Qui mô FDI của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG

2.2.1. Qui mô FDI của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua:

Tính chung các giai đoạn đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút được tổng cộng 36 dự án với tổng vốn đăng ký là 4.103 triệu USD, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Tình hình thu hút FPI của tỉnh Quảng Ngãi qua các năm:

Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (1.000 USD) 1995 1 420 2004 1 500 2005 1 3.280 2006 5 3.326.360 2007 2 15.543 2008 1 30.000 2009 3 29.010 2010 4 377.900 2011 1 14.000 2012 3 135.639 2013 10 127.576 2014 4 43.104 Tổng 36 4.103.334

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Giai đoạn trước năm 2005, thu hút đầu tư FDI vào tỉnh Quảng Ngãi khá trầm lắng, chỉ thu hút được 03 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,2 triệu USD,

đầu tư vào ngành khai khoáng và chế biến thủy sản.

- Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Quảng Ngãi thu hút được 15 dự án mới, với tổng vốn đăng ký là 3.778,8 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong giai đoạn này là Công nghiệp chế biến - chế tạo, dịch vụ hỗ trợ, vận tải kho bãi. Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu về số lượng với 08 dự án, trong khi Đài Loan là quốc gia dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký với hơn 3 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào dự án Nhà máy thép Guang Lian. Đây là giai đoạn Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, do vậy, thu hút đầu tư FDI tăng nhanh trong giai đoạn này cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đã mang đến những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo, và đây là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển đi lên của tỉnh trong công tác thu hút đầu tư FDI.

- Giai đoạn 2011-2014, tỉnh Quảng Ngãi thu hút được 18 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 320 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến – chế tạo, Nhật Bản là nước dẫn đầu với 05 dự án. Đây là giai đoạn tỉnh Quảng Ngãi thu hút đầu tư tăng về số lượng (hơn 02 dự án) so với giai đoạn 2006-2010 nhưng giảm về tổng vốn đăng ký (chỉ bằng 8,5%), lý giải điều này là do giai đoạn 2006-2010 có 02 dự án là Nhà máy thép Guang Lian và Nhà máy Doosan Vina với tổng vốn đã hơn 3,3 tỷ USD. Tuy vậy, giai đoạn 2011-2014, tỉnh ta đã thu hút các nhà đầu tư đến từ 08 quốc gia khác nhau. Trong đó, đặc biệt là dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi là một dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ngãi, dự án này hình thành sẽ góp phần rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác đầu tư vào tỉnh.

Bảng 2.2. Tình hình thu hút đầu tư qua các giai đoạn: Giai đoạn Số dự án Vốn đăng ký (1.000 USD) VĐT bình quân/dự án (1.000 USD) Trước năm 2000 1 420 420 2001-2005 2 3.780 1.890 2006-2010 15 3.778 236.175 2011-2014 18 320 17.778 Tổng cộng 36 4.103.334 110.900

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)

Qua bảng tình hình thu hút FDI qua các giai đoạn ta có thể thấy:

Giai đoạn 2001-2005: môi trường đầu tư của Tỉnh được cải thiện đáng kể, công tác vận động thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Trung tâm xúc tiến đầu tư Quảng Ngãi được thành lập và đi vào hoạt động, đồng thời, tỉnh Quảng Ngãi ban hành những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư thông thoáng, nên hoạt động thu hút vốn FDI tại tỉnh Quảng Ngãi có những bước chuyển biến tích cực như trên. Cho nên từ năm 2001-2005 thu hút được 02 dự án với quy mô vốn đầu tư đăng ký đạt: 3,78 triệu USD. Trong 05 năm 2006-2010 cùng với cả nước, tình hình thu hút FDI ở Quảng Ngãi tiếp tục chuyển biến đáng kể, thu hút tổng cộng 15 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,778 triệu USD, quy mô vốn trung bình đạt 236,175 triệu USD/dự án. Nguyên nhân là do trong năm 2006, có 02 dự án FDI quy mô lớn đầu tư vào KKT Dung Quất là : Nhà máy thép Guang Lian (03 tỷ USD) và Nhà máy công nghiệp nặng Doosan Vina (310 triệu USD). Giai đoạn 2011-2014, tỉnh Quảng Ngãi có 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 0,320 triệu USD, quy mô trung bình vốn 0,017 triệu USD. So với giai đoạn trước thì thời kì này thu hút được nhiều dự án hơn tuy nhiên quy mô vốn thấp

hơn giai đoạn trước nhiều.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 36 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.103,3 triệu USD, trong đó có 12 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng vốn đã thực hiện là 524,5 triệu USD, bằng 13% so với tổng vốn đăng ký. Trong số 36 dự án hiện tại thì:

