Các bước chuẩn bị để lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công

Một phần của tài liệu LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT THEO CHUẨN MựcBÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHựA AN PHÁT XANH (Trang 84 - 117)

7. Kết cấu luận văn

3.2. Các bước chuẩn bị để lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất tại Công

HN của Công ty theo IAS/IFRS là thật sự rất cần thiết. Đảm bảo cho việc lập BCTC HN kịp thời, đúng đắn, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài và hơn trên hết là kiểm soát được số liệu BCTC của các Công ty con tại Nước ngoài.

3.2. Các bước chuẩn bị để lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhấttại tại

Công ty CP Nhựa An Phát xanh theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.

68

chưa phù hợp với tình hình thực tế của các Công ty cũng như chưa hội nhập với chuẩn mực quốc tế nhất là khi IFRS 3, IFRS 10, IFRS 11 và IFRS 12. Để tìm hiểu các bước chuẩn bị để chuyển đổi lập và trình bày BCTC HN mà Công ty đã thực hiện tác giả tiến hành thực hiện phỏng vấn một số đối tượng có liên quan chi tiết tại phụ lục 3.1 và phụ lục 3.2

Kết quả phỏng vấn cho thấy Ban lãnh đạo cũng như bộ máy kế toán tại Công ty đã tìm hiểu và biết đến lộ trình áp dụng IFRS trong việc lập BCTC HN tại Việt Nam. Các bước chuẩn bị cho việc chuyển đổi lập và trình bày BCTC HN theo IFRS

về đội ngũ Ban Lãnh đạo Công ty

- Thực hiện lập BCTC HN của Công ty tuân thủ hoàn toàn theo quy định tại Thông tư 202/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 do Ban lãnh đạo

Công ty đáng giá quy định theo hướng dẫn tại TT 202 tiệm cận và phù hợp

với IFRS so với VAS trước đây.

- Đưa vào nội dung cuộc họp Hội đồng quản trị năm 2019 của Công ty về việc xây dựng lộ trình thực hiện việc việc chuyển đổi lập BCTC HN của

công ty theo IFRS, giao cho Phó Tổng Giám đốc tài chính phụ trách, - Phê duyệt Công ty Công Ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực

hiện kiểm toán BCTC của Công ty từ năm 2019 đến hết năm 2022. Đây là

một trong 4 Công ty kiểm toán quốc tế lớn nhất Việt Nam, thuộc hãng kiểm

toán chuyên nghiệp đa quốc gia lớn nhất thế giới có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. Có thể nói đây cũng là một trong các bước chuẩn bị của

69

- Tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ và khả năng tiếng Anh của người làm công tác kế toán tại Công ty mẹ và các công ty thành

viên.

- Thường xuyên tổ chức các lớp cập nhật kiến thức cho những người làm công tác kế toán. Tổ chức các cuộc thi sát hạch để đảm bảo việc đào tạo

đạt kết quả nhất định, đánh giá KPI về kết quả sát hạch.

- Giao cho phòng kế toán Công ty mẹ làm việc với Công ty CP Phần mềm Bravo để nâng cấp hệ thống phần mềm, xây dựng các biểu mẫu

phù hợp

để có thể hỗ trợ công tác lập BCTC HN một cách nhanh và hiệu quả nhất.

về đội ngũ người kế toán

- Tự trang bị kiến thức cho bản thân về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu của Công ty.

- Tham gia các khóa học, lớp cập nhật kiến thức một cách tích cực về chuẩn mực lập BCTC quốc tế.

- Tìm hiểu và đọc các IFRS bản gốc (bản tiếng anh), so sánh các điểm khác biệt cơ bản với VAS hiện tại.

3.3. Các vướng mắc, khó khăn khi thực hiện chuyển đổi lập và

trình bày

báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty CP Nhựa An Phát xanh theo

chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Qua phỏng vấn cho thấy Công ty đã biết được lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam và đã có những bước chuẩn bị cơ bản như phương án đào tạo, chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để có thể áp dụng IFRS vào lập và

10

Ltd có địa chỉ tại Số 8, Temasek Boulevard # 44-00 Suntec Tower Three, Singapore đang áp dụng theo chuẩn mực lập BCTC quốc tế, do đó việc sớm áp dụng IAS/IFRS trong việc lập BCTC và đặc biệt là BCTC HN sẽ giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc kiểm tra số liệu BCTC của Công ty ATS, tăng mức độ tin cậy cho BCTC HN.

