Những hạn chế

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ HÒA - PHÚ YÊN (Trang 65 - 67)

6. Cấu trúc của nội dung nghiên cứu

2.3.2 Những hạn chế

Trong thời gian qua, KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Hoà đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, ĐVSDNS còn chậm trong việc thực hiện thanh toán tạm ứng. Theo quy định, các đơn vị phải thực hiện thanh toán tạm ứng chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng kế tiếp. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn chưa chấp hành nghiêm túc dẫn đến tình trạng thanh toán tạm ứng chậm, số dư tạm ứng còn kéo dài hoặc khi thanh toán tạm ứng các đơn vị lại thanh toán tiền mặt đối với những khoản chi yêu cầu phải chuyển khoản.

Thứ hai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KSC thay đổi liên tục, khiến các ĐVSDNS không nắm bắt, cập nhật kịp thời nên khi gửi hồ sơ, chứng từ thanh toán đến KBNN sai quy định rất nhiều. Chẳng hạn về tiêu chuẩn, định mức, đó là giới hạn tối đa của một khoản chi khi được xem xét của ĐVSDNS do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, là thước đo của KBNN trong KSC thường xuyên NSNN tại KBNN. Nếu tiêu chuẩn, định mức không sát thực tế, quá eo hẹp sẽ không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của đơn vị dẫn đến các khoản chi bị biến tướng, các đơn vị tìm cách hợp lý hóa chứng từ, gây thất thoát ngân sách. Ngoài ra khoản chi không có tiêu chuẩn, định mức thì việc lập dự toán không chắc chắn, xảy ra tình trạng chi vượt dự toán và KBNN không có cơ sở để KSC, làm cho KSC thường xuyên NSNN tại KBNN kém chất lượng. Do đó cần phải xây dựng,

sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức.

Thứ ba, thông qua hoạt động KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Hoà vẫn còn phát hiện một số sai sót liên quan đến nghiệp vụ KSC thường xuyên như: lưu thừa quyết định lựa chọn nhà thầu khi thanh toán các khoản chi có giá trị trên 50 triệu đồng, lưu thiếu quyết định trợ cấp có thẩm quyền khi thanh toán nội dung hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, nội dung thanh toán không phù hợp mục lục NSNN.

Thứ tư, dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để KBNN thực hiện KSC thường xuyên. Chất lượng của dự toán cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng KSC. Tại KBNN Phú Hoà, dự toán chi giao cho đơn vị gồm hai nguồn: nguồn kinh phí tự chủ và nguồn kinh phí không tự chủ. Tuy nhiên, tại một số đơn vị, dự toán chi giao nguồn kinh phí không tự chủ không kèm theo nội dung, mục đích, nhiệm vụ chi. Do vậy, xảy ra tình trạng chi sai nguồn ở các đơn vị, chi không đúng mục đích, nội dung chi.

Thứ năm, kiểm soát đối với những khoản chi có giá trị dưới 50 triệu đồng, các đơn vị không phải gửi hợp đồng đến KBNN mà chỉ cần gửi chứng từ thanh toán cùng với bảng kê nội dung thanh toán. Do đó, các ĐVSDNS lợi dụng điều này thực hiện chia nhỏ số tiền thanh toán và chuyển nhiều lần với nhiều thời gian khác nhau nhưng cùng một nội dung và cùng đơn vị thụ hưởng để tránh việc KBNN kiểm soát hợp đồng. Điều này gây không ít khó khăn cho các công chức KSC khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phát hiện sai phạm.

Thứ sáu, năng lực, trình độ chuyên môn của một số công chức KSC chưa đồng đều, nhất là công chức lớn tuổi chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến KSC thường xuyên NSNN thường xuyên được sửa đổi, bổ sung làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn. Điều đó, đòi hỏi đội ngũ công chức

làm nhiệm vụ KSC phải nắm vững tất cả các quy định liên quan.

Thứ bảy, cơ sở hạ tầng về CNTT của hệ thống DVC trực tuyến còn chậm, đặc biệt là vào những ngày cuối tháng, cuối năm, khối lượng hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi đến rất lớn trong khi đó chương trình thì quá tải, việc xử lý chứng từ rất chậm làm ảnh hưởng đến chất lượng KSC tại KBNN.

2.4 Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ HÒA - PHÚ YÊN (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w