Thực trạng liên kết trong lãnh đạo thực thi thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN

2.3.2. Thực trạng liên kết trong lãnh đạo thực thi thu hút đầu tư

a. Thc trng liên kết trong công tác qung bá, xúc tiến đầu tư

Tình hình thu hút đầu tư trong những tháng đầu năm 2015 gặp nhiều khó khăn, trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được những dự án có quy mô lớn. Ngay cả Khu Kinh tế Dung Quất dù hoạt động xúc tiến đầu tư tuy có nhiều nỗ lực, nhưng kết quả cũng rất hạn chế. Trong thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều cải thiện bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, mặt khác chương trình xúc tiến đầu tư Quảng Ngãi hiện chưa được xây dựng đồng bộ, thống nhất với các địa phương trong Vùng.

Tính tới thời điểm hiện tại, hành động cụ thể nhất trong công tác liên kết quảng bá, xúc tiến đầu tư Vùng duyên hải miền Trung là đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung với sự tham gia của 9 tỉnh, thành gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận diễn ra vào ngày 21/3/2013, tại Đà Nẵng. Hội thảo là dịp để các nhà hoạch định chính sách, chính quyền và doanh nghiệp tiếp tục thảo luận để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tìm kiếm cơ hội phát huy mạnh mẽ lợi thế vùng thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong khu vực. Và ngày 24/3/2013, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với VTV Đà Nẵng tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xúc tiến đầu tư vùng Duyên hải miền Trung”. Các địa phương khi tham gia những cuộc hội thảo, tọa đàm như thế này sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm thành công trong công tác quảng bá, xúc tiến từ đó dễ dàng đi đến thống nhất trong việc liên kết với nhau.

quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi thì đến 15 % đáp viên chọn mức hoàn toàn không đồng ý (mức 1), có 45% đáp viên chọn mức 2 và 30% đáp viên chọn mức 3 cho rằng hiện nay đã có một vài sự phối hợp trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và có 10% còn lại đánh giá thuộc mức độ 4 về thực tế trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương Vùng DHMT.

Cũng theo nhận định từ các lãnh đạo, cán bộ tỉnh Quảng Ngãi đều cho rằng lợi ích đạt được từ liên kết trong công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư là có thể giảm chi phí xúc tiến, quảng bá và các rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc liên kết trong hoạt động này có thể vẫn mang lại rủi ro do những sáng kiến thể chế sáng tạo của các địa phương. Có thể nói sự kêu gọi đầu tư của các tỉnh, thành trong vùng vẫn còn hết sức chung chung bởi một số nhà đầu tư phản ánh rằng họ nhận được nhiều lời mời đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ tại khu vực duyên hải miền Trung, tuy nhiên lại không nói rõ là ngành gì, cơ chế, chính sách cụ thể như thế nào. Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay mức độ liên kết cho công tác này còn quá hạn chế và mới chỉ dừng lại ở các hoạt động xúc tiến quy mô cấp vùng và cấp địa phương thông qua hội nghị, hội thảo của Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung và chưa có kế hoạch đặt ra mục tiêu hàng năm, những đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động để cải thiện các hoạt động xúc tiến đầu tư .

Bên cạnh đó, hiện nay các địa phương trong Vùng vẫn chưa có sự thống nhất trong điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút FDI đối với từng tỉnh và từng đối tác như đã đề ra, việc tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch toàn vùng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư từ các Tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia còn rất ít và chưa thường xuyên. Mặt khác, hoạt động xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm nên

chưa thu hút được các dự án đầu tư có ngành nghề, hàm lượng công nghệ phù hợp lợi thế phát triển của từng tỉnh như mong đợi.

