1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG HỢP TÁ CỞ
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh
nhánh Bắc Ninh
cũng như một số ngân hàng trong nước, ta thấy mô hình tín dụng hợp tác ở Việt Nam cần nỗ lực rất nhiều để trở thành mô hình ngân hàng vững mạnh. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng có thể học hỏi một số kinh nghiệm kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của các hợp tác xã tín dụng cơ sở của Đức, Hà Lan và của các chi nhánh khác trực thuộc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm giúp hoàn thiện hơn kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng.
- Tăng cường số lượng các cuộc kiểm soát nội bộ: bên cạnh công tác kiểm soát hằng ngày đối với các nghiệp vụ quan trọng, bộ phận kiểm soát nội bộ thường có những đợt kiểm tra chuyên đề để đảm bảo độ sâu sát và cũng như mang tính cảnh báo đối với các đơn vị khác.
- Củng cố và tăng cường kiểm tra chéo giữa các bộ phận trong chi nhánh có lẽ cần được các ngân hàng chú trọng hơn. Một nghiệp vụ hoàn tất thường phải đi qua nhiều bộ phận thực hiện. Vì vậy, nếu từng nhân viên thấu hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ quy trình, quy định, không vì tin tưởng, cả nể mà cho qua các thủ tục thì rủi ro sẽ khó xảy ra. Việc phân công kiểm tra chéo giữa giám đốc và phó giám đốc, giữa bộ phận hỗ trợ và bộ phận kinh doanh, giữa bộ phận ngân quỹ và bộ phận giao dịch... cũng sẽ giảm thiểu đáng kể rủi ro.
- Thực hiện việc luân chuyển cán bộ là thực sự cần thiết để tránh các sai phạm xảy ra trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Đối với các vị trí nhạy cảm như bộ phận ngân quỹ thì việc luân chuyển lại càng quan trọng. Nếu công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện tốt, các vi phạm này có thể không xảy ra (do lo sợ bị phát hiện bởi người kế nhiệm) hoặc có thể thiệt hại sẽ thấp hơn nhiều.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chương 1 bao gồm các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu các lý luận cơ bản kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác.
2. Đưa ra bài học kinh nghiệm về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng của một số ngân hàng các nước.
Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để luận văn đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh được trình bày ở Chương 2, đồng thời có những đề xuất trong Chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM