Thực trạng liên kết trong hoạch định tổ chức thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN

2.3.1. Thực trạng liên kết trong hoạch định tổ chức thu hút đầu tư

a. Thc trng liên kết trong đánh giá môi trường thu hút đầu tư

Kể từ khi có sự liên kết xúc tiến đầu tư giữa 9 tỉnh/thành phố duyên hải miền Trung đã tạo hình ảnh rõ hơn về điểm đến đầu tư của các tỉnh và khu vực miền Trung. Việc đánh giá môi trường thu hút đầu tư là cần thiết để tạo ra những “sản phẩm” nhằm đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc đánh giá môi trường thu hút đầu tư cần phải liên kết giữa các địa phương trong Vùng vì như vậy mỗi địa phương sẽ có cái nhìn trực diện hơn đối với môi trường thu hút đầu tư của tỉnh mình, từ đó nâng cao năng lực tổ chức thu hút đầu tư thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm của những địa phương khác trong công tác này.

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn các cán bộ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, việc liên kết trong trong đánh giá môi trường thu hút đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho tỉnh Quảng Ngãi trong việc đánh giá, so sánh được những yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư như sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, công tác thủ tục hành chính... của tỉnh và được chia sẻ những kinh nghiệm của các địa phương khác trong vùng nhằm nâng cao chất lượng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI. Tuy nhiên, hầu hết các lãnh đạo đều nhận định rằng một khi việc liên kết trong đánh giá môi trường thu hút đầu tư không đánh giá chính xác, liên kết không chặt chẽ thì rủi ro có thể xảy ra và địa phương sẽ tổn hại vì chi phí bỏ ra để thực hiện liên kết này không tạo ra được lợi ích kinh tế như mong muốn.

Bên cạnh đó, năng lực liên kết của địa phương trong liên kết đánh giá môi trường đầu tư cũng rất quan trọng. Nếu các địa phương đều có năng lực liên kết tốt sẽ nhanh chóng tìm ra mấu chốt trong nội dung liên kết, từ đó hoạt động liên kết được dễ dàng thực hiện hơn. Ngược lại, nếu năng lực liên kết yếu thì đánh giá môi trường thu hút đầu tư sẽ gặp trở ngại, chi phí và mức độ rủi ro cũng sẽ cao hơn, khi đó các bên tham gia liên kết phải xem xét sự cần thiết, khả năng liên kết và mức độ liên kết với nhau để đảm bảo hài hòa lợi ích nhất.

b. Thc trng liên kết trong định hướng chính sách thu hút

Hiện nay, việc lựa chọn định hướng chính sách thu hút đầu tư của các tỉnh trong vùng tương đối giống nhau trong khi quy mô thị trường còn nhỏ hẹp, chính điều này đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh và làm suy giảm năng lực phát huy các nguồn lực riêng của mỗi địa phương. Thực trạng này làm cho môi trường đầu tư của các tỉnh thiếu sức hấp dẫn, kém hiệu quả và gây lãng phí lớn. Việc các tỉnh cạnh tranh bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư vượt quá quy định đã làm vô hiệu hóa lợi ích của các chính sách

này đồng thời cho thấy việc thiếu sự hợp tác và liên kết trong định hướng chính sách thu hút đầu tư giữa các địa phương với nhau trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, các địa phương trong Vùng khá tương đồng với nhau cả về tiềm năng biển và ven biển, tiềm năng du lịch, tiềm năng phát triển cảng và các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn. Đây là những lợi thế sẵn có trong việc định hướng chính sách thu hút FDI vào các địa phương trong vùng, tuy nhiên hiện tại tính liên kết trong Vùng trong công tác liên kết này để cùng phát huy lợi thế cạnh tranh còn rất lỏng lẻo, thậm chí vừa qua trong nội bộ Vùng còn cạnh tranh mạnh mẽ, làm cản trở sự phát triển chung và việc định hướng chính sách thu hút FDI cho toàn vùng. Như vậy, làm thế nào để tạo ra tính liên kết trong định hướng mục tiêu thu hút trong Vùng là vấn đề quan trọng cần phải có giải pháp.

Theo kết quả khai thác từ 40 mẫu khảo sát ý kiến gởi đến các cán bộ quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi thì có 10 % đáp viên chọn mức hoàn toàn chưa có sự phối hợp trong định hướng chính sách thu hút giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương vùng DHMT, phần lớn 42,5% đáp viên chọn mức 2 và 42,5% đáp viên chọn mức 3 cho rằng hiện nay đã có một vài sự phối hợp trong định hướng chính sách thu hút và chỉ có 5% còn lại đồng ý đã có liên kết trong công tác này.

Như vậy, theo nhận định của một số lãnh đạo tỉnh, nếu thực hiện thành công công tác liên kết trong định hướng chính sách thu hút với các tỉnh/thành trong Vùng sẽ mang lại lợi ích trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu ưu tiên thu hút đầu tư kéo theo thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, giảm thiểu những tổn thất khi các địa phương cạnh tranh thu hút đầu tư do không liên kết trong định hướng chính sách thu hút. Tuy nhiên, không phải cứ tham gia liên kết là đạt được mục đích liên kết giữa các chủ thể tham gia, bởi, giữa các địa phương có thể không đạt được thỏa thuận chung khi tham gia.

Nguyên nhân là do các địa phương không định vị được nhà đầu tư mục tiêu dẫn đến việc đầu tư dàn trải, không đạt được ý định đầu tư. Đây chính là rủi ro có thể xảy ra trong liên kết định hướng chính sách thu hút. Bên cạnh đó, một khi các địa phương thất bại trong liên kết này sẽ làm chi phí liên kết tăng cao và gây lãng phí tài chính cho địa phương.

Như vậy, hầu hết các cán bộ quản lý đều nhận định rằng hiện nay việc các địa phương trong vùng vẫn chưa thực hiện được liên kết trong định hướng chính sách thu hút này, năng lực liên kết của các địa phương trong nội dung này chưa cao, vì vậy liên kết định hướng chính sách thu hút cần được xúc tiến để tạo nên đích đến cụ thể và đẩy mạnh thu hút đầu tư của địa phương trong thời gian đến.

c. Thc trng liên kết trong xác định mc tiêu thu hút

Cái khó của miền Trung là nguồn lực hạn chế. Miền Trung trải dài nên không thể lấy một tỉnh nào để làm động lực. Do vậy, liên kết xác định mục tiêu thu hút đầu tư phải bắt đầu từ quy hoạch, không thể tiếp tục tình trạng tỉnh nào cũng có sân bay, cảng biển, hạ tầng giống nhau, lĩnh vực kinh tế na ná nhau.

Hiện tượng phổ biến diễn ra tại các địa phương hiện nay là các tỉnh làm quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các sở làm kế hoạch phát triển ngành hoàn toàn không có trao đổi ý kiến với các tỉnh khác trong vùng, cũng không tham khảo quy hoạch các tỉnh khác. Ví dụ: trường hợp của Thành phố Đà Nẵng đã chủ động tìm nguồn tài trợ để xây dựng quy hoạch liên vùng Đà Nẵng và các tỉnh phụ cận nhằm tạo nền tảng để thực hiện các liên kết không gian kinh tế, đô thị, hạ tầng vùng giữa Đà Nẵng, Huế, Hội An và xa hơn với Quảng Ngãi trong chiến lược hành lang kinh tế Đông Tây. Dự án với sự hỗ trợ của Australia. Bản quy hoạch được xây dựng theo phương pháp hiện đại, đảm bảo điều hành thực thi được, song không được chính phủ

phê duyệt chính thức do Chính phủ đã có quy hoạch vùng trọng điểm miền Trung, vùng Trung Bộ. Bản quy hoạch không có tính pháp lý để thực thi trong kết phát triển giữa các địa phương phụ cận với Đà Nẵng. Như vậy, vô hình dung đã làm giảm động lực đầu tàu trong sáng kiến thúc đẩy liên kết thu hút đầu tư của Thành phố Đà Nẵng. Như vậy, có thể thấy do chưa có quy định phân cấp cho vùng nên Đà Nẵng cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch vùng phụ cận.

Bên cạnh đó, hiện nay xu hướng tập trung vào sản xuất công nghiệp khá rõ nét ở hai tỉnh Bình Định (chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng,…) và Quảng Ngãi (hóa dầu, dịch vụ cảng biển,...) trong khi Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam với lợi thế vượt trội về tiềm năng du lịch và di sản văn hóa đang có xu hướng phát triển mạnh về du lịch. Ngoài ra, Đà Nẵng trong nỗ lực trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng đang đầu tư vào các dịch vụ chất lượng cao nhằm hỗ trợ cho yêu cầu phát triển của vùng. Tuy nhiên, vì tư duy quy hoạch và phát triển giữa của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và các tỉnh trong Vùng nói chung còn mang tính cục bộ, địa phương nên việc quy hoạch và phát triển chưa tính đến liên kết vùng, liên kết ngành và thiếu sự hợp tác, phối hợp giữa các địa phương trong Vùng dẫn đến việc không phát huy được các tiềm năng, lợi thế so sánh của từng địa phương. Mặt khác, tình trạng các khu công nghiệp, khu kinh tế ở các địa phương thường có chức năng tương tự như nhau khá phổ biến nên chưa tạo được sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế của Vùng.

Có thể thấy các địa phương trong vùng có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, các sản phẩm về công nghiệp, dịch vụ, về sản phẩm thu hút....Rất nhiều địa phương trong vùng đã khai thác được thế mạnh đó của mình, tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực duyên hải miền Trung trong những năm gần đây. Vì vậy, việc liên kết trong xác định mục tiêu thu

hút với các địa phương trong vùng tạo điều kiện cho Quảng Ngãi có thể tiết kiệm được chi phí và hạn chế rủi ro trong thu hút đầu tư, bên cạnh đó, Quảng Ngãi cũng như các địa phương trong vùng sẽ không đặt mục tiêu tranh giành thu hút các dự án FDI với nhau, đồng thời đảm bảo được quyền lợi, sự tự chủ cũng như quyền quyết định của các địa phương mà nhu cầu liên kết càng trở nên mạnh mẽ hơn để tạo nên sức mạnh của cả vùng,

Theo kết quả khai thác từ 40 mẫu khảo sát ý kiến gởi đến các cán bộ quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi thì có 17,5 % đáp viên chọn mức hoàn toàn chưa có sự phối hợp xác định mục tiêu thu hút giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương vùng DHMT, phần lớn 52,5% đáp viên chọn mức 2 và 27,5% đáp viên chọn mức 3 cho rằng hiện nay đã có một vài sự phối hợp xác định mục tiêu thu hút và chỉ có 2,5% còn lại cho rằng tương đối đã có liên kết trong công tác này. Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi cũng như các tỉnh vung DHMT nhận thức rất rõ ràng về lợi thế của vùng tuy nhiên, các tỉnh vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác trong việc xác định mục tiêu thu hút nhằm nâng cao năng lực đầu tư phát triển của các địa phương. Do đó, việc liên kết mục tiêu thu hút gặp nhiều khó khăn bởi nếu Quảng Ngãi cùng các địa phương liên kết trong xác định mục tiêu thu hút chung có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hay lợi thế cạnh tranh của họ dẫn đến việc các tỉnh trong vùng còn dè dặt trong liên kết mục tiêu thu hút FDI. Nguyên nhân là do mặt trái của sự tương đồng trong điều kiện tự nhiên của các tỉnh Duyên hải miền Trung, các địa phương cảm thấy không thể thống nhất mục tiêu thu hút chung và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hay lợi thế cạnh tranh của địa phương mình. Đây chính là rủi ro có thể xảy ra trong liên kết định hướng chính sách thu hút nếu trong quá trình tham gia một số địa phương vẫn đặt lợi ích cá nhân trên trên lợi ích cục bộ của toàn Vùng.

