Giải pháp hoàn thiện chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu 0896 hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 102)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP NHẤT BÁO CÁO TÀI CHÍNH

3.3 Giải pháp hoàn thiện chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

Tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện nội dung của các chuẩn mực liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất. Hoàn chỉnh, sửa chữa, bổ sung những điểm chưa phù hợp so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS):

- Giá phí HNKD: Theo IFRS 3.37, IFRS 3.38 và 3.39 thì các khoản được dùng để trao đổi được đo lường theo giá trị hợp lý, các chi phí liên quan trực tiếp được ghi nhận vào chi phí trong kỳ (IFRS 3.53). Tuy nhiên, theo quy định hiện hành ở Việt Nam thì các khoản được dùng để thanh toán đo lường theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi cộng với các khoản chi phí liên quan trực tiếp (VAS 11 đoạn 26 - 29). Trong trường hợp hợp nhất qua nhiều giai đoạn thì VAS 11 quy định: Không cho phép đánh giá lại các khoản đầu tư trước đây, giá phí HNKD là tổng chi phí của các giao dịch đơn lẻ (đoạn 25a), trong khi đó Thông tư 202 lại quy định giống như IFRS 3: Cho phép đánh giá lại các khoản đầu tư trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày công ty mẹ đạt được quyền kiểm soát, chênh lệch ghi nhận vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Tổng giá phí HNKD sẽ là tổng giá trị các khoản đầu tư được đo lường theo giá trị hợp lý tại ngày có quyền kiểm soát. Do vậy kiến nghị xóa bỏ việc vốn hóa các chi phí liên quan trực tiếp đến HNKD, cho phép ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo đúng quy định của chuẩn mực quốc tế.

- Ghi nhận và đo lường LTTM tại ngày mua: Về cơ bản, LTTM là phần mà nhà đầu tư sẵn sàng trả thêm cho bên bị mua với mong muốn đạt được lợi ích trong tương lai từ việc hợp nhất này. LTTM được ghi nhận là một tài sản vô hình trong giao dịch hợp nhất. Công thức chung để xác định LTTM như sau:

LTTM/Lãi từ giao dịch mua rẻ (1) = Tổng giá phí hợp nhất (2) + LICĐKKS (3) - Tài sản thuần của bên bị mua (4).

(1) Neu chênh lệch dương thì gọi là LTTM, nếu chênh lệch âm thì gọi là lãi từ giao dịch mua rẻ.

(2) Tổng giá phí hợp nhất bao gồm: Giá phí hợp nhất tại ngày mua, đo lường theo giá trị hợp lý của các khoản dùng để thanh toán, không cộng các chi phí liên quan trực tiếp theo IFRS 3, cộng các chi phí liên quan trực tiếp theo VAS 11. Giá phí hợp nhất của các lần mua trước đó, đo lường theo giá trị hợp lý tại ngày mua (IFRS 3, Thông tư 202), theo giá gốc các lần mua trước đó (VAS 11).

(3) Phần của cổ đông không kiểm soát đo lường theo một trong hai cách: Theo tỷ lệ sở hữu của bên không nắm quyền kiểm soát nhân với giá trị hợp lý của tài sản thuần công ty con (IFRS 3, VAS 11, Thông tư 202) hoặc theo giá trị hợp lý tại ngày mua (IFRS 3).

(4) Tài sản thuần của bên bị mua được tính theo giá trị hợp lý tại ngày mua. Theo cách tính của IFRS thì phần này được tính 100%, tuy nhiên theo cách tính trong các quy định của Việt Nam thì phần tài sản thuần của bên bị mua chỉ tính theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ sở hữu của bên mua mà không tính phần của CĐKKS.

Do vậy kiến nghị: Cho phép đo lường giá trị của CĐKKS theo giá trị hợp lý tại ngày mua. Vi quan điểm hợp nhất của kế toán Việt Nam là hợp nhất toàn bộ và việc đo lường giá trị hợp lý của CĐKKS tại ngày mua có thể thực hiện dễ dàng vì đã có giá phí hợp nhất của bên mua làm căn cứ;

- Xử lý LTTM sau ngày mua: IFRS yêu cầu kế toán đánh giá tổn thất LTTM hàng năm theo IAS 36 “Giảm giá trị tài sản” và không hoàn nhập tổn thất đã được ghi nhận. VAS 11 yêu cầu LTTM phải được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian không quá 10 năm. Thông tư 202 yêu cầu phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm và đánh giá tổn thất LTTM lớn hơn giá trị phân bổ thì phản ánh theo tổn thất LTTM. Việc phân

bổ LTTM là việc áp dụng quan điểm về sự phù hợp và nguyên tắc dồn tích, nghĩa là với mỗi lợi ích từ khoản thu thì kế toán phải ghi nhận một khoản chi phí đi kèm để có được lợi ích từ khoản thu về ấy và chi phí phát sinh cho kỳ nào thì phải được ghi nhận vào kỳ đó. Do vậy, việc phân bổ LTTM sẽ gặp phải vấn đề là: Rất khó có thể chứng minh việc phân bổ LTTM trong 10 năm vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là trung thực hợp lý vì không thể chứng minh chi phí phân bổ này phù hợp với doanh thu trong kỳ báo cáo. Trong VAS 11 tại đoạn 53 có nói: Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh đươc ước tính đúng đắn về thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho doanh nghiệp”, vậy việc quy định thời gian phân bổ LTTM tối đa không quá 10 năm sẽ vi phạm chính quy định của VAS 11. Do vậy kiến nghị ban hành các chuẩn mực liên quan đến đánh giá tổn thất tài sản, đo lường giá trị hợp lý.

Một phần của tài liệu 0896 hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 100 - 102)