GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TTCK VIỆT NAM VÀ CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 34 - 66)

NGHIỆP NGÀNH THÉP

2.1.1. Giới thiệu chung về TTCK Việt Nam

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước dần phục hồi kể từ sau đợt khủng hoảng năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng tốt, theo đó TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng.

về quy mô vốn hóa thị trường: Với sự gia tăng về số lượng công ty niêm yết, số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung cũng như sự gia tăng của thị giá cổ phiếu đã giúp quy mô TTCK có sự tăng trưởng cao nhất kể từ khi TTCK Việt

Nam hoạt động.

Hình 2.1: giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán giai đoạn 2011- 2017

Nguồn:hsx.vn; hnx.vn và báo cáo tổng kết của UBCKNN

Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa TTCK chỉ đạt trên dưới 1% GDP, đến nay quy mô TTCK Việt Nam đã đạt gần 100% GDP. Trong đó, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với cuối năm 2016, tương đương 74,6% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Mức vốn hóa thị trường trái phiếu đạt tương đương 23% GDP với giá trị trái phiếu niêm yết đạt 1.015 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2016.

Sàn giao dịch Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

HSX HSX 10 15 1 lõ 19 14 15

HNX 19 14 11 14 10 15 lĩ

HNX UPCoM 15 1 13 16 13 165 168

Toàn thị trường ^74 16 18 10 142 104 1Ĩ4

về chỉ số chứng khoán và giá trị giao dịch: Năm 2017 là năm khởi sắc của TTCK với giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân mỗi phiên đạt cao nhất trong giai đoạn 2011-2017.

Thị trường cổ phiếu: Tổng giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 4.981 tỷ đồng/phiên, tăng 62% so với bình quân năm 2016.

Hình 2.2: Gía trị giao dịch bình quân mỗi phiên giai đoạn 2011- 2017

Nguồn:Báo cáo tổng kết của UBCKNN và hsx.vn;hnx.vn

Thị trường trái phiếu: Tổng giá trị giao dịch bình quân trái phiếu đạt hơn 8.890 tỷ đồng/phiên, tăng 38% so với bình quân năm 2016. Thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục có bước phát triển mạnh về chiều sâu, giá trị giao dịch repo tăng 72% so với năm 2016 và chiếm 48% tổng giao dịch toàn thị trường trái phiếu.

Thị trường chứng khoán phái sinh: Sau gần 04 tháng khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh (TTCKPS) đã có sự tăng trưởng về cả khối lượng hợp đồng, giá trị giao dịch. Quy mô giao dịch TTCKPS ngày càng tăng, thể hiện sức hút lớn của TTCKPS. Tổng khối lượng giao dịch đạt 946.326 hợp đồng, tương ứng với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 80.899 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 10.399 hợp đồng/ngày và giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 889 tỷ đồng/phiên. Bình quân phiên mỗi tháng tăng 51% về khối lượng hợp đồng và 59% về giá trị giao dịch. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục tăng mạnh. Khối lượng OI của toàn thị trường đạt 6.796 hợp đồng , tăng gấp 3,14 lần so với cuối tháng 8/2017.

Về chỉ số chứng khoán: Cùng với sự gia tăng của giá trị giao dịch, chỉ số chứng khoán có sự tăng trưởng khá mạnh trong thời gian qua. Năm 2017, chỉ số

VN-Index đạt đỉnh cao 984,24 điểm (ngày 29/12/2017), tăng 48,03% so với năm 2016 và tiến sát gần với mức cao nhất tính từ khi TTCK Việt Nam hoạt động, chỉ số HN-index tăng 45,85% so với năm 2016, cả 2 chỉ số đều đạt mức cao nhất trong

vòng 7 năm qua.

Hình 2.3. Biến động chỉ số VN Index và HN index

Nguồn:hsx.vn và hnx.vn

Về hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch: Số lượng công ty mới niêm yết và đăng ký giao dịch có xu hướng tăng mạnh. Năm 2017 tăng 54,7% so với năm 2016 và tăng 324% so với năm 2011 (Bảng 1). Điều này xuất phát từ chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với niêm yết và đăng ký giao dịch cũng như sự thuận lợi của TTCK thúc đẩy việc niêm yết và đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp.

