Tổ chức kế toán các khoản thu, chi vàxác định kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOAN KE TOANNHẰM TẢNG CũỜNG KIEM SOAT NỘI BỘ TẠI CHI NHANHNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIENNÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI (Trang 86)

Kế toán các khoản thu nhập gồm: Phản ánh tình hình thu từ lãi trên thị trường tiền tệ như: đầu tư tiền gửi tại các định chế tài chính (kể cả lãi tiền gửi có kỳ hạn và lãi tiền gửi không kỳ hạn), thu lãi đầu tư chứng khoán như đầu tư tín phiếu, trái phiếu chính phủ, KBNN, trái phiếu công ty; Thu từ hoạt động dịch vụ như thu từ dịch vụ uỷ thác, thu phí dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; thu từ mua bán kinh doanh ngoại tệ, thu từ giao dịch tài chính như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai; Thu từ hoạt động đầu tư như: Thu lãi góp vốn mua cổ phần,thu từ kinh doanh chứng khoán; Thu từ các hoạt động kinh doanh khác như: thu từ hoạt động mua bán nợ với các tổ chức khác,thu từ cho thuê tài sản hoạt động; Thu khác như thu từ việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ; thu tiền phạt do đối tác vi phạm hợp đồng; Thu nội bộ như: thu nhập từ tiền gửi nội bộ, thu nhập phí dịch vụ nội bộ,... Các chứng từ thu lãi, phí phải có đầy đủ chứng từ gốc đi kèm bao gồm: Giấy báo có của Ngân hàng và bảng kê tích số tính lãi, phí.

Kế toán các khoản chi gồm: Phản ánh các khoản chi như: Chi huy động vốn như: chi phí trả lãi tiền gửi của các định chế tài chính trong đó có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, chi trả lãi tiền vay,.và các chi khác về huy động vốn; Chi phí hoạt động tín dụng; Chi phí hoạt động dịch vụ; Chi phí kinh doanh ngoại tệ; Chi phí hoạt động đầu tư như chi cho kinh doanh chứng khoán, chi về hoạt động liên doanh, góp vốn mua cổ phần; Chi các hoạt động kinh doanh khác; Chi nộp thuế, phí, lệ phí; Chi phí quản lý kinh doanh như: chi phí về tiền lương và các khoản có tính chất phụ cấp, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi về trang phục lao động,.Các khoản chi phải được phê duyệt, phê chuẩn theo phân cấp quản lý, có sự phê

chuẩn các khoản chi được hạch toán vào các khoản chi tương ứng, theo dõi trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Các chứng từ chi tiêu nội bộ có đầy đủ các chứng từ gốc đi kèm chứng từ ghi sổ như: Chi lương phải có bảng tính lương; Chi ăn ca, trả công lao động khoán gọn phải có bảng chấm công; chi công tác phí phải có giấy đi đường, vé cầu phà, hoá đơn tiền ngủ; Chi mua sắm.

TSCĐ, CCLĐ phải có kế hoạch được duyệt, hợp đồng mua bán TSCĐ, hoá đơn đỏ của đơn vị bán hàng, TSCĐ là hàng nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu hàng hoá, tờ khai nhập khẩu giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan; chi tiếp khách phải có hoá đơn, giấy đề nghị thanh toán phải có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Trong quá trình chi tiêu, nguyên tắc bất kiêm nhiệm cũng được tôn trọng như không kiêm nhiệm việc phê chuẩn chứng từ với thực hiện, không kiêm ghi sổ kế toán với việc đi mua bán tài sản, chi tiêu tiếp khách. Các khoản chi tiêu nội bộ trước khi chuyển cho Phòng Kế toán đều phải có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, do vậy công tác kiểm soát các khoản chi được thực chặt chẽ hơn đảm bảo tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền của Ngân hàng.

Cuối năm, trước khi khoá sổ kế toán và sau khi lập báo cáo cân đối TK tháng 12, kiểm tra toàn bộ số chi hoạt động trong kỳ kế toán, kết chuyển các khoản chi và thu vào TK lợi nhuận năm nay. Sang đầu năm sau phải chuyển số dư sang TK lợi nhuận năm nay sang TK “lợi nhuận năm trước”.

Tóm lại, tổ chức hạch toán kế toán thu nhập, chi phí đã đáp ứng được yêu cầu không xảy ra sai phạm trong việc tính toán các khoản chi phí; các khoản chi phí, thu nhập được phản ánh kịp thời vào sổ sách và kết chuyển đầy đủ vào tài khoản kết quả hoạt động chưa phân phối tạo thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ.

2.5 Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán với kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội.

NHNo&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước mang tính hệ thống thống nhất nên ngoài việc tuân thủ theo hệ thống văn bản pháp lý chung, bản thân Ngân hàng cũng ban hành các văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ để điều hành đơn vị.

