1.2. Hãng SA 1.3. Hãng AY 1.4. Bộ phận conso 2. Chi phí... 3. Lợi nhuận....

Hệ thống báo cáo đánh giá kết quả thực hiện của từng bộ phận (phòng bán vé) giữa kế hoạch và thực hiện để cung cấp thông tin phù hợp, hiệu quả

10

trong việc đánh giá việc sử dụng CP của từng bộ phận và trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình sử dụng CP. Tuy nhiên, đánh giá kết quả thực hiện của từng bộ phận còn là tiêu chí đánh giá mức lương thưởng của từng bộ phận vào cuối năm. Vì vậy, việc đánh giá đem đến thông tin chính xác cho lãnh đạo công ty khi thực hiện ra quyết định thưởng tháng lương thứ 13 và thưởng cho việc hoạt động hiệu quả của một năm tài chính.

Bảng 3.4. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN THÁNG/ QUÍ/NĂM....

❖ Phân bổ chi phí chung cho bộ phận kinh doanh:

Đối với những khoản CP không thể phân loại chi tiết cho bộ phận nào trực tiếp tạo ra doanh thu nào, thì kế toán thực hiện phân bổ CP. Tuy nhiên kế toán công ty chia tách thành hai bộ phận xuất vé riêng biệt là GSA và conso, tuy nhiên khi phân bổ CP kế toán hiện thời đang chia theo tỷ lệ 50 - 50 mà

Doanh thu an toàn Doanh thu thực tế

~~r - 1 ~ 'j ~ Tl ~^ ʌ 7 ~ •

Lợi nhuận trước thuê và lãi vay

71

không sử dụng bất kì tiêu thức phân bổ nào. Vì vậy, công ty cần tiến hành phân bổ CP cho từng loại doanh thu công ty đang tách theo phòng bán vé và cách thức phân bổ theo doanh thu bán vé của từng bộ phận so với tổng doanh thu

Tiêu thức phân bổ chi phí chung như sau:

λ Chiphí cầnphân bổ Doanh thu bán vé

Chi phí chung cần phân bổ

= ________________________ x trong kỳ của bộ

cho bộ phận i Tổng doanh thu bán vé

phận i trong kỳ

❖ Phân tích thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh:

Phân tích tình hình quản lý CP và KQKD qua việc phân tích các tỷ suất: - Tỷ suất giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần

- Tỷ suất CP bán hàng/ doanh thu thuần - Tỷ suất chi phí QLDN/ doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh/ doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu thuần

Phân tích báo cáo tài chính nhằm xác định KQKD sẽ cho phép công ty đánh giá được các mặt hoạt động của mình trên các chỉ tiê u DT, CP, lợi nhuận. So sánh thực hiện bằng cả số tương đối và số tuyệt đối để thấy được mức độ biến động của lợi nhuận, đồng thời đánh giá cơ cấu lãi qua các năm để thấy được lợi nhuận chính của công ty bộ phận bán vé nào mang lại. Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải thể hiện được các chỉ tiêu: Doanh thu bán hàng, tổng BP, tổng ĐP, lãi bộ phận, thu nhập thuần trước thuế, Chi phí thuế TNDN, thu nhập thuần sau thuế...

Ngoài ra, công ty cần tiến hành phân tích điểm hòa vốn nhằm mục đích đánh giá các phương án kinh doanh. Cần xem xét sự ảnh hưởng của các yếu

72

tố CP biến đổi, CP cố định đến lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định,các chính sách kinh doanh hợp lý.

Doanh thu hòa vốn

Chiphí cố định Tỷ lệ lợi nhuận gộp

Doanh thu cần thiết để đạt lợi nhuận kế hoạch

Lợi nhuận kế hoạch + chi phí cố định Tỷ lệ lợi nhuận gộp

Tỷ lệ doanh thu an toàn

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

Báo cáo quản trị tại công ty là cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo, các cấp quản lý ra quyết định quản trị. Báo cáo không đầy đủ, rõ ràng có thể ảnh

Một phần của tài liệu KẾ TÓAN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỎ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG BIỂN ĐÔNG TẠI HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w