HNX HNX 193 397 177 165 177 176 386 UPCoM ^131 134 142 169 156 117 679 Trái phiếu HSX 15 19 18 18 19 15 16 HNX 612 Chứng chỉ quỹ HSX ~5 1 1 1 1 1 1 HNX 1 1 1 1 1 1 1 HĐTL HSX HNX 1 ~0 1 1 1 1 1 Nguồn:hsx.vn và hnx.vn

Với sự gia tăng của các doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch mới đã góp phần giúp TTCK có quy mô vốn hóa lớn và số lượng doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch toàn thị trường cao nhất trong 5 năm qua (Bảng 1). Hiện có 731

cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sàn và 679 cổ phiếu đăng ký giao dịch (ĐKGD) trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, ĐKGD đạt gần 959 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2016. Số lượng mã trái phiếu niêm yết hiện tại là 612 mã trái phiếu chính phủ (TPCP) niêm yết ở HNX, 36 mã trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) niêm yết ở HSX. Một sự kiện khá nổi bật trong năm 2017 là sự kiện chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HSX của chứng chỉ quỹ E1SSHNX30 (ngày 24/10/2017, quỹ ETF SSIAM VNX 50 chính thức niêm yết với mã FUESSV50) và sự kiện niêm yết của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (ngày 10/8/2017 giao dịch 4 loại hợp đồng tương lai).

Bảng 2.2 Số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch và số lượng mã trái phiếu niêm yết

(triệu cổ phần) VNĐ) VNĐ) Công ty Sabeco 18/12/17 343,3 ^320 109.000 Công ty Vinamilk 11/2017 (2 đợt) 126,7 144 và 186 20.000 Nguồn: hsx.vn và hnx.vn

Hoạt động huy động vốn: Vốn huy động trên TTCK năm 2017 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2014-2017. Tổng mức huy động trên TTCK đạt hơn 224 nghìn tỷ đồng (đạt 64% so với năm 2016, đạt 57,4% so với năm 2014), trong đó đấu thầu TPCP đạt hơn 182 nghìn tỷ đồng, phát hành cổ phiếu, TPDN đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng và đấu giá cổ phần hóa qua 2 Sở đạt gần 2,2 nghìn tỷ đồng.

Hình 2.4: Vốn huy động qua TTCK giai đoạn 2011 -2017

Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo của UBCKNN

Đối với hoạt động đấu giá cổ phần, thoái vốn và đấu thầu trái phiếu: 2 Sở Giao dịch chứng khoán đã tổ chức 68 phiên đấu giá với tổng giá trị gần 14,8 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 91%; trong đó 17 đợt đấu giá cổ phần hóa (IPO) với tổng giá trị đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 82%; 51 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước với tổng giá trị đạt hơn 12,6 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 92%. Hai sự kiện khá nổi bật trong năm 2017 là sự kiện bán vốn nhà nước của Công ty cổ phần Sữa Vinamilk và Tổng Công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), đã gây tiếng vang trên thế giới và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Số lượng vốn thu được khi bán bớt vốn Nhà nước tại 2 công ty này khá cao, đạt 109.000 tỷ đồng đối với trường hợp bán vốn tại Sabeco và 20.000 tỷ đồng đối với trường hợp bán vốn tại Vinamilk (Bảng 3).

Đối với đấu thầu TPCP, năm 2017 tiếp tục chứng kiến những thành công trong huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu. Tổng khối lượng TPCP huy động được đạt 189 nghìn tỷ đồng, riêng Kho bạc Nhà nước huy động được 158 nghìn tỷ đồng. Mặc dù kế hoạch phát hành của các tổ chức phát hành đều giảm nhưng tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài tăng lên (kỳ hạn bình quân TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành là 14,02 năm, dài hơn 5,7 năm so với mức bình quân năm 2016) và lãi suất huy động tiếp tục giảm, trong đó các kỳ hạn dài từ 15- 30 năm có mức giảm mạnh nhất.

