Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ HÒA - PHÚ YÊN (Trang 27 - 63)

6. Cấu trúc của nội dung nghiên cứu

1.2.2 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho

Kho bạc Nhà nước

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chi, các ĐVSDNS tiến hành lập hồ sơ rút dự toán bao gồm giấy rút dự toán NSNN, hợp đồng, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành... gửi đến KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ xác nhận thanh toán. KBNN sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ ĐVSDNS gửi sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra, kiểm soát về nội dung các khoản chi theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp các khoản thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật, KBNN tiến hành thanh toán trực tiếp dựa trên hồ sơ ĐVSDNS gửi và thực hiện từ chối những khoản chi không đủ điều kiện thanh toán, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định đồng thời gửi lại hồ sơ, chứng từ cho đơn vị.

KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN đảm bảo đúng theo nội dung được quy định tại Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 như sau:

Kiểm soát theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau:

Thanh toán trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng. Trong đó, KBNN tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp.

Trường hợp sau khi kiểm soát phát hiện khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN có văn bản thông báo kết quả KSC gửi ĐVSDNS, sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo, trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối

lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ thì KBNN thực hiện thu hồi giảm chi NSNN trường hợp chưa quyết toán ngân sách hoặc thu hồi nộp NSNN trường hợp đã quyết toán ngân sách theo quy định và thực hiện hạch toán kế toán theo đúng mục lục NSNN, năm ngân sách.

Kiểm soát theo hình thức kiểm soát trước, thanh toán sau:

Kiểm soát trước, thanh toán sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với tất cả các khoản chi trừ trường hợp đã áp dụng theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau. KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

Kiểm soát đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi tại KBNN:

KBNN căn cứ vào nguồn hình thành và nội dung chi để thực hiện kiểm soát, thanh toán từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sử dụng ngân sách:

+ Tiền gửi có nguồn hình thành từ NSNN cấp kinh phí.

+ Tiền gửi có nguồn hình thành từ phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng.

+ Tiền gửi có nguồn hình thành từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công theo quy định của pháp luật hiện hành bắt buộc mở tài khoản tại KBNN để phản ánh.

+ Tiền gửi có nguồn hình thành từ nguồn kinh phí tiết kiệm được, được trích vào các Quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

+ Các khoản tiền gửi khác không thuộc các loại tiền gửi trên.

- Kiểm soát đối với các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền:

Hình thức này áp dụng đối với các khoản chi do cơ quan tài chính thực hiện cấp phát trực tiếp cho ĐVSDNS. KBNN thực hiện chi theo hình thức lệnh chi tiền đối với các nội dung:

dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Chi chuyển kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Chi góp vốn cổ phần, đóng niên liễm cho các tổ chức tài chính quốc tế trừ các khoản đã giao trong dự toán của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương thực hiện rút dự toán tại KBNN

Chi cấp vốn điều lệ và chi hỗ trợ cho các tổ chức tài chính Nhà nước theo quy định của pháp luật

Chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách

Chi hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động công ích, quốc phòng Chi xúc tiến đầu tư quốc gia

Chi hỗ trợ, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không quan hệ thường xuyên với ngân sách

Chi bổ sung dự trữ quốc gia và chi bảo quản hàng dự trữ quốc gia đối với các hàng hóa được Nhà nước giao cho các doanh nghiệp dự trữ

Chi chương trình mục tiêu Biển Đông - Hải đảo cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo (phần kinh phí giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thực hiện)

Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan công an, quốc phòng theo quyết định

của cơ quan có thẩm quyền

Chi bảo đảm hoạt động đối với cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam

Chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước trừ các khoản thanh toán gốc, lãi, phí phát hành, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ

Chi viện trợ đột xuất của Nhà nước cho nước ngoài

Chi hỗ trợ các địa phương khác và chi hỗ trợ các cơ quan, đơn vị của cấp trên

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ

Cơ quan tài chính căn cứ dự toán ngân sách được giao, hồ sơ chứng từ theo chế độ quy định và yêu cầu của ĐVSDNS, thực hiện xem xét, kiểm tra nếu đủ điều kiện chi lập lệnh chi tiền gửi KBNN. KBNN thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chi tiền, căn cứ nội dung trên lệnh chi tiền, thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc chi bằng tiền mặt cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách.

Kiểm soát đối với nội dung thanh toán cá nhân:

+ Đối với các khoản chi lương và phụ cấp lương, tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng, tiền thu nhập tăng thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp và trợ cấp khác, tiền khoán, tiền học bổng cho công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc ĐVSDNS: KBNN căn cứ Giấy rút dự toán/Uỷ nhiệm chi, văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phê duyệt và Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng để kiểm soát đảm bảo không vượt dự toán được cấp có thẩm quyền giao, kiểm tra, đối chiếu về mặt số học của bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng đảm bảo khớp đúng tổng số tiền trên Giấy rút dự toán/Uỷ nhiệm chi đã được thủ trưởng đơn vị ký duyệt, kiểm soát đảm bảo phù hợp với tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, đối với các khoản chi thu nhập tăng thêm, KBNN kiểm soát đảm bảo phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ và cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định trong từng lĩnh vực; đối với khoản chi phụ cấp và trợ cấp khác: kiểm soát số tiền phụ cấp và trợ cấp mà ĐVSDNS đề nghị thanh toán cho đối tượng thụ hưởng theo định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ.

Kiểm soát đối với các nội dung mua sắm:

Trường hợp mua sắm theo phương thức tập trung: KBNN kiểm soát đảm bảo có trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ Tài chính ban hành; danh mục thuốc chữa bệnh tập trung do Bộ Y tế ban hành; danh mục mua sắm tập trung cấp Bộ, cơ quan trung ương, địa phương do các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, đảm bảo hợp đồng phù hợp với thỏa thuận khung.

