Xây dựng quy chế bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

Một phần của tài liệu LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠIBỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÔNG MÃ (Trang 93 - 109)

Phụ trách kế toán cần tham mưu cho Ban giám đốc để xây dựng quy chế bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán tại BV. Bố trí, sắp xếp kho lưu trữ có đầy đủ thiết bị bảo quản, đảm bảo tài liệu không bị mối mọt, hư hại, mất mát, hoai mục, chứng từ được sắp xếp, phân loại đúng trình tự phát sinh và theo từng bộ hồ sơ riêng biệt, dễ dàng tra cứu khi có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.

Xã hội hóa y tế là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thực hiện trong thời gian dài, nhằm vận động mọi người, mọi lực lượng trong xã hội tích cực đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực y tế và góp phần đưa xã hội đi lên. Chính phủ đã không ngừng quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích việc xã hội hóa các bệnh viện công nói chung và BVĐKH Sông Mã nói riêng, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.3.1 Đối với Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã

Lãnh đạo đơn vị cần sát sao hơn nữa đối với hoạt động TCKT, tạo mọi điều kiện để công tác kế toán được hoàn thành đúng thời gian quy định, tìm các giải pháp thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư thông qua hình thức hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân bên trong và ngoài BV, đa dạng hóa dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu.

Bên cạnh đó, kế toán cần chú trọng tới việc phân tích BCTC, ngoài chức năng kế toán tài chính, kế toán viên cần phát huy vai trò chức năng kế toán quản trị của mình nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều hành của ban lãnh đạo, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có, khai thác hết tiềm năng đồng thời đưa ra các dự đoán trong tương lai.

Cán bộ kế toán cần nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc thay đổi cơ cấu của BVĐKH Sông Mã, không chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải thành thạo công nghệ thông tin, ứng dụng tin học vào công việc hàng ngày, giảm nguồn dữ liệu trung gian, tiết kiệm thời gian và chi phí cho BV.

Đối với các dịch vụ KCB theo yêu cầu, kế toán cần xác định rõ cơ cấu biến phí, định phí trong mỗi loại, để từ đó có lộ trình xây dựng cơ cấu giá hợp lý, sử dụng biện pháp can thiệp thay đổi chi phí phù hợp với định hướng phát triển chung của cả BV trong từng thời kì. Hơn nữa, cần tách bạch chi phí khấu

79

hao của tài sản dùng chung cho các mục đích, để đánh giá đúng chi phí cấu thành của từng hoạt động.

3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã

Sông Mã vẫn là một trong số các huyện khó khăn của tỉnh, địa bàn rộng, địa hình không bằng phẳng, giao thông qua lại khó khăn, đặc biệt là mùa mua lũ, đời sống kinh tế chua phát triển, trình độ dân trí cao thấp khác nhau, hiểu biết về các vấn đề sức khoẻ chua cao, chi phí cho chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ngày càng lớn, trong khi đó đầu tu cho lĩnh vực này còn thấp, chính vì vậy, các cấp chính quyền địa phuơng cần tăng cuờng hỗ trợ nguồn kinh phí thuộc nhóm chi cho chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý, điều hành đơn vị, để có những chỉ đạo, huớng dẫn kịp thời nhằm duy trì tốt hoạt động của BV.

3.3.3 Đối với Bộ y tế và Bộ tài chính

BYT, BTC cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tạo mọi điều kiện cho các đơn vị y tế công lập thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xã hội hóa lĩnh vực y tế.

Hiện nay, bộ phận kế toán công Việt nam đã có những buớc chuyển biến rõ rệt, tuy vậy kế toán khu vực công vẫn còn một khoảng cách rất lớn với các chuẩn mực kế toán công quốc tế, nhất là buớc cuối cùng trong quy trình hạch toán kế toán là lập BCTC. Do đó, BTC cần ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam để tiến gần hơn với chuẩn mực kế toán công quốc tế trong điều kiện phù hợp với đặc điểm kế toán HCSN Việt Nam.

