Hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu 0896 hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 90 - 96)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.4 Nhận xét

2.4.2 Hạn chế cần khắc phục

2.4.2.1 về mặt lý luận

Mặc dù Bộ tài chính đã ban thành Thông tư 202 theo hướng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, tuy nhiên giữa Thông tư 202, VAS 25, VAS 11 vẫn còn tồn tại sự khác biệt so với quy định quốc tế. Thể hiện ở một số điểm sau:

Các chi phí liên quan trực tiếp tới HNKD theo quy định tại Việt Nam cho phép vốn hóa, không ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Không có quy định thống nhất giữa Chuẩn mực kế toán và Thông tư 202 về việc đánh giá lại các khoản đầu tư theo giá trị hợp lý trong trường hợp hợp nhất qua nhiều giai đoạn.

Chỉ cho phép đo lường LICĐKKS tại ngày mua theo giá trị tài sản thuần.

Có sự chênh lệch trong việc đo lường LTTM tại ngày mua so với Chuẩn mực kế toán quốc tế.

Cho phép phân bổ LTTM trong vòng 10 năm là vi phạm quan điểm về sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

2.4.2.2 về mặt thực tiễn

Tại Công ty CP Quản lý đầu tư Trí Việt khi xác định lãi/lỗ khi thoái vốn tại công ty con trong trường hợp công ty mẹ vẫn nắm giữ quyền kiểm soát, công ty đã thực hiện sai so với quy định trong thông tư 202, cụ thể như sau:

Lãi, lỗ khi thoái vốn tại Công ty con = Khoản thu được từ việc thoái vốn (-) Phần tài sản thuần của Công ty con được Công ty mẹ chuyển giao cho các bên khác (-) Phần lợi thế thương mại chưa được phân bổ đến thời điểm Công ty mẹ thoái vốn.

Như vậy, trên phương diện của tập đoàn, giá vốn khoản đầu tư được chuyển giao cho bên khác gồm hai phần:

- Phần tài sản (TS) thuần của Công ty con được Công ty mẹ chuyển giao cho các bên khác = Giá trị TS thuần của Công ty con tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) Tỷ lệ vốn bị chuyển nhượng.

- Lợi thế thương mại (LTTM) chưa được phân bổ đến thời điểm thoái vốn, cụ thể:

+ Nếu Công ty mẹ vẫn còn giữ quyền kiểm soát Công ty con sau khi thoái vốn, LTTM chưa phân bổ được tính vào giá vốn theo tỷ lệ vốn đã chuyển nhượng.

+ Nếu Công ty mẹ mất quyền kiểm soát Công ty con sau khi thoái vốn, toàn bộ LTTM chưa phân bổ sẽ được tính vào giá vốn.

Sau khi xem xét lại cách tính của Công ty CP Quản lý đầu tư Trí Việt có thể thấy, khi xác định giá vốn công ty đã tính thiếu phần lợi thế thương mại chưa được phân bổ đến thời điểm thoái vốn.

2.4.2.2.2 Công ty cổ phần Licogi 13

Theo quy định tại thông tư 202/2014/TT-BTC thì khi thực hiện loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con thì kế toán phải tính toán giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua của công ty con, đồng thời tính toán lợi thế thương mại phát sinh (hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ - nếu có)

1

2. Thặng dư vốn cổ phần 41

2

856.100.000 19.361.645.0 00

tại ngày mua, xác định phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của từng tài sản, nợ phải trả của công ty con tại ngày mua, ghi:

Nợ các chỉ tiêu thuộc vốn của chủ sở hữu (theo giá trị ghi sổ) Nợ Lợi thế thương mại (trường hợp phát sinh LTTM)

Nợ các khoản mục tài sản (nếu giá trị hợp lý cao hơn giá trị ghi sổ) Nợ các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL thấp hơn GTGS)

Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần nhỏ hơn giá trị ghi sổ)

Có các khoản mục nợ phải trả (nếu GTHL cao hơn GTGS) Có các khoản mục tài sản (giá trị hợp lý thấp hơn giá trị ghi sổ) Có Thu nhập khác (trường hợp phát sinh lãi từ giao dịch mua rẻ) Có Đầu tư vào công ty con

Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát (phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản thuần cao hơn giá trị ghi sổ)

- Trường hợp các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua có giá trị âm thì khi loại trừ các chỉ tiêu này kế toán ghi Có vào chỉ tiêu đó thay vì ghi Nợ như bút toán trên. Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho các kỳ sau khi mua tài sản thuần của công ty con, khoản lãi phát sinh từ việc mua rẻ được điều chỉnh tăng khoản mục “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước”, không ghi tăng “Thu nhập khác”.

- Khi cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua có biến động, kế toán phải tính toán lại các chỉ tiêu phải loại trừ một cách thích hợp. Như vậy khi thực hiện hợp nhất thì các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu (ngoại trừ chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”) trên báo cáo hợp nhất sẽ bằng với báo cáo riêng của công ty mẹ. Đối chiếu trên báo cáo hợp nhất của Công ty CP Licogi 13 ta có thể thấy có hai chỉ tiêu là “Thặng dư vốn cổ phần”, “Cổ phiếu quỹ” và “Quỹ đầu tư phát triển” đang có chênh lệch giữa báo cáo hợp nhất và báo cáo riêng của công ty mẹ.

2 13. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 42

9 65.939.467.307 50 61.244.946.0

II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 43 0

TỎNG CỘNG NGUỒN VÓN 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam thông qua hai công ty là : Công ty CP Quản lý đầu tư Trí Việt và Công ty CP Licogi 13 trong năm 2015. Mặc dù việc hợp nhất báo cáo tài chính là một vấn đề phức tạp, liên quan đến rất nhiều quy định trong các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn tuy nhiên các doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết đã có ý thức tìm hiểu cũng như tuân thủ khá tốt các quy định của nhà nước. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng dẫn đến nhu cầu lập báo cáo tài chính tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế ngày càng cao. Các quy định của Việt Nam chưa thực sự hòa hợp với các quy định trong chuẩn mực quốc tế dẫn đến việc khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra việc áp dụng IFRS sẽ mang lại mức độ tin cậy cao cho các thông tin tài chính của các công ty niêm yết cũng như thị trường tài chính nói chung.

Chương 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN Mực VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM VỀ HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu 0896 hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 90 - 96)