Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

2.1.1. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh

2.1. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN LIÊN KẾT TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ CÁC TỈNH TRONG VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

2.1.1. Tổng quan về các nhân tốảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi

a. Điu kin t nhiên

Vị trí địa lý

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định). Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.136,88 km2, dân số trung bình năm 2005 là 1,28 triệu người, chiếm 1,6% dân số của cả nước.

Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn và một số đảo nhỏ khác. Quảng Ngãi hiện có 01 thị xã, 06 huyện miền núi và trung du, 06 huyện đồng bằng ven biển và huyện đảo Lý Sơn. Ngày 01/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tây Trà; mở rộng thị trấn, thành lập xã và đổi tên xã thuộc các huyện Bình Sơn, Lý Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh, quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Kon Tum và hạ Lào; đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn đã và

đang hình thành khu kinh tế tổng hợp Dung Quất gần sát sân bay Chu Lai - tại đây có cảng nước sâu Dung Quất, khu công nghiệp lọc hoá dầu và một số khu công nghiệp khác, khu đô thị mới Vạn Tường - là một khu kinh tế lớn của đất nước ở miền Trung.

Đặc điểm địa hình

Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển, đồi núi chiếm phần lớn diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ).

Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình năm trên 25OC. Lượng mưa trung bình năm trên 2.000 mm (giai đoạn 1991 - 2002), tập trung từ tháng chín đến tháng Giêng năm sau (chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm); bình quân bốn năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi. Tổng lượng bức xạ lớn thuận lợi cho việc phơi sấy; sử dụng năng lượng mặt trời trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, làm muối và sản xuất điện năng (năng lượng gió).

Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO - UNESCO, trên diện tích 513.688,14 ha, Quảng Ngãi có 09 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. 09 nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp

dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày.

Tiềm năng đất chưa sử dụng còn nhiều. Đây là địa bàn để phân bổ các cơ sở công nghiệp, phát triển sản xuất nông – lâm - nghiệp. Dự kiến trong 10 năm tới có thể khai thác thêm trong quỹ đất chưa sử dụng này khoảng 80 nghìn ha, trong đó trên đất bằng khoảng 6,5 nghìn ha, trên đất đồi núi khoảng 73 nghìn ha, trên vùng mặt nước khoảng 0,5 nghìn ha.

- Tài nguyên rng

Rừng Quảng Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều loại gỗ như: trắc, huỳnh, đinh hương, sến, kiền kiền, gụ, giồi…Trữ lượng gỗ khoảng 9,8 triệu m3. So với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, vốn rừng tự nhiên của Quảng Ngãi rất ít, chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Song, so về trữ lượng (tính trên 1 ha) thì trữ lượng các loại rừng của Quảng Ngãi cao hơn mức trung bình của cả nước.

- Tài nguyên khoáng sn

Tài nguyên khoáng sản không đa dạng về chủng loại, chủ yếu là khoáng sản phục vụ cho công nghiệp vật liệu xây dựng, nước khoáng và một số khoáng sản khác.

b. Môi trường kinh tế, chính tr, văn hóa, xã hi

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thập kỷ này và sẽ hình thành khu kinh tế Dung Quất nối liền với khu kinh tế mở Chu Lai. Đây là lợi thế rất quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp đi kèm theo chương trình phát triển lọc dầu của quốc gia, đồng thời góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129 km, với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp.

Tiềm năng du lịch

Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường; nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn, Niêm Hà, Thiên Bút, Phê Vân, Thạch Bích, Tà Dương, Cổ Luỹ, Cô Thôn, Nước Trong – Ca Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh…, những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng.

Tình hình hạ tầng cơ sở của Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có hệ thống giao thông khá đồng bộ bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi còn có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như: Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch.

Các khu công nghiệp và kinh tế như Quảng Phú, Tịnh Phong và Phổ Phong đã được tỉnh đầu tư khá hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện để thu hút vốn cho phát triển công nghiệp. Khu kinh tế Dung Quất đã hoàn thiện về cơ bản và Nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động sẽ tạo ra sức hút nguồn đầu tư vào công nghiệp Quảng Ngãi.