Hoạt động của công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán: Hoạt động tái cấu trúc TTCK của UBCKNN và của chính bản thân các công ty chứng khoán (CTCK) đã giúp các CTCK đã nâng cao hơn về quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật ngày càng tốt hơn, dịch vụ cho khách hàng ngày càng được cải thiện, đảm bảo các phiên giao dịch được vận hành suôn sẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng CTCK hoạt động bình thường là 76, giảm khá nhiều so với thời điểm năm 2011 (Hình 5). Tính đến hết Quý III/2017, tổng lợi nhuận sau thuế của các CTCK đạt 4.290 tỷ đồng (gấp 1,6 lần tổng giá trị lãi của cả năm 2016), trong đó 58 công ty lãi 4.401 tỷ đồng và 23 công ty lỗ 111 tỷ đồng.

Hình 2.5: Số lượng CTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2017

Hình 5. số IirffngCTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam

Nguồn:Báo cáo tổng kết của UBCKNN

Tính đến hết tháng 11/2017, thị trường có 45 công ty quản lý quỹ đang hoạt động bình thường và 04 công ty đang trong diện tái cấu trúc (01 công ty chấm dứt hoạt động, 01 công ty đang giải thể, 01 công ty tạm ngừng hoạt động và 01 công ty kiểm soát đặc biệt). Bên cạnh đó, một số công ty quản lý quỹ vẫn đang tiếp tục tự

tái cấu trúc nội bộ thông qua việc thay đổi cơ cấu cổ đông, ban quản trị, điều hành, nhân sự chủ chốt hoặc cơ cấu lại hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tính đến hết Quý 3/2017, tổng lợi nhuận của cả ngành quản lý quỹ đạt 255 tỷ đồng, trong đó 27 công ty lãi 274 tỷ đồng và 19 công ty lỗ 18,7 tỷ đồng.

Trong năm 2017, đã có 07 quỹ được thành lập mới (gồm 03 quỹ thành viên và 04 quỹ mở), nâng tổng số quỹ đầu tư đang hoạt động lên 35 quỹ (gồm 22 quỹ mở, 02 quỹ ETF, 01 quỹ bất động sản, 01 quỹ đóng, 09 quỹ thành viên). Cùng với sự phát triển thuận lợi của TTCK, các quỹ đầu tư cũng có những bước tăng trưởng khả quan trong thời gian qua. Tính đến ngày 30/11/2017, NAV của các quỹ đạt 13.699 tỷ đồng, tăng 76% so với thời điểm cuối năm 2016. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân của một chứng chỉ quỹ trong năm 2017 so với cuối năm 2016 đạt 24%. Trong đó, có một số quỹ có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng đạt xấp xỉ 50%. Cơ cấu đầu tư của các quỹ chủ yếu vẫn tập trung vào các loại tài sản ít rủi ro và có tính thanh khoản như cổ phiếu niêm yết 44%, trái phiếu 19% và tiền 24%.

Sự tham gia của nhà đầu tư: Sự khởi sắc của TTCK đã thu hút sự tham gia khá nhiều của nhà đầu tư (NĐT). Số lượng tài khoản của NĐT tiếp tục gia tăng, đạt 1,9 triệu tài khoản, tăng 11% so với cuối năm 2016 (trong đó tài khoản NĐT nước ngoài là 19.537, tăng 14,3%). Trong năm 2017, TTCK chứng kiến sự quay trở lại của NĐTNN với việc mua ròng gần 26 nghìn tỷ đồng cổ phiếu (năm 2016, NĐTNN bán ròng 6.821 tỷ đồng). Giá trị danh mục của NĐTNN tăng mạnh, tính đến cuối tháng 11/2017 tăng 81,3% so với cuối năm 2016.

Hình 2.6: Số lượng tài khoản giao dịch giai đoạn 2011-2017 Hình 6. So lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư

Nguồn:vsd.vn và tác giả tổng hợp từ các báo cáo của UBCKNN

Riêng đối với TTCKPS, mặc dù mới hoạt động vào 8/2017 nhưng số lượng tài khoản giao dịch liên tục tăng. Đến nay đã có 15.808 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh được mở, gấp đôi so với cuối tháng 8/2017.