Bảng 2.3. Tình hình thu hút đầu tư chia theo địa bàn đầu tư

Địa bàn đầu tư Số dự án Tổng vốn đăng ký (1.000 USD)

KKT Dung Quất 24 3.968.000

Các KCN tỉnh 08 107.094

Ngoài các KKT, KCN 04 28.240

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)

Vốn đầu tư chủ yếu là ở KKT Dung Quất, tuy nhiên do các dự án kéo dài nhiều năm nên vốn thực hiện còn thấp. Chỉ có các dự án ở KCN tỉnh là vốn đầu tư được thực hiện đạt gần 60,7% cao hơn so với KKT Dung Quất và ngoài các Khu KKT,KCN.

Trong đó, riêng tại KKT Dung Quất có 24 dự án, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp như: sản xuất hóa dầu, hóa chất; tổ hợp lọc hóa dầu; luyện cán thép, đóng tàu, xây dựng và kinh doanh cảng biển…

Các khu Công nghiệp tỉnh có 08 dự án, tổng vốn đăng ký: 107.094 nghìn USD. Nguồn vốn đầu tư ở các Khu công nghiệp tỉnh này chủ yếu là thu hút nguồn vốn từ nước Áo và Nhật Bản. Riêng dự án của công ty Giầy Rieker Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2011 và tiếp tục năm 2013 thì mở rộng nhà máy sản xuất với tổng vốn đầu tư 28 triệu USD. Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử FVQ được cấp chứng nhận đầu tư vào năm 2013 với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD do nước Nhật Bản đầu tư. Ngoài ra, Nhật bản còn đầu tư cho Dự án KIZUNA do chủ

đầu tư là Công ty Cổ phần Kizuna Quảng Ngãi nhưng chỉ là dự án quy mô nhỏ với vốn đầu tư là 1,952 triệu USD .

Hiện Quảng Ngãi đang đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào KKT Dung Quất, các KCN - CCN làng nghề với nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư.

Với mục tiêu phát triển công nghiệp là một trong ba nhiệm vụ đột phá của tỉnh đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại. Vừa qua, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào Quảng Ngãi, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt danh mục chi tiết 38 dự án kêu gọi vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nay đến năm 2020.

Bảng 2.4.Tình hình thu hút đầu tư chia theo quốc gia đầu tư

Quốc gia Số dự án Tổng vốn đăng ký (1.000 USD)

Hàn Quốc 09 715.704 Singapore 06 167.224 Đài Loan 04 3.037.000 Trung Quốc 04 54.150 Nhật Bản 06 47.317 Philippines 02 49.000 Áo 02 28.000 Nga 01 3.280 Úc 01 1.240 Liechtenstein 01 420

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)

Cùng với sự phát triển chung của đất nước sau ngày giải phóng, tỉnh Quảng Ngãi sau gần 30 năm khôi phục kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân

thì trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt là kề trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì Quảng Ngãi ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đầu tư vào tỉnh trong nhiều lĩnh vực, thể hiện qua con số 10 quốc gia, 07 ngành kinh tế, hơn 4 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư. Tập trung nhiều nhất vào các năm 2006, 2010, 2013, góp phần đưa Quảng Ngãi vào tốp các tỉnh thu hút vốn FDI cao trong khu vực miền Trung. Các dự án FDI tập trung đầu tư vào Khu vực Công nghiệp và xây dựng, điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Các dự án FDI của tỉnh hiện tại giải quyết lao động cho khoảng 8.340 lao động, góp phẩn chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về máy móc, thiết bị, tri thức và kinh nghiệm quản lý; góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)