Đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (Trang 107 - 118)

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Đây là một khâu quan trọng, là cơ sơ để ngân hàng đánh giá chính xác nhu cầu vay của khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro từ quyết định cho vay hay không cho vay. Để nâng cao chất lượng thẩm định trước hết ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định, muốn vậy ngân hàng phải cải tiến quy trình thẩm định theo hướng cụ thể hóa các bước thẩm định cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng, năng lực trình độ của cán bộ tín dụng và áp dụng các kỹ thuật tính toán hiện đại để tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết. Bên cạnh đó ngân hàng cần hoàn thiện nội dung thẩm định: thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính và năng lực kinh doanh, môi trường kinh doanh, phương án SXKD, bảo đảm tiền vay.

Ngân hàng nên tiến hành đổi mới quy trình tín dụng thực hiện tốt quy trình này sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Tại ngân hàng, cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các khâu của công trình từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng cho đến giải ngân, thu nợ nên không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Chính vì vậy, ngân hàng nên thành lập một bộ phận chuyên thẩm định tín dụng. Những nhu cầu tài trợ dài hạn thường đòi hỏi độ an toàn hơn khoản ngắn hạn nên thường cần thiết phải xử lý một lượng thông tin lớn. Do đó, sự tham gia của nhiều người trong thẩm định là rất cần thiết, đảm bảo tính chính xác, khách quan và nhanh chóng.

Thông tin là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng do đó hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý thông tin là một yêu cầu rất lớn trong công tác thẩm định. Ngoài việc tiếp nhận từ hồ sơ khách hàng cung cấp, trực tiếp phỏng vấn khách hàng, điều tra cơ sở SXKD của khách hàng, cán bộ cho vay nên có sự trao đổi thông tin, kiểm tra từ phía các chi nhánh, các NHTM và các tổ chức cho vay khác có

mối liên hệ với người xin vay. Đây là nguồn thông tin cần thiết, qua đó có thể có sự đánh giá cụ thể về năng lực và kinh nghiệm, uy tín của khách hàng trong quá khứ, trên cơ sở đó có thể hỗ trợ cho công tác thẩm định nguồn thông tin đầy đủ và cụ thể hơn về khách hàng. Ngân hàng cũng có thể thu thập thông tin qua Trung tâm thông tin tín dụng CIC, qua cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, cục quản lý thị trường, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm.. .hoặc thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin lưu trữ tại chính ngân hàng.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng

Để phù hợp với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường và tạo ra năng lực cạnh tranh cho các tổ chức tín dụng, thì lợi thế con người được xem là yếu tố căn bản, đồng thời đây là yếu tố căn bản và khó thay đổi nhất. Vì vậy, phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao được coi là một yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý của ngân hàng. Đào tạo không chỉ nhằm đạt hiệu quả cao nhất đối với các nhiêm vụ trước mắt mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu cấp thiết trong tương lai. Dưới đây là một số giải pháp ngân hàng có thể áp dụng:

Thứ nhất: Tổ chức và tạo điều kiện hơn nữa cho cán bộ, nhân viên tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn. Mỗi cán bộ không chỉ là chuyên gia về lĩnh vực mình phụ trách mà còn hiểu rõ nhiều lĩnh vực khác, không chỉ có khả năng phân tích mà còn có khả năng phán đoán để đưa ra những quyết định chính xác. Ngân hàng nên khuyến khích nhân viên chủ động tham gia đào tạo để mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh, óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp của mỗi nhân viên.

Thứ hai: Phân công đúng người đúng việc, có như vậy mới phát huy được chuyên môn, khả năng thực sự của nhân viên. Khi phân công công việc cho cán bộ nhân viên cần phải giao trách nhiệm cụ thể, không giao một cách

chung chung, gắn trách nhiệm với lợi ích của họ khi hoàn thành công việc. Đưa ra các tiêu chuẩn để cán bộ nhân viên phấn đấu, hàng năm tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ, đánh giá phân loại cán bộ, nhân viên. Có các chế độ thưởng phạt phân minh để động viên cán bộ nhân viên đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến uy tín hình ảnh của ngân hàng.

