ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 81)

THÉP QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1.1. Định hướng phát triển ngành thép

Được coi là một ngành tiềm năng phát triển trong tương lai, những nghiên cứu về triển vọng phát triển ngành thép đã được Bộ Công thương đưa ra trong quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn 2020, có xét đến 2025 như sau:

-Phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối théo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

-Xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.;

-Xây dựng hệ thống sản xuất thép với công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường;

-Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư; -Phát triển hệ thống phân phối hợp lý, phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể, có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

3.1.2. Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp ngành thép thông quaTTCK trong giai đoạn 2020-2025 TTCK trong giai đoạn 2020-2025

Trong tương lai, vần đề huy động vốn cho các doanh nghiệp ngành thép cảng trở nên cấp thiết hơn khi Bộ công thương cũng công bố dự báo về nhu cầu về các sản phẩm thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2020 khoảng 20-21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Như vậy, đến năm 2020, cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 15 triệu tấn thép thô. Năm 2025, thiếu hụt sẽ vượt mức 20 triệu tấn, nhập siêu ngành thép sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, bản quy hoạch này đặt mục tiêu năm 2020 trong nước sản xuất 8 triệu tấn, năm 2025 đạt 15 triệu tấn và năm

2035 đạt 35 triệu tấn gang và sắt xốp. Riêng sản xuất phôi thép trong 5 năm tới đạt 18 triệu tấn; cán mốc 27 triệu sau 10 năm và 52 triệu tấn trong 20 năm nữa.

Hình 3.1: Triển vọng nhu cầu ngành thép đến năm 2025

Tren vọng câu

Nhu Cầu thep cùa Việt Nam được kỷ vọng tăng tứ 9,3 triệu tấn năm 2009 ∣u<⅛c TiNH

lẽn 28,4 triệu tắn nãm 2025 (tương đương bĩnh quân 7,2%/năm)

CAGR

Tieu thụ thep thanh phám tại việt Nam. theo ngành —---

Triév lAÔ. 2009-2025 2009-2015 2015-2025

Nguồn: VSA

Được coi là ngành có vai trò quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp, ổn định an ninh quốc phòng của đất nước, phát triển ngành thép luôn là mục tiêu quan trọng trong tổng thể quy hoạch phát triển quốc gia. Vốn đầu tư phát triển của ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2025 ước vào khoảng 10 - 12 tỷ USD. Đáng chú ý, trong danh mục dự kiến các dự án trong quy hoạch trên, có dự án thép Cà Ná của tập đoàn Hoa Sen ở Ninh Thuận. Dự án có công suất 16 triệu tấn một năm, với vốn đầu tư dự kiến khoảng hơn 10 tỷ USD, tương đương hơn 230.000 tỷ đồng. Thep phương án doanh nghiệp đưa ra thì Tập đoàn Hoa Sen làm giai đoạn 1 với công suất 4,5 triệu tấn.

Trong số các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết thì Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn cụ thể nhất. Để thực hiện dự án Hòa Phát Dung Quất với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 52.000 tỷ đồng, trong đó có

40.000 tỷ đồng là nguồn vốn cố định và 12.000 tỷ đồng vốn lưu động sẽ được thực hiện thành 2 giai đoạn. Trong dự án này, Hòa Phát kế hoạch chi ra 20.000 tỷ đồng vốn tự có và 20.000 tỷ đồng vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Trước đó, năm 2016, Hòa Phát cũng đã thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất để trực tiếp triển khai dự án. Phía Hòa Phát kỳ vọng lợi nhuận từ dự án này đạt được sẽ tương đương dự án khu liên hiệp tại Hải Dương. Đồng thời tập đoàn cũng dự tính sẽ đầu tư khoảng 25-30% kinh phí để xử lý môi trường. Ve phương thức huy động vốn Hòa Phát đã trình phương án phát hành 250 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 5:1 trong quý II/2017, giá chào bán dự kiến khoảng 10.000 đồng/cổ phiếu. Nguồn vốn hiện tại đã đáp ứng được giai đoạn 1 của dự án Dung Quất trong đó có 10.000 tỷ đồng vốn tự có và 10.000 tỷ đồng vốn vay của Vietinbank. Kế hoạch phát hành cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông nhằm muc tiêu chuẩn bị nguồn vốn cho giai đoạn 2 dự án Dung Quất. Sở dĩ, Hòa Phát thực hiện huy động nguồn vốn giai đoạn 2 sớm là do tập đoàn đã có kế hoạch sẽ triển khai giai đoạn 2 của dự án ngay sau 6 tháng khởi công giai đoạn 1 thay vì 18 tháng như kế hoạch để chớp thời cơ kinh doanh. Từ đó, đơn vị mới có thể ghi nhận được kết quả doanh thu vượt trội trong những năm tới. Lý do phía lãnh đạo tập đoàn đưa ra cho kế hoạch này là những năm gần đây tốc độ tiêu thụ thép cán nóng tăng trưởng nhanh 20-30%/năm. Vì vậy, doanh nghiệp cần làm ngay giai đoạn 2 mà không phải đợi 18 tháng. Đây cũng là lý do đơn vị này không chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt để giữ lại nguồn vốn. Hoa Phát dự kiến làm giai đoạn 2 dự án Dung Quất sớm 12 tháng.