2.1.2. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Vùng duyên hải miền Trung

a. Nhng mt li thế ca Vùng trong vic thu hút ngun vn FDI

- Vị trí địa lý thuận lợi:

Vùng duyên hải miền Trung bao gồm 9 tỉnh/thành phố (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) nằm ở vị trí trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 14B, 24 và 19 nối các cảng biển đến vùng Tây Nguyên và trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan, Myanmar theo hành lang Đông Tây là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý là một lợi thế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho Vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên, cả nước và quốc tế.

Vùng DHMT có tổng diện tích đất tự nhiên chiếm gần 15% diện tích của cả nước và dân số chiếm 11,4% dân số cả nước. Các tỉnh/thành trong Vùng có điều kiện tự nhiên tương đồng nhau với đường bờ biển dài, các vịnh nước sâu, nhiều cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không ngày càng được hoàn thiện. Các đô thị lớn trong Vùng đã được kết nối với hệ thống các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), tạo tiền đề thuận lợi cho việc phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn Vùng. Tuy nhiên, chính những điều kiện tương đồng về điều kiện phát triển lại đang đặt ra yêu cầu hình thành hệ thống các KKT, KCN có khả năng hỗ trợ, liên kết lẫn nhau, phát triển mang tính bổ trợ giữa các địa phương và toàn Vùng nhằm phát huy tối đa tiềm năng, sức mạnh của các KKT, KCN để tạo ra bước đột phá mạnh, lan tỏa rộng trong thu hút FDI cho toàn Vùng.

- Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhiều hơn trước: Toàn Vùng có 06

sân bay (trong đó có 04 cảng hàng không quốc tế), 14 cảng biển, 06 khu kinh tế ven biển (cả nước có 15 khu kinh tế ven biển), 01 khu công nghệ cao (cả nước có 3 khu công nghệ cao), Hệ thống tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, phân bố đều khắp ở các địa phương, nối liền các đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong Vùng và nối Vùng với Tây Nguyên.

Hệ thống các KKT, KCN lớn trong toàn Vùng với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, đáp ứng được hầu hết những yêu cầu thiết yếu của các nhà đầu tư như mạng lưới giao thông trục chính, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, và hệ thống thông tin liên lạc.... đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của KKT, KCN.

- Lực lượng lao động dồi dào và việc đào tạo nghề được chú trọng hơn: Toàn Vùng hiện có 30 trường đại học, 39 trường cao đẳng, 22 trường trung cấp chuyên nghiệp và 244 cơ sở đào tạo nghề ở các cấp đào tạo (cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề) được phân bố rộng khắp tại các địa phương trong Vùng.

- Môi trường đầu tư thông thoáng hơn: Chính quyền địa phương các tỉnh DHMT luôn cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, mang đến sự thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư từ những thủ tục hành chính ban đầu cho đến việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Hầu hết các địa phương trong Vùng đều triển khai mô hình “một cửa liên thông” tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư hay Trung tâm Xúc tiến đầu tư. Đặc biệt, một vài tỉnh trong Vùng có những mô hình hỗ trợ cho doanh nghiệp tương đối thành công với nhiều hình thức hỗ trợ đa dạng cho các nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn đầu tư vào địa phương như mô hình Văn phòng Phát triển Kinh tế (EDO) của

tỉnh Ninh Thuận, Ban Hỗ trợ doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam.

- Cơ chế, chính sách linh hoạt hơn: Bên cạnh những cơ chế chính

sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư phát triển ngành công nghiệp, công nghiệp phụ trợ trên phạm vi cả nước đã được Chính phủ ban hành, mỗi địa phương trong Vùng đã có những cơ chế chính sách ưu tiên, hỗ trợ nhằm khuyến khích thúc đẩy hoạt động đầu tư như tăng thêm mức ưu đãi thuế, phí thuê đất ngoài mức ưu đãi từ chính phủ, kéo dài thời gian ưu đãi, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, hỗ trợ chi phí xúc tiến đầu tư, hỗ trợ quản lý thực thi các thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư tham quan, nghiên cứu và triển khai các dự án trong khu công nghiệp.