Bên cạnh đó Ngân hàng cũng ban hành quy chế , chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ giữa các phòng, ban và đã có quy chế về công tác kiểm tra, giám sát nội bộ tại Ngân hàng, đây là căn cứ thuận lợi để hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng hoạt động hữu hiệu.

Nhìn chung, tổ chức hạch toán kế toán của Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh, ghi sổ và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ như nguyên tắc phân công phân nhiệm rõ ràng tới từng cá nhân, nguyên tắc uỷ quyền phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

Tại Ngân hàng, ngoài việc kiểm tra, giám sát của cán bộ chuyên trách về kiểm tra, giám sát thì công việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên, liên tục trên tinh thần phát huy được tính chủ động của các phòng chuyên môn nghiệp vụ cũng như của các cán bộ trong Ngân hàng. Các quy trình nghiệp vụ cụ thể được thực hiện tương đối tốt từ tổ chức bộ máy đến tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản, tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán.

Cán bộ kế toán tại Ngân hàng đều có trình độ đại học trở lên nên việc tổ chức hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách khoa học và đúng quy định. Hiện nay tổ chức hạch toán kế toán tại chi nhánh được thực hiện trên các chươn g

trình phần mền kế toán nên việc cung cấp số liệu và thông tin nhanh và chính xác.

Tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội lực lượng cán bộ đang dần trẻ hóa là một yếu tố thuận lợi cho Ngân hàng trong việc tiếp cận cái mới theo hướng đưa NHNo&PTNT Bắc Hà Nội theo mô hình ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, chính điều này cũng có mặt hạn chế của nó: Số lượng cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ tương đối lớn tại các phòng, ban lại là những cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm ở nhiều mảng nghiệp vụ nói chung và mảng nghiệp vụ về kế toán nói riêng nên tính chuyên nghiệp và độc lập chưa cao. Do vậy việc kiểm soát nội bộ chưa đạt được kết quả như mong muốn đã dẫn đến những hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán kế toán cũng như công tác kiểm soát nội bộ. Cụ thể:

Thứ nhất, một số nghiệp vụ như giao dịch hoán đổi lãi suất, giao dịch hàng hoá tương lai đã có Chương trình phần mềm theo dõi riêng. Tuy nhiên, Chương trình hiện tại chưa có một số báo cáo tổng hợp gây khó khăn cho công tác đối chiếu của thanh toán viên. Vì vậy, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán cần được bổ sung thêm một số biểu mẫu cho các giao dịch hàng hoá tương lai và giao dịch hoán đổi lãi suất để thuận lợi cho việc đối chiếu số dư trên hồ sơ với số dư trên cân đối cũng như thuận lợi hơn cho công tác hạch toán hàng ngày của thanh toán viên.

Thứ hai, NHNN đã ban hành Quyết định Số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005, Quyết định Số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006, Quyết định Số 02/2008/QĐ-NHNN ngày 15/01/2008 của Thống đốc NHNN Về việc Sửa đổi, Bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản Kế toán các TCTD ban hành theo Quyết định Số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và Công văn Số 2321/NHNN-KTTC của Thống đốc về việc hướng dẫn tài khoản sử dụng để hạch toán tín phiếu NHNN bắt buộc theo Quyết định Số 346/QĐ-

NHNN ngày 13/02/2008. Để phù hợp với thay đổi trên của NHNN, NHNo& PTNT Việt Nam cần phải có những điều chỉnh và mở bổ sung tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết.

Thứ ba, bộ máy kế toán ngân quỹ hiện nay được bố trí chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt những cán bộ làm chức năng hậu kiểm chưa phải là những cán bộ có kinh nghiệm. Hơn nữa, bộ phận hậu kiểm hiện nay vẫn trực thuộc Phòng Kế toán ngân quỹ nên công việc của Bộ phận Hậu kiểm chưa thực sự độc lập với công việc của các bộ phận còn lại trong Phòng kế toán ngân quỹ cũng như các phòng ban nghiệp vụ khác. Ngoài ra, công việc trong phòng chưa được luân chuyển định kỳ đối với một số nghiệp vụ nên vẫn xảy ra tình trạng một người đảm nhiệm ở một vị trí công việc quá lâu.