Bên cạnh hoạt động cốt lõi là thép cần huy động vốn, một số doanh nghiệp ngành thép còn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các ngành nghề liên quan hoặc mới cũng đặt ra bài toán vốn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn trong năm 2016, Hòa Phát cũng đã quyết định đặt chân vào lĩnh vực nông nghiệp sạch với việc thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát có vốn điều lệ 3.100 tỷ đồng. Công ty có nhiệm vụ quản lý vốn, quản lý các dự án đầu tư, kinh doanh của các công ty thành viên trong nhóm nông nghiệp thuộc Tập đoàn Hòa Phát. Hiện tại, tập đoàn

đang tham gia vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi; chăn nuôi lợn, bò và gia cầm.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, người viết đã thực hiện phỏng vấn Chủ tịch HĐQT/Tổng Giám đốc/Giám đốc Tài chính/ Kế toán trưởng (gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại) một số doanh nghiệp mà tác giả có mối quan hệ công tác (Tại CTCP Chứng khoán Rồng Việt) tại thời điểm tháng 12/2016 về nhu cầu phát hành cổ phiếu huy động vốn với 3 câu hỏi (1) Thời điểm này doanh nghiệp do Ông/Bà lãnh đạo có nhu cầu huy động vốn trên TTCK không? (2) Nếu có, quy mô dự kiến (so với vốn chủ sở hữu hiện có) và mục đích huy động vốn của doanh nghiệp là gì? ( 3) Ông/ Bà quan tâm đến vấn đề gì để đợt phát hành cổ phiếu huy động vốn thành công?

Kết quả khảo sát cho thấy: Đối với Câu hỏi 1: 8/25 doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn trên TTCK, 5 doanh nghiệp còn lại muốn huy động vốn vào thời điểm khác; Đối với Câu hỏi 2: Quy mô từ 50% đến 100% vốn chủ sở hữu hiện có, có 5 doanh nghiệp muốn huy động trên 100% vốn chủ sở hữu hiện có. Mục đích hầu hết là trả bớt nợ vay ngân hàng (4 doanh nghiệp) và triển khai dự án đầu tư mới (5 doanh nghiệp) hoặc cả hai mục đích (8 doanh nghiệp). Đối với Câu hỏi 3 thì diện các doanh nghiệp đều quan tâm đến: nhà đầu tư có mua đủ lượng, CTCK có thu xếp được nhà đầu tư không, phát hành giá nào.

Kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp được khảo sát đa số (83,3%) đều có nhu cầu huy động vốn trên TTCK. Mục đích phần lớn là để cơ cấu lại nguồn vốn, trả bớt nợ vay ngân hàng thời điểm đó đa số các khoản vay với lãi suất đều trên 10%/năm. Kết quả này cũng phản ánh sự kỳ vọng của các công ty niêm yết vào các công ty chứng khoán để huy động vốn thành công vốn cho doanh nghiệp thông qua TTCK. Đồng thời cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy các doanh nghiệp niêm yết đã và đang có hướng đi đúng đắn khi chủ động sử dụng kênh huy động vốn qua TTCK bên cạnh việc phụ thuộc vào các tổ chức tín dụng khác.

3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH THÉP ĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHƯNG KHOÁN VIỆT NGÀNH THÉP ĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHƯNG KHOÁN VIỆT NAM

3.2.1. Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp để cải thiện sức khỏe tài chính

Việc sử dụng nợ với mức độ cao là một trong những bất cập trong cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thép đang niêm yết. Chính vì vậy các doanh nghiệp này cần cải thiện theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp trong ngành thép khi yêu cầu gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh được đặt ra ngày càng bức thiết. Để gia tăng vốn chủ sở hữu, trước hết các doanh nghiệp cần khai thác triệt để nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận để lại. Đây là nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm đẩy mạnh tích lũy lợi nhuận để lại tái đầu tư. Mục tiêu nhằm cải thiện tình hình tài chính, từ đó thu hút nguồn vốn chủ sở hữu từ bên ngoài như phát hành cổ phiếu, gọi vốn góp liên doanh, liên kết. Đối với các doanh nghiệp có nợ vay cao có thể tìm đến phương án phát hành để cấn trừ nợ nhằm giảm áp lực nợ.

