ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 42)

TÁC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Co-opBank là ngân hàng của tất cả các QTDND do các QTDND và một số pháp nhân góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ

thống, hỗ trợ tài chính, điều hoà vốn trong hệ thống các QTDND. QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Đây là một hoạt động về nguyên tắc mang tính phi lợi nhuận, lấy việc tương trợ cộng đồng làm mục tiêu chính.

Hoạt động chủ yếu của Co-opBank là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các QTDND. Do đặc thù của các QTDND là hoạt động gắn với địa bàn nông nghiệp, nông thôn và thành viên là các hộ gia đình nông dân nên thực chất hoạt động của Ngân hàng Hợp tác cũng gắn liền với địa bàn này là chủ yếu. Hoạt động của các QTDND không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Ở những nơi có QTDND, người dân thuận lợi hơn trong việc tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ cho vay nặng lãi, góp phần ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị, xã hội ở khu vực nông thôn... Đặc biệt là ở nhiều địa bàn, vùng sâu, vùng xa trong khi Nhà nước và các loại hình TCTD khác gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận đưa vốn đến với người dân thì các QTDND lại tỏ ra rất phù hợp, vì mô hình QTDND đã phát huy được tinh thần nội lực của người dân để tự giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chính bản thân họ; đồng thời thực hiện có hiệu quả các chương trình tiết kiệm, huy động tiềm năng trong nhân dân để phục vụ cho đầu tư tại chỗ, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư. Ngân hàng Hợp tác đã xây dựng và cung ứng nhiều sản phẩm cho vay đối với QTDND, đáp ứng các nhu cầu vốn đa dạng của các QTDND như: cho vay mở rộng tín dụng, cho vay dự án liên kết phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay giáo viên, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ giữa Ngân hàng Hợp tác và các QTDND. Đồng thời luôn

chú trọng chăm sóc, tư vấn các QTDND trong việc sử dụng vốn đúng theo quy định, phục vụ nhu cầu của thành viên trên địa bàn.

Đối với QTDND thành viên, các sản phẩm tín dụng bao gồm:

- Cho vay mở rộng tín dụng: Là hình thức Ngân hàng Hợp tác cấp tín dụng cho QTDND với mục đích hỗ trợ QTDND cho vay thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống.

- Cho vay hỗ trợ khả năng chi trả tiền gửi: Trong trường hợp QTDND phát sinh nhu cầu chi trả tiền gửi tạm thời vượt quá khả năng chi trả của mình thì Ngân hàng Hợp tác căn cứ khả năng nguồn vốn của mình, xem xét cho vay hỗ trợ chi trả tiền gửi.

- Cho vay cầm cố số dư tiền gửi

- Cho vay đồng tài trợ: Là hình thức cho vay hợp vốn giữa Ngân hàng Hợp tác và QTDND.

Việc đồng tài trợ được áp dụng trong những trường hợp sau:

+ Nhu cầu xin vay của thành viên vượt quá giới hạn cho vay của QTDND theo quy định hiện hành.

+ Khả năng tài chính và nguồn vốn của QTDND không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của thành viên.

+ Nhu cầu phân tán rủi ro của Ngân hàng Hợp tác và QTDND.

- Cho vay theo dự án liên kết tài trợ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn:

+ Ngân hàng Hợp tác là đơn vị tài trợ vốn.

+ QTDND thành viên là đơn vị tham gia trực tiếp triển khai đến người vay.

- Cho vay từ các nguồn vốn dự án của nước ngoài (ADB, AFD, ICO, RDF...)

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w