Trường hợp không thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung: KBNN kiểm soát Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo mẫu số 08a ban hành kèm theo phụ lục II Nghị định số 11/2020/NĐ-CP đảm bảo nội dung công việc, đơn vị tính, số lượng, đơn giá phù hợp với quy định tại hợp đồng.

Kiểm soát đối với phương thức cấp tạm ứng:

Nguyên tắc tạm ứng: Tạm ứng áp dụng đối với khoản chi NSNN của ĐVSDNS chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN.

Nội dung tạm ứng: Theo quy định của hợp đồng đối với trường hợp thực hiện theo hợp đồng và theo đề nghị của ĐVSDNS đối với trường hợp không có hợp đồng hoặc hợp đồng có giá trị không vượt quá 50 triệu đồng.

Mức tạm ứng:

tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của ĐVSDNS và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. ĐVSDNS được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng tối đa không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết và không vượt quá dự toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khoản chi đó.

+ Đối với những khoản chi không có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới 50 triệu đồng: Mức tạm ứng theo đề nghị của ĐVSDNS và trong phạm vi dự toán được giao. ĐVSDNS chịu trách nhiệm về mức đề nghị tạm ứng theo đúng quy định.

Thanh toán tạm ứng: ĐVSDNS phải thực hiện thanh toán tạm ứng với KBNN nơi giao dịch ngay sau khi khoản chi tạm ứng đã hoàn thành có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán, cụ thể như sau:

+ Đối với các khoản chi không có hợp đồng hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng đến KBNN, ĐVSDNS phải thanh toán tạm ứng chậm nhất với KBNN vào ngày cuối cùng tháng kế tiếp tháng tạm ứng trừ khoản chi trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH.

+ Đối với các khoản chi phải gửi hợp đồng đến KBNN, ĐVSDNS thanh toán tạm ứng bắt đầu ngay từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên của hợp đồng, mức thanh toán tạm ứng từng lần do ĐVSDNS thống nhất với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và quy định cụ thể trong hợp đồng, đảm bảo thanh toán hết khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt 80% giá trị hợp đồng.

Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước:

Các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Luật NSNN, đã được thủ trưởng ĐVSDNS hoặc người được ủy quyền quyết định chi, số dư tài khoản của đơn vị còn đủ để chi.

Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, ĐVSDNS được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định.

Chi NSNN được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi NSNN bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi NSNN tại thời điểm phát sinh.

Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi, đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành và phù hợp giữa chứng từ kế toán và các hồ sơ có liên quan.

Dấu và chữ ký trên chứng từ khớp đúng với mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại KBNN. Trường hợp thực hiện qua trang thông tin DVC của KBNN, việc ký số trên các hồ sơ phải đúng chức danh các thành viên theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đã thực hiện đăng ký với KBNN.

Nội dung chi phải phù hợp với mã nội dung kinh tế theo quy định của Mục lục ngân sách hiện hành không bao gồm các khoản chi từ tài khoản tiền gửi.

Yêu cầu trong KSC thường xuyên ngân sách Nhà nước

Kiểm soát chi NSNN cần mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và sử dụng NSNN tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh tài chính. Do đó, hoạt động KSC thường xuyên NSNN tại KBNN cần phải quy định điều kiện cũng như quy trình cấp phát ngân sách cho các ĐVSDNS. Khi thực hiện cấp phát ngân sách, KBNN sẽ căn cứ vào dự toán NSNN hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời xem xét nội dung từng khoản chi có phù hợp với chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà

nước quy định hay không. Đối với hình thức thanh toán, cần mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp đến các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Từ đó làm hạn chế được các rủi ro gian lận trong thanh toán.

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy KSC NSNN tại KBNN cần phải tinh gọn, hiệu quả gắn với cải cách, đơn giản hoá quy trình và thủ tục KSC NSNN nhằm tiết kiệm chi phí cho Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu chi của ĐVSDNS. Bên cạnh đó, cần phân rõ trách nhiệm quyền hạn của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị trong công tác KSC NSNN đặc biệt là trách nhiệm của thủ trưởng ĐVSDNS về tính pháp lý, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với các khoản chi NSNN. Ngoài ra, cần thực hiện việc kiểm tra chéo, giám sát giữa các cơ quan, đơn vị nhằm phát hiện những hạn chế còn tồn tại và tìm ra những biện pháp khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Công tác KSC NSNN cần phải được tiến hành một cách chặt chẽ, thận trọng và thống nhất với quy trình quản lý NSNN từ bước lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN. Đồng thời, các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước phải có sự thống nhất trong việc triển khai và thực hiện.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

1.2.3.1 Khái niệm về hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Hiệu quả KSC thường xuyên NSNN là những giá trị đạt được thông qua việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN nhằm đảm bảo quản lý an toàn, tiết kiệm, tránh lãng phí và thất thoát vốn NSNN.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của KSC thường xuyên NSNN bao gồm:

- Tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ chi theo dự toán chi thường xuyên NSNN được giao

Số chi thường xuyên theo nhiệm VU chi

= Z ..LLLLLLL .ZZLZLLLL X 100%

Dự toán chi thương xuyên được giao

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành của các nhiệm vụ chi thường xuyên so với dự toán chi thường xuyên được giao. Thông qua chỉ tiêu này, cho thấy kết quả hoạt động chi thường xuyên tại KBNN. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy hoạt động chi thường xuyên tại KBNN chưa mang lại hiệu quả cao, các đơn vị chưa hoàn thành các nhiệm vụ chi theo dự toán giao.

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ HÒA - PHÚ YÊN (Trang 27 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w