Thực trạng liên kết trong dịch vụ hỗ trợ đầu tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 82 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG DUYÊN

2.3.4. Thực trạng liên kết trong dịch vụ hỗ trợ đầu tư

a. Thc trng liên kết vic h tr sau cp phép đầu tư

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi cũng như các tỉnh khác trong vùng quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư: cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ, công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh. Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn, một số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư. Nếu xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng

góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Quảng Ngãi vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm hiệu quả thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài chưa vào tỉnh.

Theo kết quả khai thác từ 40 mẫu khảo sát ý kiến gởi đến các cán bộ quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 7,5% đáp viên chọn mức hoàn toàn không đồng ý (mức 1); có 52,5% đáp viên chọn mức 2; 37,5% đáp viên chọn mức 3 và chỉ có 2,5% còn lại đánh giá thuộc mức độ 3 về thực tế liên kết trong việc hỗ trợ sau cấp phép đầu tư giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương Vùng DHMT.

Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý nhận định, nếu liên kết thành công thì lợi ích liên kết mang lại cho tỉnh cũng như các địa phương tham gia liên kết bởi công tác giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới. Công tác quản lý, giám sát được thực hiện có kế hoạch, thường xuyên, chặt chẽ và đồng bộ sẽ đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, đúng tiến độ, hạn chế được các tác hại về môi trường, chống các hoạt động chuyển giá trốn thuế.., song song việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần đảm bảo dự án có hiệu quả, khai thác tốt các nguồn lực, đặc biệt là đối với những dự án có sử dụng đất, đem lại lợi ích cho địa phương cũng như lợi nhuận cho chính nhà đầu tư, từ đó sẽ tạo động lực cho chủ đầu tư mở rộng

dự án đầu tư hoặc đầu tư vào các dự án mới tại địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nếu tỉnh Quảng Ngãi liên kết với các địa phương trong công tác này sẽ tự động đem lại hiệu ứng thu hút và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, đôi khi đem lại hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài lớn hơn cả việc chúng ta phải chi phí rất nhiều tiền của cho các hoạt động xúc tiến đầu tư khác.

Hầu hết các cán bộ quản lý đều nhận định chung rằng liên kết hỗ trợ sau cấp phép đầu tư cần có chi phí phí thực hiện mà cụ thể là chi phí tổ chức những cuộc hội thảo, gặp mặt để chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương đã thực hiện thành công việc hỗ trợ sau cấp phép. Mặt khác, rủi ro có thể xảy ra phần lớn là do rủi ro phối hợp trong trường hợp có địa phương không hợp tác trong việc chia sẻ kinh nghiệm của họ cho các bên tham gia.

Theo kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp FDI nhận định, vấn đề liên kết giữa Quảng Ngãi với các địa phương trong công tác hỗ trợ sau cấp phép đầu tư FDI là chưa có định hướng, điều này gây khó khăn trong quá trình phát triển mở rộng thị trường của các doanh nghiệp sang các thị trường thuộc các tỉnh, thành lân cận. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa tỉnh Quảng Ngãi với các địa phương trong Vùng trong công tác hỗ trợ và quản lý sau cấp phép đầu tư đối với các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ, công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, ngoài ra việc liên kết trong công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan quản lý Nhà nước tại Quảng Ngãi đã sẵn sàng liên kết với các địa phương trong công tác này nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc hướng dẫn hồ sơ thủ tục pháp lý cần thiết, thời gian xử lý hồ sơ nhanh gọn để dự án nhanh chóng triển khai xây dựng và đi vào vận hành hoạt động.

b. Thc trng liên kết vic giám sát, đánh giá, rút kinh nghim trong t chc thu hút đầu tư

Vùng duyên hải miền Trung vốn bất lợi về chi phí và chất lượng của các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất nhưng có vị trí địa lý khá hấp dẫn trong kinh doanh quốc tế. Vì vậy, liên kết trong việc giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thu hút đầu tư giữa các địa phương đóng vai trò quan trọng, tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn và tạo ra lợi thế để thu hút FDI đầu tư vào vùng duyên hải miền Trung.