3.2.2. Lựa chọn phương án huy động vốn hiệu quả

Trong điều kiện TTCK Việt Nam còn đang khá hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thép đang niêm yết có thể xem xét khai thác nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng thông qua hình thức phát hành riêng lẻ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hình thức này giúp các doanh nghiệp có khả năng huy động lượng vốn lớn đáp ứng yêu cầu gia tăng quy mô kinh doanh, tiếp cận với công nghệ hiện đại và trình độ quản lý từ các nhà sản xuất có kinh nghiệm của nước ngoài. Tuy nhiên phương thức này đòi hỏi tổ chức phát hành phải có tiềm lực tài chính và uy tín cao mới có thể tìm được đối tác trong các đợt phát hành. Do đó không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn phương pháp này là hiệu quả mà cần căn cứ vào tình hình thực tế doanh nghiệp. Nếu lựa chọn phương thức phát hành đại chúng như phát hành thêm cho cổ dông hiện hữu và phát hành cho CBNV thì doanh nghiệp phải lựa chọn thời điểm phát hành phù hợp tránh những

thời điểm thị trường xấu.Như vậy lựa chọn phương thức huy động vốn hiệu quả là bài toán đặt ra cho doanh nghiệp, không thể máy móc dập khuôn theo phong trào để lựa chọn phương án phát hành, phải căn cứ tình hình thực tế, điều kiện thị trường để lựa chọn phương thức và thời điểm huy động vốn hiệu quả nhất. Điều đó giúp doanh nghiệp huy động được lượng vốn cần thiết, đúng thời điểm, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp khi chọn sai phương thức dẫn tới huy động vốn thất bại.

3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm phát hành

Bên cạnh các sản phẩm cổ phiếu phổ thông, doanh nghiệp cần bổ sung thêm các sản phẩm như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi. Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp tăng thêm tính hấp dẫn của đợt phát hành và hướng tới nhiều nhóm nhà đầu tư với khẩu vị rủi ro khác nhau, tăng tỷ lệ thành công của đợt phát hành. Đặc biệt các đợt phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược để tái cơ cấu nợ, tiến hành M&A nâng cao hiệu quả hoạt động và tiếp cận thị trường quốc tế cần đẩy mạnh hơn nữa.

3.2.4. Nâng cao vai trò của Ban Kiểm soát doanh nghiệp, khuyến khích sự giámsát của cổ đông đối với doanh nghiệp sát của cổ đông đối với doanh nghiệp

Ban kiểm soát trong doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với sự minh bạch và lành mạnh trong các hoạt động của doanh nghiệp. Ban kiểm soát công ty phải hoạt động độc lập nhằm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT. Một trong những ưu điểm của các doanh nghiệp thép niêm yết trên TTCK là hoạt động theo mô hình CTCP sẽ tạo ra được sự giám sát của các cổ đông, sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của CTCP. Việc giám sát này nhằm làm minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo dựng niềm

tin trong công chúng đầu tư nên có thể thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK.

3.2.5. Nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin

Công tác công bố thông tin càng minh bạch, rõ ràng kịp thời sẽ tạo dựng được niềm tin của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Một doanh nghiệp minh bạch thông tin sẽ được nhà đầu tư đánh giá cao, giá trị cổ phiếu hấp dẫn hơn. Không chỉ nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài, đối tác chiến lược đánh gái rất cao tính minh bạch thông tin, đó là một trong những yếu tố họ lựa chọn doanh nghiệp đầu tư. Hơn thế nữa, thông tin được cập nhật thường xuyên sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận các đợt phát hành của doanh nghiệp, có kế hoạch chủ động sắp xếp nguồn vốn tự có hoặc vay từ các tổ chức tài chính để thực hiện mua cổ phiếu phát hành. Như vậy, chính doanh nghiệp có thể tạo tiền để, nâng cao cơ hội huy động vốn thành công cho mình.

3.2.6. Nâng cao uy tín nhà quản lý doanh nghiệp

Lựa chọn một doanh nghiệp để đầu tư, nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến uy tín người lãnh đạo, HĐQT phải ưu tiên lợi ích cổ đông, không sử dụng quyền lực dể tư lợi cá nhân. Để nâng cao uy tín, nhà quản lý phải minh bạch các hoạt động quản lý, mua bán cổ phiếu, kế hoạch sử dụng vốn phải rõ ràng, không có sự mờ ám trong việc chi dòng tiên trong các dự án

3.2.7. Chủ động trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả

Các doanh nghiệp ngành thép niêm yết đều mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được mở mang, phát triển và an toàn, hiệu quả. Để có thể phát triển được các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược phát triển dài hạn, các kế hoạch phát triển hàng năm. Qua xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp có thể hình dung diện mạo của mình trong tương lai như thế nào. Phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường là nhiệm vụ không hề đơn giản. Những quyết sách đầu tư của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tương lai phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tìm tòi, đầu tư đổi mới sản phẩm sẽ dễ bị tụt hậu trên thương trường và bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua.

Muốn thực hiện được điều này cần phải có vốn đầu tư, bên cạnh vốn tích lũy của doanh nghiệp, vốn vay ngân hàng thì cần thiết phải có nguồn vốn từ TTCK để xây dựng cơ cấu vốn hợp lý đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Việc xây dựng các dự án đầu tư, chiến lược phát triển sản phẩm thị trường mới phải được tiến hành trên

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 81)