Khi được phỏng vấn về các chi phí phát sinh có thể có khi áp dụng IAS/IFRS trong việc lập BCTC HN, phần lớn ý kiến cho rằng để áp dụng thì cần phát sinh một khoản chi phí lớn cho việc đọc hiểu nội dung các IFRS, để làm quen với các yêu cầu mới, hiểu tác động của chúng đối với các quy trình báo cáo và đào tạo nhân viên của họ cho phù hợp. Trong một số trường hợp cần chi phí phát sinh để tham khảo ý kiến chuyên gia khi gặp phải các tình huống khó xác định.

IFRS 3 yêu cầu cao hơn trong việc tách biệt TSCĐ Vô hình với lợi thế thương mại khi tiến hành hợp nhất kinh doanh. Theo nhóm nhân sự cấp cao của Công ty thì khó khăn nhất là việc xác định GTHL của TSCĐ Vô hình trong hợp nhất kinh doanh do các nguyên nhân sau:

- Các Tài sản này ở các DN khác nhau thì gần như là đặc biệt và duy nhất nên rất khó xác định thị trường hoạt động của Tài sản, khó tìm

kiếm giá

trị thị trường của Tài sản.

- Các phương pháp định giá phức tạp và mang tính chủ quan;

- Gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp do phải thuê bên thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá.

Việc xác định GTHL của các TSCĐ VH phát sinh từ hợp nhất kinh doanh mang tính chủ quan cao, thiếu dữ liệu đủ tin tưởng để có thể quan sát được, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp và mở ra cơ hội chênh lệch giá đáng kể cho các công ty trong quá trình hợp nhất kinh doanh..

71

xác định được thời gian sử dụng hữu ích sẽ không thực hiện phân bổ mà hằng kỳ xem xét đến sự suy giảm giá trị, nhóm nhân sự cấp cao cho rằng việc phân bổ hằng năm sẽ phù hợp hơn do Lợi thế thương mại đã được thanh toán và do đó, sớm hay muộn, nó sẽ có tác động đến lãi hoặc lỗ. Do đó việc phân bổ hằng năm sẽ tránh được sự biến động lớn về lãi/lỗ giữa các năm hơn là phương pháp đánh giá suy giảm giá trị. Việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của lợi thế thương mại để thực hiện phân bổ sẽ dễ và tốn kém ít chi phí (chi phí liên quan đến việc thực hiện kiểm tra mức độ suy giảm giá trị xuất hiện đều đặn hàng năm, bao gồm cả những năm không có các chỉ số về mức độ suy giảm), và ít phức tạp hơn phương pháp đánh giá suy suy giảm. Đây cũng là quan điểm của nhiều người theo bài nghiên cứu Post-implementation Review of IFRS 3 Business Combinations” do “International Accounting Standards Board” ban hành năm 2015.

Theo IFRS 3 tại ngày mua, bên mua phải xác định giá trị NCI trên BCTC hợp nhất bằng các cách sau:

(a) giá trị hợp lý; hoặc

(b) phần chia trong giá trị ghi nhận của tài sản thuần có thể xác định được của bên bị mua theo tỷ lệ hiện tại của các công cụ sở hữu.

Việc xác định NCI theo giá trị hợp lý sẽ làm cho LTTM được phân bổ cả cho NCI chứ không chỉ dành cho chủ sở hữu, phản ánh đầy đủ thông tin hơn về kết quả của hợp nhất kinh doanh. Khi được phỏng vấn về việc xác định NCI theo giá trị hợp lý thì tất cả các nhân sự cấp cao của Công ty đề có quan điểm rằng khó để xác định giá trị hợp lý do trong một số trường hợp khó xác định được thị trường hoạt động hoặc không có giá tham chiếu trên thị trường hoạt động đó (ví dụ như cổ phần của công ty chưa thực hiện niêm yết hoặc giao dịch trên thị trường, cổ phần hóa các công ty nhà nước với các ngành nghề đặc thù và độc quyền...).