Với những đặc điểm nêu trên, Vùng có thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thu hút FDI vào các địa phương và khu vực.

b. Nhng mt hn chế ca Vùng trong vic thu hút ngun vn FDI

- Hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu, yếu, manh mún và chưa đồng bộ một phần là do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, chưa có tích lũy đầu tư, cũng như hiệu quả đầu tư chưa cao.

- Chưa có cảng biển quốc tế, chưa có hệ thống đường cao tốc đáp ứng yêu cầu phát triển và dịch vụ logistics trong vùng chưa phát triển. Một phần do nhu cầu vốn đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông như đường cao tốc, cảng biển… là rất lớn nhưng vùng duyên hải miền Trung vẫn là khu vực nghèo, chưa phát triển. Ngoài ra việc đầu tư chưa tập trung, dàn đều dẫn đến thiếu hiệu quả.

- Môi trường kinh doanh khó khăn, sức mua nội vùng không lớn, vùng thiếu các sản phẩm chủ lực có thương hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của các địa phương chưa gắn liền với quy hoạch phát triển KKT, KCN và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và lãnh thổ;

- Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân còn nhiều khó khăn và bất cập. Điển hình là sự chênh lệch về chi phí giải phóng mặt bằng giữa trung ương, địa phương và giữa các tỉnh/thành trong Vùng với nhau;

- Tình hình giải ngân các dự án công nghiệp tại KKT, KCN còn chậm. Một phần là do nguyên nhân chủ quan của các địa phương nhưng phần lớn là đến từ các nhà đầu tư. Hầu hết các địa phương trong Vùng đều không đánh giá được năng lực của các nhà đầu tư vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai các dự án;

- Trong những năm gần đây, các KKT, KCN trong Vùng đã phát triển rất nhanh về số lượng, đồng nghĩa với việc các địa phương trong Vùng đều muốn phát triển nhanh ngành công nghiệp. Vì vậy, việc thu hút đầu tư vào các KKT, KCN diễn ra với nhiều cách khác nhau mà chưa tính đến việc phát triển cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ để có được sự phát triển mang tính bổ trợ giữa các địa phương trong Vùng. Do vậy dẫn đến nhiều bất cập trong việc đầu tư phát triển như việc phát triển hạ tầng hay bảo vệ môi trường quanh KCN.

- Khả năng thu hút đầu tư vào một số KCN trong Vùng còn khá thấp, điển hình như các KCN tại Ninh Thuận, Bình Thuận có số lượng các dự án đầu tư vào thấp với số vốn đầu tư nhỏ. Nguyên nhân là sự khó khăn về vị trí địa lý so với các địa phương khác và hình thành quá nhiều KCN làm giảm sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

- Thiếu sự liên kết, hỗ trợ trong việc phát triển các KCN, KKT cũng như kêu gọi đầu tư vào toàn vùng DHMT. Hầu hết các địa phương hiện nay đều tự kêu gọi, xúc tiến đầu tư, do vậy thường có sự trùng lắp trong các ngành nghề kêu gọi đầu tư giữa các KKT, KCN trong Vùng. Vì vậy, vấn đề đặt ra

hiện nay là làm thế nào để khai thác thế mạnh cho phát triển loại hình công nghiệp nào của từng địa phương trong Vùng.

2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN QUA TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Qui mô FDI của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua

Tính chung các giai đoạn đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút được tổng cộng 36 dự án với tổng vốn đăng ký là 4.103 triệu USD, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Tình hình thu hút FPI của tỉnh Quảng Ngãi qua các năm:

Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (1.000 USD) 1995 1 420 2004 1 500 2005 1 3.280 2006 5 3.326.360 2007 2 15.543 2008 1 30.000 2009 3 29.010 2010 4 377.900 2011 1 14.000

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)