Xúc tiến đầu tư cần phải được phối hợp ở cấp quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, để đạt được một cơ chế liên kết tốt còn là vấn đề đang đặt ra nan giải cả về cơ chế và hình thức, bước đi liên kết như thế nào để các bên tham gia đều đạt được mục đích của mình. Cũng giống như tình trạng thu hút đầu tư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu sự liên kết điều phối liên tỉnh. Đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều từ góc nhìn đa chiều các hạn chế của nó và ảnh hưởng đến đầu tư khai thác các lợi thế của các địa phương. Vì vậy, muốn đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến có hiệu quả thì các địa phương trong Vùng cần phải liên kết trong việc xây dựng một khuôn khổ chung cho xúc tiến đầu tư

b. Thc trng liên kết trong vic ci thin môi trường đầu tư

Với lãnh thổ trải rộng và địa hình phức tạp, khu vực duyên hải miền Trung kém lợi thế hơn về môi trường đầu tư nếu so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hai khu vực này có thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đóng vai trò hạt nhân, tạo sự phát triển lan toả chung cho cả vùng, riêng khu vực duyên hải miền Trung chưa có địa phương nào đủ lớn, mạnh để đảm nhận vai trò đó. Sự thiếu liên kết trong phát triển của các địa phương, tạo nên sự cạnh tranh “mạnh ai nấy làm” dẫn đến phân tán nguồn vốn đầu tư, hiệu quả thấp. Nhiều lĩnh vực khuyến khích đầu tư rất phù hợp với định hướng phát triển song lại thiếu chính sách đủ mạnh và khung pháp lý để điều chỉnh; các chính sách ưu đãi cũng chưa được xây dựng đồng bộ và chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi cũng như các địa phương trong Vùng ngày càng được cải thiện. Nhà đầu tư trong Vùng rất hài lòng về sự thuận lợi, nhanh chóng về thủ tục hành chính, giúp họ sớm hoàn thành thủ tục

đầu tư và giải ngân vốn, nhất là các dự án lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất thấp như: tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian chờ đợi thông quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực thi hợp đồng và chất lượng lao động được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thấp. Những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là chi phí lao động thấp, ưu đãi về thuế, đất đai đầu tư và sự sẵn có của các khu công nghiệp. Chất lượng điều hành và xây dựng môi trường kinh doanh của chính quyền địa phương như: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam và Bình Định được các nhà đầu tư đánh giá rất tốt và tốt (thể hiện ở kết quả chỉ số PCI của các tỉnh), nhưng các tỉnh còn lại như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa vẫn còn ở mức trung bình và khá chứng tỏ chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh của chính quyền địa phương trong Vùng còn rất khác nhau. Mặt khác, hiện nay chưa có sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương trong Vùng nhằm tăng cường năng lực điều hành của Chính quyền địa phương thông qua việc cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Theo kết quả khai thác từ 40 mẫu khảo sát ý kiến gởi đến các cán bộ quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi thì có 22,5 % đáp viên chọn mức hoàn toàn không đồng ý (mức 1); có 42,5% đáp viên chọn mức 2 ; 35% đáp viên còn lại đánh giá thuộc mức độ 3 về thực tế trong công tác cải thiện môi trường đầu tư giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương Vùng DHMT.

Từ những thực trạng ở trên cùng với kết quả phỏng vấn cán bộ đại diện cơ quan quản lý Nhà nước thì nói chung môi trường đầu tư ở địa phương phần lớn đều phải do địa phương đó tự cải thiện là chính. Theo nhận định của các cán bộ quản lý, nếu liên kết thành công trong việc cải thiện môi trường đầu tư sẽ làm tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả nhờ có phân công lao động xã hội giữa các địa phương, đồng thời tăng khả năng linh hoạt

của mỗi bên trong việc phát huy thế mạnh của mình từ đó tạo ra sự kết nối chung về mặt không gian của cơ sở hạ tầng của các địa phương, hỗ trợ nhau về khả năng vay vốn, quy mô của cơ sở hạ tầng nhằm tạo nên sự đồng bộ, liên tục trong chuỗi phát triển của cả Vùng duyên hải miền Trung.

Như vậy, cải thiện môi trường đầu tư chung của vùng đòi hỏi khai thác những tiềm năng phát triển tương hỗ của các cụm ngành, cũng như yêu cầu điều chỉnh lại các ý tưởng trùng lắp. Một kết quả nữa là nhà đầu tư sẽ nhận được thông điệp rõ ràng hơn về các cơ hội đầu tư, kinh doanh với chính sách ưu đãi được đồng bộ hóa và nhất quán.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)