72

Qua phỏng vấn tác giả nhận thấy Công ty nói chung và nhóm nhân sự cấp cao nói riêng đã có những tìm hiểu nhất định về IFRS trong việc lập BCTC HN. Tuy nhiên do chưa áp dụng IFRS trong việc lập BCTC HN nên chưa hiểu được hết một số thuật ngữ được quy định tại IFRS có đề cập trong nội dung câu hỏi của tác giả. Một số vấn đề đề cập trong các 2 nghiên cứu kể trên khi đánh giá tác động của việc áp dụng IAS/IFRS trong việc lập BCTC HN được đã được trao đổi giữa tác giả và nhóm nhân sự cấp cao Công ty trong quá trình phỏng vấn như sau:

Áp dụng định nghĩa về một hoạt động kinh doanh

Theo định nghĩa mới trong IFRS 3 sửa đổi vào năm 2018 có quy định: “Một hoạt động kinh doanh bao gồm các yếu tố đầu vào và các quy trình xử lý các yếu tố đầu vào, có khả năng góp phần tạo kết quả đầu ra. Hoạt động kinh doanh là tập hợp các hoạt động và tài sản có khả năng được tiến hành (yếu tố đầu vào) và quản lý cho mục đích cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khách hàng (quy trình), tạo ra thu nhập đầu tư (ví dụ cổ tức hoặc lãi) hoặc tạo ra thu nhập khác từ hoạt động bình thường (kết quả đầu ra).”

Theo Post-implementation Review of IFRS 3 Business Combinations ”

do “International Accounting Standards Board” ban hành năm 2015 chỉ ra một số một số khó khăn khi áp dụng IFRS 03 như sau:

- Khó khăn trong việc đánh giá mức độ phù hợp của các quy trình có được và tầm quan trọng của các quy trình còn thiếu trong tập hợp.

- Định nghĩa về hoạt động kinh doanh rất rộng và IFRS 3 có rất ít hoặc không có hướng dẫn về thời điểm một tập hợp tài sản được mua lại không

phải là hoạt động kinh doanh. Do có sự khác biệt cơ bản giữa từng ngành

nghề, lĩnh vực kinh doanh nên việc áp dụng định nghĩa về HĐKD lại càng

73

khi đơn vị được mua lại không tạo ra doanh thu.

- Thuật ngữ “các bên tham gia thị trường'” không được định nghĩa trong IFRS 3. Một số tập hợp tài sản có thể được coi là hoạt động kinh doanh đối với một nhóm người tham gia thị trường cụ thể nếu họ có thể tích hợp tập hợp tài sản trong quy trình của họ. Tuy nhiên, cùng một tập hợp tài sản có thể không được coi là một hoạt động kinh doanh từ quan điểm của những người tham gia thị trường khác.

Sau khi trao đổi và đưa ra một số khó khăn với nhóm nhân sự cấp cao của Công ty về vấn đề này, tất cả đều đồng ý về quan điểm trên. Họ đều cho rằng cần có những hướng dẫn cụ thể trong việc xác định về “một hoạt động kinh doanh” để có thể áp dụng IFRS vào lập BCTC HN một cách chính xác và giảm thiểu việc bỏ sót các trường hợp phải hợp nhất kinh doanh.

Xác định Các hoạt động có liên quan và việc điều hành các hoạt động có liên quan

Theo IFRS 10 có quy định “Các hoạt động có liên quan” là các hoạt động của bên được đầu tư có ảnh hưởng đáng kể tới các khoản lợi ích của họ.Nhiều hoạt động kinh doanh và tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của bên được đầu tư. Ví dụ về các hoạt động, phụ thuộc vào các tình huống cụ thể, có thể là các hoạt động liên quan, nhưng không giới hạn bởi các hoạt động:

(a) Bán và mua sắm hàng hóa, dịch vụ;

(b) Quản lý tài sản tài chính trong suốt thời hạn của tài sản (bao gồm cả những khoản mất khả năng thanh toán);

(c) Lựa chọn, mua hoặc thanh lý tài sản;

(d) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc quy trình mới; (e) Quyết định cấu trúc vốn hoặc huy động vốn...

74

hơn về mối quan hệ của một đơn vị với bên được đầu tư và hiểu cách thức mà đơn vị đó tham gia với các nhà đầu tư khác trong các hoạt động của bên được đầu tư, đồng thời hỗ trợ các đơn vị xác định họ kiểm soát những đơn vị nào. IFRS 10 có một cái nhìn bao quát về những các quyết định đối với các hoạt động có liên quan như nhiều hoạt động kinh doanh và tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của bên được đầu tư, tuy nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất.