Trong thời gian tới BYT cần phối hợp với BHXH Việt Nam để có các thông tu, công văn chỉ đạo, huớng dẫn thống nhất, giải quyết những vuớng mắc của các đơn vị y tế khi thực hiện thanh quyết toán với cơ quan bảo hiểm địa phuơng, nhằm đẩy nhanh tiến độ công việc, tạo ra sự chủ động trong việc quản lý, sử dụng nguồn thu của các đơn vị y tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn, tác giả đưa ra những định hướng phát triển trong thời gian tới của BV về cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy cơ chế tự chủ tại BV, đồng thời dựa trên kết quả đánh giá thực trạng tại chương 2, luận văn đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lực kế toán, hướng tới cơ chế tài chính như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, tăng cường ứng dụng thông tin, kiểm tra giám sát các hoạt động của công tác TCKT tại BV. Luận văn đề xuất một số kiến nghị với cơ quan cấp trên để có thể hoàn thiện hơn nữa công tác lập BCTC tại bản thân đơn vị và các ĐVSNCT khác trong nền kinh tế.

81

KẾT LUẬN

Luận văn “Lập báo cáo tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã” đã tiến hành nghiên cứu về cách thức lập báo cáo tài chính tại các ĐVSNCT. Từ thực trạng công tác lập báo cáo tại BV, tác giả đua ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cuờng hiệu quả của công tác kế toán, nâng cao chất luợng báo cáo tài chính tại đơn vị, luận văn đã đóng góp thêm một số nội dung vào tài liệu tham khảo cho các đối tuợng quan tâm tới lĩnh vực TCKT nhu sau:

Hệ thống hóa các khái niệm liên quan tới đơn vị hành chính sự nghiệp, mục đích, yêu cầu, nội dung kết cấu cũng nhu phuơng pháp lập BCTC tại ĐVSNCT bao gồm: BCTHTC, BCKQHĐ, BCLCTT và thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích một số nhân tố tác động tới chất luợng BCTC nhu: môi truờng pháp lý, môi truờng làm việc, phần mềm kế toán, trình độ của nhân viên kế toán , trình độ của nhà quản lý , hoạt động giám sát.

Đánh giá thực trạng để đua ra các uu, nhuợc điểm của công tác kế toán tại BVĐKH Sông Mã từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao chất luợng nguồn nhân lực tài chính, kế toán, huớng cơ chế tài chính của đơn vị nhu doanh nghiệp, tăng cuờng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán, tăng cuờng công tác tự kiểm tra, giám sát tài chính, kế toán, xây dựng quy chế bảo quản, luu trữ tài liệu kế toán qua đó giúp đơn vị phát huy đuợc các mặt mạnh, hạn chế các điểm yếu kém, đua BV ngày một phát triển lớn mạnh hơn, bắt kịp đà phát triển của kinh tế trong và ngoài nuớc.

Tuy nhiên luận văn mới chỉ dừng ở việc tập chung vào cách lập BCTC mà chua chú trọng đến việc phân tích báo cáo, một phần hành quan trọng góp phần không nhỏ mang lại lợi ích cho đơn vị nếu đuợc quan tâm đúng đắn, nhận thức đuợc điều đó nên có lẽ đây cũng là một gợi mở mới cho huớng nghiên cứu sắp tới của tác giả.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong qua trình nghiên cứu lý luận cũng nhu thực tiễn nhung luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn rất mongnhận đuợc những đóng góp ý kiến của các thày cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp để nâng cao tính khả thi của các giải pháp và giúp cho những nội dung nghiên cứu đuợc tiếp tục hoàn thiện hơn nữa trong tuơng lai gần.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của

BTC hướng dân thi hành nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các thông tư về thuế

2. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10

năm

2017 hướng dân chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

3. Bộ Y tế (2010), Báo cáo khảo sát tình hình thực hiện Nghị định

43/2006/NĐ-CP trong hệ thống BVcông lập.

4. Bùi Thị Yến Linh (2014), Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế

công

lập tỉnh Quảng Ngãi, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của

Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

công lập.

6. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/ NĐ-CP của Chính phủ quy định

về

chế độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập công.

7. Diệp Tiên (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài

chính của đơn vị sự nghiệp công lập - Nghiên cứu trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế thành

phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

8. Đoàn Nguyên Hồng (2010), Hoàn thiện tổ chức kế toán tài chính tại

Bệnh

thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

10.Lê Thị Thanh Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong

các bệnh viện trực thuộc Bộ y tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế,

Trường đại học Thương Mại, Hà Nội.