2.1.2. Giới thiệu chung về ngành Thép

Trước năm 1975, ngành công nghiệp thép được xây dựng bởi hai hệ thống kinh tế khác nhau. Tại miền Bắc, công ty thép Thái Nguyên được xây dựng vào năm 1959, là khu vực luyện kim đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam với dây chuyền sản xuất tích hợp từ khai thác để sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Năm 1975, nhà máy sản xuất thép cán đầu tiên - Gia Sang chính thức đi vào sản xuất với sự hỗ trợ của Đức. Năm 1976, Công ty luyện kim loại màu của miền Nam được xây dựng với tổng công suất 80.000 tấn thép cán/năm. Năm 1990, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập, thống nhất và quản lý hoạt động sản xuất thép trên cả nước. Đây là giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp thép Việt Nam với nhiều dự án hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài. Ngày nay, ngành công nghiệp thép (sản xuất và chế biến) ở Việt Nam rất đa dạng, có sự tham gia của các thành phần kinh tế bao gồm Tổng công ty Thép Việt Nam, các công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và công ty tư nhân. Các sản phẩm chính bao gồm (1) Thép xây dựng: thép thanh, thép cuộn, thép hình; (2) Thép cuộn cán nóng, nguội; (3) Ông thép; (4) Thép mạ kim loại và phủ màu: mạ kẽm, mạ màu và khác.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép (VSA), ngành thép đang có khoảng 400 DN tham gia hoạt động sản xuất thép các loại. Cho tới nay, với năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước, chúng ta đã có thể đáp ứng được 100% nhu cầu thép thanh, thép cuộn phi 6- phi 8 mmm, thép hình cỡ nhỏ, 100% ống thép hàn, thép mạ kim loại, thép phủ mầu và cuộn thép cán nguội để làm nguyên liệu cho các nhà máy mạ kim loại và phủ mầu hiện có ở Việt Nam. Tuy nhiên các chủng loại thép khác như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội... còn phải nhập khẩu. Trái ngược với tình hình thiếu nguồn cung phải nhập khẩu của thép dẹt. Trong hoàn cảnh sản xuất và tiêu thụ thép ở thị trường trong nước không cân đối và dẫn đến tồn kho cao như hiện nay, xuất khẩu thép được coi là giải pháp giúp DN vượt qua khó khăn, tái sản xuất.

Năm 2017 xuất khẩu sắt thép tăng rất mạnh cả về lượng và trị giá so với năm 2016. Giá xuất cũng tăng trên 14%

Cũng theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 2,8 triệu tấn thép, gấp rưỡi so với 2015. Xuất khẩu thép bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2010 cả về sản lượng và thị trường xuất khẩu. Điều này chứng tỏ thép Việt Nam đã bước đầu chứng minh được chất lượng và được thị trường chấp nhận. Thị trường xuất khẩu thép đã được mở rộng ra 20 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á như: Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Lào (chiếm khoảng 90% tổng lượng xuất khẩu). Hiện nay, đứng đầu danh sách các DN xuất khẩu thép lớn nhất là Thép Posco, sau đó là Tôn Hoa Sen, Hữu Liên Á Châu, Thép Pomina, Thép Miền Nam, Thép Hòa Phát... với lượng xuất khẩu chiếm từ 20-40% tổng doanh thu bán hàng của các DN này.

Về trình độ công nghệ của ngành thép nội còn ở mức thấp, quy mô nhỏ nên tổn hao nhiều nguyên liệu và năng lượng. Hậu quả là tính cạnh tranh của sản phẩm rất thấp. Trong vài năm trở lại đây, thị trường thép Việt Nam đã bùng nổ với sự tham gia ồ ạt của nhiều thành phần kinh tế. Trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam đã có sự phân chia rõ rệt. Công nghệ sản xuất của ngành thép nước ta chia làm 3 nhóm. Trong đó nhóm doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm khoảng

30% - 40% là sử dụng công nghệ ở mức trung bình. Còn lại là nhóm sử dụng những công nghệ hiện đại trên thế giới.

-Nhóm lạc hậu: Là các nhà máy cán có quy mô nhỏ, sử dụng thiết bị tự chế tạo trong nước

-Nhóm trung bình: Là các nhà máy cũ của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Đà Nang

-Nhóm các nhà máy hiện đại: Là các nhà máy liên doanh như Posco, Vinakyoei, Thép Việt-Hàn VSP, các nhà máy mới xây dựng như Hòa Phát, Hoa

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 34 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w