Theo Endorsement of IFRS 10 Consolidated Financial Statements (IFRS 10), IFRS 11 Joint Arrangements (IFRS 11), IFRS 12 Disclosure of Interests in Other Entities (IFRS 12), IAS 27 Separate Financial Statements (IAS 27 (2011)) and IAS 28 Investments in Associates and Joint Ventures (IAS 28 (2011)” do “European Commission” biên soạn năm 2012 thì phần lớn ý kiến cho rằng đây được coi là thách thức và khó khăn khi xác định quyền chi phối thông qua hoạt động có liên quan, không phải lúc nào cũng rõ ràng hoạt động nào có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của bên được đầu tư và cần phải có sự đánh giá nếu áp dụng sai, có thể có tác động tiêu cực đến mức độ phù hợp của thông tin được cung cấp.

Theo mục 1.3.1. thì Một số tiêu thức để xem xét bên nào có quyền chi phối là:

(a) Mục đích và đặc điểm hoạt động của bên được đầu tư;

(b) Các yếu tố quyết định đến lợi nhuận biên, doanh thu và giá trị của bên được đầu tư cũng như giá trị của sản phẩm y tế đó;

(c) Ảnh hưởng đối với lợi ích của bên được đầu tư do quyền ra quyết định của mỗi bên đối với các yếu tố trong phần (b); và

(d) Rủi ro của các bên đối với lợi ích khả biến.

Cũng theo Endorsement of IFRS 10 Consolidated Financial Statements (IFRS 10), IFRS 11 Joint Arrangements (IFRS 11), IFRS 12 Disclosure of

75

Interests in Other Entities (IFRS 12), IAS 27 Separate Financial Statements (IAS 27 (2011)) and IAS 28 Investments in Associates and Joint Ventures (IAS 28 (2011)” do “European Commission” biên soạn năm 2012 chỉ ra rằng trong một số trường hợp, có thể khó xác định xem các quyền của nhà đầu tư có đủ để thực hiện quyền chi phối bên được đầu tư hay không. Trong trường hợp này, để đánh giá được quyền chi phối, nhà đầu tư phải xem xét bằng chứng về khả năng thực tế để đơn phương điều hành các hoạt động liên quan hay không hay nói cách khác xác định các quyền đang có có là quyền thiết yếu hay không.Tuy nhiên việc đánh giá này đều mang tính chủ quan cao, có thể có những thông tin tác động tiêu cực đến kết quả đánh giá.

Qua trao đổi nhóm nhân sự cấp cao của Công ty thì tất cả đều đồng ý với ý kiến trên. Ngoài ra họ cho rằng các trường hợp IFRS 10 đưa ra liên quan đến các hoạt động kinh doanh và tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích nhà đầu tư chỉ dừng lại ở một số hoạt động cơ bản. Do đó tùy vào từng tình huống cụ thể để có thể đưa ra ý kiến quyền chi phối của bên đầu tư đối với bên nhận đầu tư. Điều này cũng mang tính chất chủ quan, dễ đưa đến các thông tin sai lệch trên BCTC.

Vướng mắc khi áp dụng IFRS 11 và IFRS 12

Khi phỏng vấn nhóm nhân sự cấp cao của Công ty tác giả nhận thấy họ đều chưa đọc và nghiên cứu IFRS 11 và IFRS 12. Tác giả đã trình bày một số quy định cơ bản có liên quan đến IFRS 11 và IFRS 12 như đã trình bày ở mục 1.3.2 và 1.3.3. Sau khi nghe trình bày về 2 chuẩn mực mới này nhóm nhân sự cấp cao của Công ty cũng đưa ra một số khó khăn nếu áp dụng IFRS 11 và IFRS 12 khi lập BCTC HN gần tương tự như những quan điểm đã nêu ra trong Endorsement of IFRS 10 Consolidated Financial Statements (IFRS 10), IFRS 11 Joint Arrangements (IFRS 11), IFRS 12 Disclosure of Interests in Other Entities (IFRS 12), IAS 27 Separate Financial Statements (IAS 27

76

(2011)) and IAS 28 Investments in Associates and Joint Ventures (IAS 28 (2011)” do “European Commission” biên soạn năm 2012 như sau:

Để tiến hành chuyển đổi từ IAS 31 sang IFRS 11, Công ty dự kiến sẽ phải chịu các loại chi phí sau:

(a) Chi phí đọc và hiểu IFRS 11

- Công ty sẽ phải chịu chi phí một lần để làm quen với các yêu cầu mới, hiểu tác động của chúng đối với các quy trình báo cáo và đào tạo nhân

viên của mình cho phù hợp.

Một phần của tài liệu LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT THEO CHUẨN MựcBÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHựA AN PHÁT XANH (Trang 84 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w