11.Lê Thị Thúy Hằng (2017), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại

Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, Trường đại học lao động - xã hội, Hà Nội.

12.Nghiêm Văn Lợi (2007), Giáo trình Kế toán đơn vị hành chính sự

nghiệp,

Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13.Ngô Nữ Quỳnh Trang (2014), Hoàn thiện công tác kế toán tại bệnh

viện

tâm thần thành phố đà năng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh,

Trường Đại học Đà Nang, Đà Nang.

14.Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực

công

Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh, Hồ Chí Minh.

15.Phạm Duy Linh (2008), Giáo trình tài chính hành chính - sự nghiệp,

Nhà

xuất bản Tài chính, Hà Nội.

16.Phạm Thị Thanh Hương (2017), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các

PHỤ LỤC

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, khoa trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí BVĐKH Sông Mã

Ban giám đốc

*Giám đốc

-Chịu trách nhiệm điều hành và quyết định mọi công việc của BV

- Xây dựng kế hoạch theo từng tháng, quý, năm để phát triển BV

- Xây dựng cơ cấu hợp lí, trang thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đuợc BYT phê duyệt

-Kiểm tra giám sát hoạt động chuyên môn

- Xây dựng quy chế công tác, chyên môn của các khoa phong trong BV - Quy định cụ thể nhiệm vụ chức năng trách nhiệm của thành viên trong

bệnh viện

- Mở rộng hợp tác trong và ngoài nuớc nhằm phát triển mọi nguồn lực

* Phó giám đốc Chuyên môn

- Giúp giám đốc quản lý về mặt chuyên môn

- Tổ chức các khoa phòng, nhân sự hợp lí để quá trình KCB đuợc thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao.

- Chịu trách nhiệm về vấn đề chuyên môn trong BV.

- Kí những văn bản liên quan đến chuyên môn đã đuợc giám đốc ủy quyền

Phó giám đốc Duợc:

- Giúp giám đốc quản lý các vấn đề liên quan tới công tác duợc tại BV - Báo cáo giám đốc tình hình quản lý thuốc và xuất nhập thuốc.

- Chỉ đạo, điều hành hoạt động của hội đồng thuốc, vật tu của BV

- Đảm bảo đủ cơ cấu thuốc, vật tu phục vụ công tác khám chữa bệnh của bệnh viện

1. Phòng tổ chức hành chính

- Căn cứ vào nhiệm vụ chung của BV, lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực, đào tạo nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân lực để trình giám đốc

xét duyệt và tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thực hiện công tác cán bộ quản lý hồ sơ lí lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.

- Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa, phòng trình giám đốc BV xét duyệt, tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong

công việc có liên quan.

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành Y tế đối với mọi thành viên và người bệnh trong BV.

- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách, văn hoá, ngoại ngữ để nâng

cao y

đức, tinh thần trách nhiện và thái độ phục vụ.

- Phối hợp với các khoa, phòng chức năng đề xuất với giám đốc BV giải quyết các vấn đề có liên quan đến người bệnh thuộc diện chính sách xã hội.

- Nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của mọi thành viên trong BV để đề xuất với giám đốc xem xét, giải quyết.

2. Phòng kế hoạch nghiệp vụ

- Căn cứ vào nhiệm vụ của BV, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của BV.

Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.

- Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn BV.

- Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong BV, giữa BV với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác

khám bệnh chữa bệnh của BV.

- Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

- Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của BV và quy định của Nhà nước.

- Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. - Tổ chức công tác thường trực toàn BV.

- Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của BV để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên.

- Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác để trình giám đốc và các tổ chức thực hiện.

3. Phòng TCKT

- Lập dự toán thu chi ngân sách hàng năm.

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán, và cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về tài chính.

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị; kiến nghị với Giám đốc đơn vị xử lý hành vi vi phạm

- Tính toán chi tiền hỗ trợ của quỹ KCB nguời nghèo cho bệnh nhân và thực hiện báo cáo quyết toán với phòng TCKH Sở Y tế Sơn La

4. Phòng Điều dưỡng

- Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều duỡng trong bệnh viện để trình

Một phần của tài liệu LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠIBỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÔNG MÃ (Trang 93 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w