Thứ tư, hiện nay, có nhiều nghiệp vụ kế toán vẫn phải hạch toán và theo dõi thủ công do Chương trình Kế toán của Ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc theo dõi thủ công ngoài việc tốn kém về mặt nhân lực cũng như thời gian trong việc cung cấp các báo cáo của các giao dịch này vì lập bằng phương pháp thủ công dễ dẫn đến sai sót, có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kế toán nói riêng cũng như công tác kiểm soát nội bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tổ chức hạch toán kế toán và kiểm soát nội bộ giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quản lý điều hành đối với các đơn vị nói chung cũng như đối với NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng. Trong chương này, Tác giả đã trình bày thực trạng tổ chức hạch toán kế toán gắn với tăng cường kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội, đánh giá mặt mạnh cũng như điểm còn hạn chế của tổ chức hạch toán kế toán gắn với kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI

3.1 Tính tất yếu và phương hướng hoàn thiện tổ chức hạch toán kếtoán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Hà Nội

Là ngân hàng hoạt động kinh doanh đa năng và tổng hợp nhưng chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định được vai trò và vị trí chủ đạo của một ngân hàng quốc doanh trong lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Định hướng hoạt động luôn gắn liền với chính sách phát triển kinh tế xã hội, chủ yếu là chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn của đất nước.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên toàn cầu, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng và nhiều doanh nghiệp khác bị tác động sớm và gặp nhiều khó khăn. Điều này đã phần nào đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới hoạt động, có cơ chế quản lý hợp lý đảm bảo hiệu quả thì mới có thể đứng vững và phát triển. Bên cạnh đó, để tiến hành chuyển đổi từ NHTM nhà nước sang NHTM cổ phần, NHNo& PTNT Việt Nam đã tiến hành sắp xếp lại mô hình tổ chức, tăng cường công tác quản lý đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Với tham vọng trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng. Do vậy kiểm soát nội bộ và tổ chức hạch toán kế toán là vấn đề cần được quan tâm, giải quyết nhằm tạo ra một sự minh bạch, thông tin cung cấp cho những người quan tâm là kịp thời và đáng tin cậy. Việc hoàn thiện tổ chức h ạch

toán kế toán nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết bởi các lý do sau:

Một là, ngân hàng hoạt động trong bối cảnh suy thoái kinh tế mang tính chất toàn cầu do đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, Ngân hàng càng cần phải có tổ chức hạch toán kế toán hoạt động hiệu quả để cung cấp những thông tin kịp thời, tin cậy cho Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra những quyết sách đúng lúc, linh hoạt để điều hành hoạt động kinh doanh;

Hai là, tổ chức hạch toán kế toán của Ngân hàng cũng cần đổi mới đề phù hợp với những yêu cầu đổi mới trong điều kiện hiện nay khi NHNN luôn có những quyết định, thông tư mới, điều luật mới... yêu cầu các ngân hàng thực hiện. Đặc biệt mục tiêu định lượng lớn giai đoạn 2010 - 2015 của NHNo&PTNT Việt Nam là tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản từ 20-22%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân tín dụng thương mại từ 15- 20%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn từ 2 0 -25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân thu ngoài tín dụng hàng năm khoảng 25%/năm và tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận sau thuế khoảng 10%/năm.

Với mục tiêu như trên của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cũng xây dựng mục tiêu kinh doanh và được NHNo&PTNT Việt Nam giao tương đương hoặc cao hơn mức trên (mức tăng trưởng bình quân thu ngoài tín dụng khoảng từ 25%-30%/năm) đồng thời phải tiếp tục tập trung nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hoạt động, tranh thủ điều kiện với những nhiệm vụ: Tiếp tục cùng với NHNo&PTNT Việt Nam là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam và mở rộng hoạt động ra quốc tế; Lành mạnh hoá tình hình tài chính, triệt để xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực hoạt động hướng tới chuẩn mực quốc tế; Đổi mới công tác quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mô hình hoạt động; Phát triển mạng lưới tại các địa bàn có nhiều tiềm năng, giúp

NHNo&PTNT Việt Nam có nhiều lợi thế trong kinh doanh; luôn duy trì hiện đại hoá công nghệ là nền tảng để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Trong khi đó, kiểm soát nội bộ là một chức năng của quản lý. Vì vậy nó vừa có những nét đặc trưng của quản lý đồng thời mang lại những nét đặc thù riêng gắn với hoạt động của từng đơn vị cụ thể. Để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập toàn bộ và sâu rộng với nền kinh tế thế giới khi lộ trình mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng đang đến gần theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Với những nhiệm vụ trong tâm trong năm như vậy thì Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam phải thực hiện tăng cường công tác kiểm soát nội bộ với những yêu cầu chủ yếu sau:

Một là, bảo đảm cho hoạt động của ngân hàng tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra;

Hai là, đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính với Nhà nước và các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, đồng thời các thông tin ngân hàng đưa ra không bị làm dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Đã nhiều năm liên tiếp NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập có thương hiệu lớn trên thị trường quốc tế và Việt Nam theo cả hai tiêu chuẩn, chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế;

Ba là, bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOAN KE TOANNHẰM TẢNG CũỜNG KIEM SOAT NỘI BỘ TẠI CHI NHANHNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIENNÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI (Trang 86)