được phỏng vấn cho rằng mục đích cơ bản nhất của việc liên kết này là giúp cho các bên liên quan đạt được các mục tiêu trong thu hút đầu tư nước ngoài, mang lại lợi ích cho tỉnh nhà về lượng vốn đầu tư, số dự án FDI, lao động trong doanh nghiệp FDI, tỷ lệ đóng góp của phần vốn FDI vào GDP, nộp ngân sách hàng năm….đồng thời nâng cao uy tín và hình ảnh môi trường đầu tư của từng địa phương tham gia liên kết. Vì vậy khi tham gia liên kết, các địa phương phải đặt việc thống nhất mục tiêu thu hút lên hàng đầu theo hướng các mục tiêu đó không mâu thuẫn và không ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi ích của các bên tham gia liên kết đồng thời khi bắt đầu bước vào đàm phán liên kết, giữa các địa phương cần thiết phải thống nhất trước các mục tiêu thu hút để có những thỏa thuận phù hợp. Trong liên kết này, chúng ta cần bắt đầu từ quy hoạch, lãnh đạo các tỉnh miền Trung cần phải ngồi lại xem lại lợi thế của mình và lựa chọn hướng đi. Các tỉnh miền Trung không nên cạnh tranh với nhau.

d. Thc trng liên kết trong hoch định và s dng công c khuyến khích thu hút đầu tư

Sử dụng công cụ khuyến khích đầu tư được coi là một trong những biện pháp thu hút vốn đầu tư có hiệu quả. Vừa qua ngoài các quy định chung của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các Tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung có ban hành một số chính sách để thu hút và khuyến khích đầu tư riêng cho địa phương mình nhằm điều chỉnh vấn đề khuyến khích đầu tư như là thứ công cụ hữu ích và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc tạo lập môi trường đầu tư có sức cạnh tranh lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư riêng cho địa phương mình. Tuy nhiên sau khi kiểm tra thì các chính sách, quy định này “vượt rào” so với Nghị định của Chính phủ và đã bãi bỏ, chỉ trừ các chính sách thu hút vào các khu công nghiệp, khu kinh tế và các khu công nghệ cao. Có thể nói vùng Duyên hải miền Trung là nơi tập

trung hầu hết các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN) với cơ chế mở, thủ tục đầu tư rất thông thoáng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vượt trội về thời gian và giá thuê đất, cơ sở hạ tầng, thuế, hỗ trợ đào tạo, cung ứng lao động…Đến nay, một số KCN cơ bản được lấp đầy như Phú Bài (Thừa Thiên – Huế), Hoà Khánh (Đà Nẵng), Điện Nam – Điện Ngọc (Quảng Nam), Tịnh Phong (Quảng Ngãi), Phú Tài (Bình Định), Đông Bắc Sông Cầu (Phú Yên), Hàm Rồng (Gia Lai), Hòa Bình (Kon Tum)…Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng được công bố rộng rãi, công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và từng địa phương, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thu hút FDI, danh mục các dự án mời gọi đầu tư,… nhằm thuận lợi hóa việc tiếp cận thông tin pháp lý cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo kết quả khai thác từ 40 mẫu khảo sát ý kiến gởi đến các cán bộ quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi thì đến 37,5 % đáp viên chọn mức hoàn toàn không đồng ý (mức 1), có 40% đáp viên chọn mức 2 và 17,5% đáp viên chọn mức 3 cho rằng hiện nay đã có một vài sự phối hợp trong hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích thu hút đầu tư và chỉ có 5% còn lại cho rằng tương đối đã có liên kết trong công tác liên kết hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích thu hút đầu tư giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương Vùng DHMT. Phần lớn ý kiến các cán bộ trao đổi rằng hiện nay việc liên kết trong hoạch định và sử dụng công cụ khuyến khích thu hút đầu tư sẽ tránh được tình trạng ban hành các chính sách “vượt rào” của các địa phương dẫn đến gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, hơn nữa, liên kết giữa các địa phương

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)