Kinh nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp ngành Thép nước ngoài

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 31 - 34)

nước ngoài

Ngành thép thế giới đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, từ năm 1996 sản xuất thép chỉ giảm 3 lần khi các cuộc khủng hoảng diễn ra như năm 1998 Khủng hoảng tài chính Châu Á, năm 2009 Khủng hoảng Tài chính toàn cầu, năm 2015 khi Trung Quốc cố gắng giải quyết tình trạng sản xuất tràn lan. Ngành thép thế giới với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác nhau trên toàn cầu, dẫn đầu thị phần là Trung Quốc chiếm tới hơn 50%, sau đó là thị trường Bắc Mỹ như Canada, Mexico và sự tham gia của cá thị trường mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Thép thế giới nói chung, ngành Thép Trung Quốc nói riêng, họ sử dụng các phương thức huy động vốn phổ biến như phát hành đại chúng, ngoài ra họ còn huy động vốn trên các thị trường chứng khoán quốc tế, tăng vốn thông qua M&A. Ví dụ như MAANSHAN IRON & STEEL COMPANY LIMITED niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông để huy động tối đa nguồn vốn qua TTCK.

Hình 1.1: Tăng trưởng sản lượng thép toàn cầu

Hình 1.2: Sản lượng thép toàn cầu năm 2017

Steel Production by Country, 2017

Millions of metrictons

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán như các nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp niêm yết thông qua TTCK, những ưu điểm, hạn chế của hình thức huy động vốn qua TTCK. Đồng thời làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn của doanh nghiệp qua TTCK để từ đó đi sâu vào nghiên cứu thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp ngành thép thông qua TTCK Việt Nam tại chương 2 của luận văn này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP ĐÃ NIÊM YẾT TRÊN TTCK

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉPĐÃ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 31 - 34)