Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1. TỔNG QUAN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

a. Sn định ca môi trường vĩ

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nớc ngoài, Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác.

Mức độ ồn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ốn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soái được mửc thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.

b. H thng Pháp lut và chính sách đầu tư nước ngoài ca quc gia và ca các địa phương trong vùng kinh tế tiếp nhn đầu tư

Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn ĐTNN thường gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến môi trường pháp lý. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc điểm của thị trường địa phương và trong nước. Môi trường pháp luật là bộ

phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp FDI. Một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ĐTNN. Đây thường là yếu tố được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:

Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sờ hữu tài sàn tư nhân được pháp luật bảo đảm.

Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.

Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phầm và tỷ suất lợi nhuận.

Do vậy, hệ thống pháp Luật phái thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng Độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ Quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN.

Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản lý Nhà nước phải gọn nhẹ, cán bộ quản lý theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.

c. S phát trin ca h thng cơ s h tng và các dch v ph tr cho hot động sn xut kinh doanh

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đầy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng thường là mối quan tâm hàng đầu được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư

hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương.

Bên cạnh đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hệ thống phụ trợ này có thể bao gồm các hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất, nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương so với các địa bàn khác.

d. Trình độ qun lý và năng lc ca người lao động

Nguồn lao động vừa là nhân tố đế thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả FDI. Trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao. Bên cạnh đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm được một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra. Ngược lại, trình độ thấp kém của người lao động sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI. Mặt khác, sai lầm của các cán bộ quản lý Nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian, tải chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà. Vì vậy, nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.

e. H thng th trường đồng b, chiến lược phát trin hướng ngoi

Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hoá

Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà đòi hỏi phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả. Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư. Thị trường tài chính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị trường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hóa, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Chiến lược phát triền kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các Quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư.

f. Ngun lc và các li thế so sánh ca quc gia/vùng kinh tế tiếp nhn đầu tư

Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy mức độ sẵn có, chất lượng, và chi phí của các đầu vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Thông thường, các yếu tố nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp ĐTNN các yếu tố nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại. Để đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI cố gắng khai thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp.

g. H thng thông tin

Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới, thông tin giữ vai trò quan trọng. Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quan quản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tổ chức theo nguyên tắc

trung gian. Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận. Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu thiết lập được một bầu không khí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)