3 .1Mục tiêu và định hướng
3.3.1. Đối với Bộ Tài Chính
Thứ nhất, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, thống nhất làm cơ sở để KBNN thực hiện KSC
Các cơ quan, các cấp khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến KSC NSNN phải đảm bảo đồng bộ, tinh giản và thống nhất làm cơ sở cho KBNN thực hiện KSC. Trong quá trình ban hành nên xem xét, tính toán tránh trường hợp sửa đổi, bổ sung quá nhiều lần gây chồng chéo giữa các văn bản. Ngoài ra, nội dung văn bản phải được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu để đảm bảo cho người thực thi thực hiện dễ dàng.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với thực tế
Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước là một trong những cơ sở, căn cứ quan trọng trong thực hiện KSC thường xuyên NSNN. Tuy nhiên, hiện nay một số định mức chi không có quy định hoặc không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho quá trình ĐVSDNS sử dụng và KBNN quản lý
NSNN. Do đó, cần phải tiến hành công tác rà soát để tránh xảy ra tình trạng không có hoặc có nhưng lại không phù hợp với cơ chế thị trường. Việc sửa đổi, bổ sung định mức nên thực hiện theo hướng áp dụng theo khung định mức hoặc mức trần định mức làm căn cứ cho việc lập dự toán NSNN và là cơ sở để kiểm soát NSNN.
Hiện nay tại KBNN Phú Hoà còn nhiều khoản chi phát sinh chưa có định mức số tiền chi cụ thể các khoản chi mua sắm thiết bị như: hệ thống âm thanh, ti vi, chi hỗ trợ khác... Do đó, KBNN cần phải quy định mức chi cụ thể cho những khoản chi này. Như với khoản chi mua hệ thống âm thanh, ti vi tại các trường học cần quy định rõ định mức số tiền tối đa được phép chi là bao nhiêu để KBNN Phú Hoà có cơ sở để kiểm soát dễ dàng đảm bảo tránh gây lãng phí, thất thoát tiền và tài sản của nhà nước.
Thứ ba, xây dựng cơ chế, quy trình KSC NSNN theo mức độ rủi ro
KBNN Phú Hoà có thể xây dựng quản lý theo hướng kiểm soát các khoản chi NSNN theo mức độ rủi ro và đề ra cơ chế kiểm soát cho phù hợp với từng khoản chi nhằm tăng hiệu quả kiểm soát. Để thực hiện KSC theo hướng kiểm soát rủi ro, KBNN Phú Hoà cần xác định được mức độ rủi ro của các khoản chi thường xuyên NSNN cụ thể như sau:
Những khoản chi có nguy cơ rủi ro cao như: chi lương, mua sắm tài sản phục vụ chuyên môn, sữa chữa các công trình, hợp đồng thuốc thanh toán qua nhiều năm.
Những khoản chi có mức độ rủi ro thấp như: tiền điện, nước, tiền điện thoại, văn phòng phẩm, cước viễn thông.
Khi xác định được mức độ rủi ro của cho nội dung chi đó, cần đưa ra quy trình kiểm soát cho phù hợp cho từng khoản chi. Đối với những nội dung chi có rủi ro cao, thực hiện kiểm soát trước thanh toán sau, đảm bảo kiểm soát các khoản chi theo đúng chế độ, quy định ngay từ ban đầu. Đối với những nội
dung chi có rủi ro thấp có thể thực hiện thanh toán trước kiểm soát sau đảm bảo thanh toán nhanh chóng, không để tình trạng tồn đọng nhiều hồ sơ, chứng từ.