Kinh nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp ngành khác trong nước

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 30 - 31)

trong nước

Nguồn vốn luôn đóng vai trò then chốt trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và tất cả các ngành trong nền kinh tế. Do tính đặc thù trong hoạt động các ngành nên doanh nghiệp trong từng ngành lựa chọn những hình thức huy động vốn khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả tối đa.

Bất động sản là ngành có nhu cầu vốn lớn và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn ngân hàng, theo thống kê có tới 70% vốn đầu tư vào lĩnh vực này phụ thuộc vào vốn ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng nhà nước đã siết chặt nguồn vốn tín dụng dành cho bất động sản để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông tư 19/2017/NHNN. Ngày 23/1/2018, Ngân hàng nhà nước đã ban hành công văn số 5363/NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn sả sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp bất động sản phải tư chủ về nguồn vốn. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp bất động sản đã nỗ lực đa dạng hóa kênh huy động vốn. Nhờ kết quả kinh doanh tốt, các doanh nghiệp như Công ty cổ phần đầu tư LDG đã phát hành riêng lẻ thu về 535 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ từ 1064 tỷ đồng lên 1600 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2017, CEO Group cũng phát hành thành công 51,5 triệu cổ phần tăng vốn điều lệ từ 1064 tỷ đồng lên gần 1600 tỷ đồng. Ngoài thị trường cũng chứng kiến làn sóng lên sàn của nhiều ông lớn ngành bất động sản như Công ty cổ phần Văn Phú, tập đoàn Hải Phát, tận dụng nguồn vốn nhà đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp khác cũng sử dụng các phương pháp huy động khác như kí kết hợp tác với đối tác nước ngoài, mua bán sáp nhập (M&A) để tăng vốn thành công.

Cũng như các ngành khác, nhu cầu vốn của ngành ngân hàng liên tục tăng để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Dưới áp lực phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bị các kiều kiện đáp ứng chuẩn mực Basel II, nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng ngày càng cấp thiết. Có đến 18/34 ngân hàng công bố kế hoạch tăng vốn trong năm nay và đã được

ĐHĐCĐ thông qua. Theo đó, ước tính cả hệ thống NHTM sẽ cần gần 63.000 tỷ đồng cho nhu cầu tăng vốn.

Trong đó có nhiều ngân hàng muốn tăng gấp 2, gấp 3 lần số vốn hiện tại tiêu biểu như VPBank có kế hoạch tăng từ 10.594 tỷ lên 25.300 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng nhỏ cũng có kế hoạch tăng vốn táo bạo như ABBank muốn tăng gấp đôi số vốn lên 10.638 tỷ đồng, OCB muốn tăng 50%, Seabank muốn tăng 65%...

Dù nhu cầu là cấp thiết, nhưng liệu những kế hoạch trên có nằm trên giấy hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên cũng đã có khá nhiều các ngân hàng thực hiện tăng vốn thành công tiêu biểu như Vietcombank, BIDV, Vietinbank. Vietcombank khá thành công trong việc tăng vốn trong những năm qua với các hình thức đa dạng. Thông qua phát hành cho cổ đông hiên hữu, chi trả cổ phiếu thưởng, ngoài ra Vietcombank đã phát hành thành công 8000 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2016,2017, nổi bật nhất là những đợt phát hành riêng lẻ thành công cho các đối tác chiến lược Nhật Mizuho năm 2012, o phát hành riêng lẻ thành công cho đối tác GIC của Singapore. Năm 2018, Vietcombank tiếp tục được Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho bán 10% vốn cho đối tác chiến lược thông qua phát hành riêng lẻ.

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 30 - 31)