Thứ ba: Đa dạng hóa hình thức và nội dung đào tạo tại chỗ, đào tạo ở nước ngoài, mời chuyên gia giỏi về giảng dạy, liên kết với các trung tâm đào tạo. Không chỉ đào tạo về chuyên môn mà còn đào tạo các kỹ năng mềm như phong cách làm việc, thái độ với khách hàng, tinh thần đoàn kết nội bộ, đạo đức nghề nghiệp. Với cán bộ trẻ mới ra trường càng phải đào tạo thường xuyên, tạo điều kiện cho họ tham gia các nghiệp vụ phức tạp để học hỏi kinh nghiệm.

Thứ tư: Tăng cường đội ngũ cán bộ nhân viên. Hiện nay, nhu cầu về vốn ngân hàng rất đông. Số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng còn ít, vì vậy ngân hàng nên tăng cường đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng để giảm số lượng công việc cho mỗi cá nhân. Việc tăng cường đội ngũ cán bộ, nhân viên và sắp xếp công việc hợp lý để tránh được tình trạng quá tải giúp cho họ làm việc có hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.

- Đa dạng hóa hình thức cho vay và mở rộng quan hệ khách hàng.

Để tăng cường dư nợ và hạn chế rủi ro ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức cho vay. Đặc biệt là cần áp dụng nhiều hình thức cho vay mới phù hợp với sản xuất nông nghiệp, phù hợp với trình độ dân trí, tiềm lực kinh tế của những người sản xuất nông nghiệp. Các hình thức có thể áp dụng như cho vay trả góp đối với hộ nông dân, cho vay thông qua các tổ chức trung gian như các trạm thu mua, các tổ chức cung ứng vật tư phân bón nông nghiệp, các nông trường thông qua các tổ chức hội, các đoàn thể, các tổ chức xã hội nghề

nghiệp, thực hiện cho thuê tài chính để cho thuê các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị. Với khách hàng, cần kiên nhẫn giảng giải để cho họ thấy được những lợi ích mà hình thức này mang lại.

Khách hàng luôn là nhân tố quan trọng của ngân hàng, có được khách hàng đã khó, giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng còn khó hơn. Ngân hàng cần dành thời gian và công sức để “chăm sóc” các mối quan hệ với khách hàng đặc biệt là khách hàng lâu năm. Ngoài những ưu đãi về lãi suất, ngân hàng có thể tư vấn miễn phí cho khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng hoàn thành hồ sơ khi giao dịch với ngân hàng...

Việc tìm kiếm khách hàng mới có thể được thực hiện thông qua việc đẩy mạnh hoạt động marketing. Nhiệm vụ của hoạt động ngân hàng là thu hút được khối lượng lớn khách hàng thuộc mọi tầng lớp dân cư với thu nhập, tâm lý và sở thích khác nhau. Vì vậy, việc ứng dụng các nguyên tắc của marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các biện pháp mà ngân hàng cần thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn. Hình thức tuyên truyền, quảng cáo phải đa dạng như phát tờ rơi, thông qua các phương tiện thông tin hoặc để sách giới thiệu ở phía ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc trong khi chờ đợi. Nội dung giới thiệu cụ thể, rõ ràng để bất kỳ ai cũng có thể hiểu được. Ngân hàng phải tìm cách để mọi khách hàng biết đến hoạt động của mình, cho khách hàng thấy được lợi ích khi tiến hành giao dịch với ngân hàng. Tạo lập phong cách chuyên nghiệp và thái độ nhiệt tình của nhân viên cũng rất lớn trong việc thu hút khách hàng mới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý nợ.

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra ngân hàng cần phải thường xuyên xem xét khoản vay, kiểm tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng

kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, sự thay đổi hạn mức tín dụng.

+ Thường xuyên kiểm tra đánh giá các khoản vay

Đối với công tác giám sát sử dụng vốn vay ngân hàng cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo do khách hàng cung cấp. Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay chẳng hạn như sử dụng vốn vay sai mục đích thì cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn.

Ngoài việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro.

Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng. Đến định kỳ, tùy đối tượng nhận báo cáo cho Ban giám đốc thì có thể chỉ tập trung vào phần đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và nguyên nhân của rủi ro để ban giám đốc nắm bắt có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Báo cáo kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp, định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý. Còn báo cáo cho bộ phận nghiệp vụ tín dụng thì yêu cầu bảng biểu chi tiết.

+ Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Nếu ngân hàng chỉ quan tâm đến mở rộng tín dụng mà không quan tâm đến kiểm tra kiểm soát thì chất lượng tín dụng sẻ giảm mà đối với tín dụng trung dài hạn với thời gian vốn vay dài, rủi ro rất dễ xảy ra.Vì vậy, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ là nghiệp vụ tín dụng quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Khi ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng thì công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được nâng lên ở mức độ tương xứng. Cần có sự làm

rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ trong chi nhánh đối với các dự án vay vốn. Trong quá trình kiểm tra giám sát, cán bộ giám sát tín dụng cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh như sự đánh giá và phân loại của cán bộ thẩm định không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; Việc cấp tín dụng dựa trên cam kết không chắc chắn và thiếu đảm bảo của khách hàng; Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt qua khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng; Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thỏa hiệp nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro; Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình tín dụng và phê duyệt tín dụng.

Như vậy, công tác kiểm tra kiểm soát được đề cập không chỉ nhằm đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là phải kiểm tra giám sát việc làm của cán bộ ngân hàng. Nhằm giúp họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy định của nghiệp vụ, bảo đảm kinh doanh an toàn, hiệu quả theo đúng pháp luật.

Để đạt được an toàn trong kinh doanh tiền tệ và tín dụng ngân hàng phải dựa vào công tác kiểm tra kiểm soát rất nhiều. Ngân hàng phải đặt ra việc kiểm tra đến với từng dự án vay, với từng khách hàng nhưng phải làm sao để tránh được sự phiền hà và tăng được sự an toàn về vốn và tài sản cho ngân hàng.

Tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh. Tất cả các cán bộ công nhân viên khác cũng như cán bộ lãnh đạo ngân hàng nhận thức đầy đủ và quan tâm đến công tác này thì chất lượng hoạt động kinh doanh cũng như chất chất lượng tín dụng của ngân hàng mới được tăng lên.

- Giám sát chặt chẽ các khoản nợ xấu

Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy bất cứ ngân hàng nào cũng khó tránh khỏi tình trạng nợ xấu. Để quản lý và thu hồi nợ xấu Chi nhánh có thể:

+ Gia hạn nợ vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn và có nhu cầu xin điều chỉnh lại nợ.

+ Tài trợ thêm vốn nhằm hỗ trợ khách hàng: Trường hợp dự án đầu tư của khách hàng đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc thu nợ và nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn và ngân hàng xét thấy dự án có thể phát triển tốt thì có thể xem xét vay thêm.

+ Hợp tác với chủ đầu tư, cử cán bộ có năng lực xuống tư vấn cho việc kinh doanh và điều hành cho đến khi khoản vay được hoàn trả.

+ Thanh lý, phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp thấy rõ khả năng không thu được nợ từ khách hàng. Ngân hàng có thể lập ban xử lý và thu hồi nợ dưới sự chứng kiến xác nhận của cơ quan pháp luật.

+ Trường hợp không có tài sản đảm bảo thì thì ngân hàng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp để thu hồi vốn từ thanh lý tài sản. Áp dụng biện pháp phá sản đối với doanh nghiệp cũng là bất đắc dĩ vì quy trình thủ tục phá sản rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian.

+ Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp ngân hàng thu hồi một phần vốn phục vụ cho nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới.

+ Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp. Cách này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp yếu kém về tài chính. Khi đã trở thành chủ sở hữu có thể hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh.

- Áp dụng và đổi mới công nghệ

Trong bất cứ mọi hoạt động về chính trị, xã hội hay kinh tế thì yếu tố công nghệ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Với ngành ngân hàng,

điều đó càng được thể hiện một cách rõ nét. Những năm qua công nghệ ngành ngân hàng đã có sự phát triển rất nhanh. Nhờ có đổi mới công nghệ mà hệ thống ngân hàng đã đưa ra được nhiều dịch vụ mới như dịch vụ máy ATM, Internet Banking, Telephone Banking, ngân hàng trực tuyến...giúp tiết kiệm thời gian giao dịch và đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Để chất lượng dịch vụ được nâng cao đòi hỏi công nghệ của các ngân hàng phải không ngừng được cải tiến, hiện đại và nâng cấp để thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân hàng. Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các hoạt động

Một phần của tài liệu (Trang 107 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w