Hiện nay Vùng đã hình thành các cơ quan, đơn vị tham gia điều hành các hoạt động Liên kết Vùng duyên hải miền Trung để triển khai các hoạt động liên kết gồm:

(1) Ban điều phối Vùng: có chức năng trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng các chương trình hành động cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung về Liên kết Vùng đã ký kết.

(2) Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển Vùng: là bộ phận nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp, luận cứ khoa học thực hiện việc Liên kết phát triển Vùng bền vững; là đơn vị đầu mối tham mưu giúp Ban Điều phối Vùng, lãnh đạo các địa phương chỉ đạo, tư vấn cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển Kinh tế – Xã hội Vùng.

(3) Quỹ Nghiên cứu phát triển miền Trung: hình thành từ nguồn đóng góp của các địa phương trong Vùng, sự tài trợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và sự ủng hộ từ các tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước nhằm mục đích phục vụ kinh phí hoạt động của Ban điều phối Vùng, công tác nghiên cứu của Nhóm Tư vấn và các hoạt động chung của Vùng. Cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm Hội đồng quản lý Quỹ và Ban Giám đốc điều hành.

Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng): là cơ quan thường trực và giúp việc Ban Điều phối và Nhóm Tư vấn Hợp tác phát triển Vùng; theo dõi và tổng hợp tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội và triển khai các hoạt động liên kết phát triển Vùng.

Theo kết quả khai thác từ 40 mẫu khảo sát ý kiến gởi đến các cán bộ quản lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi thì đến 42,5% đáp viên chọn mức hoàn toàn không đồng ý (mức 1); có 45% đáp viên chọn mức 2; 12,5% đáp viên còn lại đánh giá thuộc mức độ 3 về thực tế liên kết việc giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thu hút đầu tư.

Như vậy, Quảng Ngãi và các địa phương vùng Duyên hải miền trung đã hình thành cơ chế định chuẩn được thiết lập dựa trên các định chế, qui phạm pháp luật của chính quyền trung ương thông qua Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung với sự tham gia của các bộ ngành liên quan nhằm đảm bảo sự phối hợp và hợp tác giữa các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của từng địa phương trong Vùng chưa thống nhất, thiếu hợp tác. Hơn nữa, các địa phương vì lợi ích cục bộ, lợi ích trước mắt và chạy theo thành tích của mình mà chưa tính đến lợi ích lâu dài, bỏ qua lợi ích tổng thể Vùng dẫn đến việc cạnh tranh thiếu lành mạnh, tranh nhau thu hút và mời gọi đầu tư nên xuất hiện những ưu đãi thái quá cho nhà đầu tư. Đó là nguyên nhân xuất hiện tình trạng những dự án đầu tư treo, đón đầu, chiếm đất, vốn đăng ký vượt quá nhu cầu và khả năng của nhà đầu tư kéo dài và tràn lan. Vì vậy ảnh hưởng không tốt đến các cân đối tổng thể của kinh tế Vùng.

Tuy nhiên công tác liên kết thu hút FDI giữa các tỉnh trong vùng lại chưa hình thành được đơn vị tham gia điều hành mối liên kết này và hiện nay cũng chưa có biên bản cam kết trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình liên kết trong thu hút FDI giữa tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương khác trong vùng. Nhận định chung của các cán bộ quản lý qua khảo sát cho rằng,

nếu hình thành liên kết công tác này sẽ mang lại lợi ích trong việc đảm bảo tính thống nhất trong cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của từng địa phương đồng thời hạn chế tình trạng những dự án đầu tư treo, đón đầu, chiếm đất, vốn đăng ký vượt quá nhu cầu và khả năng của nhà đầu tư kéo dài và tràn lan và giảm thiểu rủi ro trong tổ chức thu hút đầu tư sau này cho tỉnh nhà. Nhưng để đảm bảo thành công thì liên kết này cần chi phí cho triển khai giám sát, kiểm tra tính hiệu lực trong thực hiện các thỏa thuận liên kết và rủi ro có thể xuất hiện khi các bên tham gia liên kết không phân phối được lợi ích hoặc vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tổng thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp liên kết với các địa phương vùng duyên hải miền trung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh quảng ngãi (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)