Đối với Uỷ ban nhân dân và các cơ quan có liên quan

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ HÒA - PHÚ YÊN (Trang 82 - 85)

3 .1Mục tiêu và định hướng

3.3.3 Đối với Uỷ ban nhân dân và các cơ quan có liên quan

Trên cơ sở các văn bản của Chính Phủ, Bộ Tài chính và các cấp, các ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp cần tổ chức những buổi tập huấn, toạ đàm triển khai phổ biến đến các thủ trưởng các ĐVSDNS, các kế toán của đơn vị những thay đổi về chế độ, chính sách mới nhằm nắm rõ những quy định để nâng cao hơn nữa hiệu quả của sử dụng NSNN. Bên cạnh đó, khi thực hiện ban hành các văn bản chế độ phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức chi để tạo căn cứ KBNN dễ dàng thực hiện kiểm soát.

Cần thực hiện bổ sung dự toán đúng thời hạn, tránh việc bổ sung dự toán dồn vào cuối năm tạo áp lực cho các công chức làm nhiệm vụ KSC của KBNN huyện, dễ xảy ra sai sót trong thanh toán. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí NSNN của các đơn vị nhằm ngăn ngừa và hạn chế những sai phạm gây lãng phí NSNN, thất thoát tiền nhà nước.

Ngoài ra, cần tuyên truyền phổ biến các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực NSNN cũng như các chế tài xử phạt khi vi phạm đến toàn bộ các đơn vị để răn đe các đối tượng cố tình làm trái các quy định của pháp luật về sử dụng kinh phí NSNN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Tác giả đã đề xuất một số giải pháp như: xây dựng cơ chế KSC theo hướng kiểm soát mức độ rủi ro, nâng cấp các ứng dụng công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ cao, chuyên môn hoá và chuyên sâu trong công việc...nhằm đáp ứng những yêu cầu cải cách, hiện đại hoá KBNN góp phần nâng cao hiệu quả công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Hoà và đồng thời đề xuất những kiến nghị đến KBNN Phú Yên và Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp nhằm thực hiện tốt công tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Hoà.

KẾT LUẬN

Quản lý, sử dụng NSNN hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong điều kiện nguồn thu ngân sách ngày càng khó khăn, nhu cầu chi ngày càng lớn. Do đó, KSC NSNN là một nhiệm vụ trọng tâm của KBNN. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSN góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính của các ĐVSDNS, nâng cao tính công khai, minh bạch và tăng tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của các đơn vị trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Đồng thời góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn và bền vững, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Với cấu trúc 3 chương, đề tài: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Phú Hòa - Phú Yên” đã hoàn thành cơ bản những yêu cầu đặt ra đó là:

1. Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về KSC thường xuyên NSNN

2. Phân tích thực trạng KSC thường NSNN tại KBNN Phú Hoà - Phú Yên, từ đó đánh giá những kết quả đạt được và đưa ra những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục, quá đó cũng xác định những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế đó.

3. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Hoà - Phú Yên và đưa ra một số kiến nghị với KBNN Phú Yên và các cơ quan ban ngành có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Cao Văn 2019, “Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Đồng Nai”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số 206, tr.28-29.

Dương Công Trinh 2020, “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên ngân sách nhà nước”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số 214, tr.38-41.

Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan 2009, Giáo trình quản lý tài chính công, in lần thứ 2, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

Đoàn Trần Quân 2018, “Chi ngân sách đảm bảo bền vững tài khoá”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số 197, tr. 12-14.

Đào Thị Thu Lĩnh (2017), “Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

Lê Thị Phương Nhi (2020), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Đồng Phú”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội.

Lê Thị Thu Hà 2019, “Nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắk Nông”, Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 6/2019, tr. 145- 147.

Nguy ễn Hữu Quỳnh 1998, “Đại từ điển kinh tế thị trường”, Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách Khoa, Hà Nội.

Ngô Hải Trường 2021, “Nâng cao hiệu quả KSC theo mô hình chuyên sâu”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia, số 227, tr.42-43.

Phạm Ngọc Phong, Nguyễn Thị Diễm, Trần Văn Dũng và Phạm Huỳnh Lan Vi 2020, “Nâng cao hiệu quả KSC thường xuyên ngân sách Nhà nước

qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long”, Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 9/2020, tr. 69-72.

Phương Thị Hồng Hà 2006, Giáo trình quản lý ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

Quốc hội 2015, “Luật Ngân sách Nhà nước”, số 85/2015/QH13 ngày 25/06/2015.

Sử Đình Thành 2006, Lý thuyết tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh.

Trần Huy Hoàng và Nguyễn Thuận Vũ 2019, “Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước huyện Châu Thành, tỉnh An Giang”,

Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 10/2019, tr.115-117.

Trương Thị Bé Hai và Trương Minh Toàn 2019, “Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Trà Vinh”, Tạp chí tài chính, kỳ 2 tháng 9/2019, tr. 70-72.

Một phần của tài liệu KIEM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC PHÚ HÒA - PHÚ YÊN (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w