Chính sách khách hàng đã thực hiện trong huy động vốn

Một phần của tài liệu 0858 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN – chi nhánh hòa bình (FILE WORD) (Trang 62)

Để phát huy và nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn, trong các năm qua Agribank Chi nhánh Hoà Bình đã đưa ra chính sách huy động vốn với nhiều nội dung khác nhau, và đã đạt được những thành quả bước đầu, bao gồm các chính sách sau:

2.2.3.1. Chính sách lãi suất

Agribank Chi nhánh Hoà Bình đã xây dựng và thực hiện một chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN và điều hành của Agribank trong từng thời kỳ, đảm bảo mức lãi suất mang tính cạnh tranh và tương đương lãi suất của các NHTMCP nhà nước trên địa bàn. Lãi suất được xây dựng cụ thể, chi tiết cho từng loại sản phẩm theo kỳ hạn, số dư tiền gửi hay thậm chí là theo đối tượng khách hàng. Lãi suất tiền gửi thanh toán được cố định ở mức thấp, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn được điều hành linh hoạt theo thị trường. Mức lãi suất thường căn cứ theo kỳ hạn gửi: các mức lãi suất ở các kỳ hạn dài hơn thông thường sẽ cao hơn các mức lãi suất áp dụng ở các kỳ hạn ngắn.

Các mức lãi suất do Hội sở Chi nhánh quy định và được áp dụng thống nhất trong toàn Chi nhánh với mọi đối tượng khách hàng và số tiền gửi. Các sản phẩm huy động vốn được tham dự các chương trình khuyến mãi, dự thưởng Agribank Chi nhánh Hoà Bình thường đưa ra mức lãi suất thấp hơn so với các sản phẩm huy động khác không được tham dự chương trình.

2.2.3.2. Chính sách mạng lưới

So với các NHTM khác trên địa bàn, Agribank Chi nhánh Hoà Bình có lợi thế nổi bật về mạng lưới giao dịch. Với hệ thống mạng lưới bao gồm 01 chi nhánh hội sở tỉnh có trụ sở đóng tại trung tâm thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình; 12 Chi nhánh cấp II (Agribank huyện, thành phố) và 16 phòng giao dịch trực thuộc đóng tại trung tâm huyện, thành phố trong toàn tỉnh đã có độ phủ đến hầu hết các xã trong tỉnh. Hệ thống mạng lưới này đã phát huy lợi thế trong hoạt động tăng cường nguồn vốn huy động nói chung và huy động từ khách hàng cá nhân nói riêng.

Tổ chức hoạt động của Agribank Hoà Bình đang dần được phân theo nhóm/ khối đối tượng phục vụ chuyên biệt: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, các định chế tài chính.

Đồng thời, Agribank Chi nhánh Hoà Bình đã củng cố các tổ công tác lưu động đến các xã, phường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Ket hợp giữa kênh phân phối truyền thống bằng việc mở rộng màng lưới hoạt động, với kênh phân phối hiện đại qua việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tạo sức mạnh cạnh tranh ngay cả trên địa bàn nông nghiệp nông thôn.

2.2.3.3. Chính sách giao chỉ tiêu và cơ chế động lực

Trên cơ sở kế hoạch huy động vốn trong năm, xác định mục tiêu đối với chỉ tiêu huy động vốn khách hàng cá nhân, Agribank Chi nhánh Hoà Bình thực hiện giao chỉ tiêu tới từng đầu mối kinh doanh. Trong đó: tại các Chi nhánh (bao gồm Hội sở Chi nhánh tỉnh và các Chi nhánh cấp II) thì chỉ tiêu huy động vốn được giao cho Phòng Kế toán - Ngân quỹ thực hiện.

Đồng thời với việc giao chỉ tiêu kế hoạch tới cấp Chi nhánh cấp II và Phòng nghiệp vụ, Agribank Chi nhánh Hoà Bình đã thực hiện giao nhiệm vụ huy động vốn tới toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh. Xác định huy động vốn là nhiệm vụ của mọi cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh. Từ đó đã phát huy được tối đa nguồn lực, gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng.

Nhằm tạo động lực trong tăng cường huy động vốn, Agribank Chi nhánh Hoà Bình đã xây dựng cơ chế khuyến khích và thưởng trong huy động vốn theo từng phòng nhận chỉ tiêu kế hoạch và thưởng cho từng cá nhân đạt kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ. Từ đó đã động viên tinh thần cho cán bộ, nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ chung của Chi nhánh.

2.2.3.4. Tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Agribank Chi nhánh Hoà Bình đã triển khai và thực hiện tốt các hoạt động truyền thông, quảng cáo về các sản phẩm huy động vốn tới các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế thông qua các cơ quan truyền thông trên địa bàn như: quảng cáo trên đài truyền hình; viết bài PR trên báo Hoà Bình, lập trang fanpage trên Facebook; kết hợp đưa tin về các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn để nâng cao nhận diện đối với thương hiệu Agribank nói chung và các sản phẩm huy động vốn nói riêng.

1 Tổ chức các chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng nhân các dịp ngày lễ, Tết như: Chương trình Hái lộc đầu xuân nhân dịp Tết nguyên đán; Chương trình Tiết kiệm dự thưởng nhân dịp ngày lễ... bên cạnh đó còn triển khai các chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng do hệ thống Agribank triển khai. Qua đó đã tạo dấu ấn tốt đối với khách hàng và gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn nhân các sự kiện quan trọng như tặng quà khách hàng nhân dịp Tết Nguyên đán, nhân dịp ngày thành lập hệ thống Agribank, tặng quà khách hàng nữ nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ... Từ đó tạo sự gắn bó, gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng.

2.2.4. Kết quả hoạt động huy động vốn

Trong tổng nguồn vốn huy động tại Agribank Chi nhánh Hoà Bình đến từ nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân; nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 81,1% đến 84,3% (cụ thể năm 2016 đến năm 2020 tương ứng lần lượt là 82,3%, 83,3%, 84,3%, 82,8% và 81,1%); nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 15,7% đến 18,9% (cụ thể năm 2016 đến năm 2020 tương ứng lần lượt là 17,7%, 16,7%, 15,7%, 17,2% và 18,9%). Như vậy nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập nền vốn ổn định cho tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động (đối với khách hàng cá nhân hàng năm trung bình tăng 35,5%, dư cuối kỳ đến 31/12/2020 đạt 6.958 tỷ đồng, dư bình quân đạt 5.259 tỷ đồng; đối với tổ chức kinh tế hàng năm trung bình tăng 38,5%, dư cuối kỳ đến 31/12/2020 đạt 1.617 tỷ đồng, dư bình quân đạt 5.259 tỷ đồng 1.103 tỷ đồng). Xem xét mức tương quan giữa dư cuối kỳ và dư bình quân cho thấy huy động vốn khách hàng cá nhân có tốc độ tăng trưởng tương đối đều trong năm.

Nguồn vốn huy động tại Agribank Chi nhánh Hoà Bình ngày càng có sự đóng góp và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Đây sẽ là nền vốn ổn định để Agribank Chi nhánh Hoà Bình phát triển mở rộng hoạt động tín dụng.

Bảng 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động

3 Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế 841 899 929 1.230 1.617 Tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động 17,7% 16,7% 15,7% 17,2% 18,9% T T

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ

cấu lượngSố cấuCơ lượngSố Cơcấu lượngSố cấuCơ

1 Theo kỳ hạn 4.764 100 5.387 100 5.920 100 7.166 100 8.57 5 100 1. 11. Không kỳ hạn 689 14,5 787 14,6 856 14,5 1047 14,6 1268 14,8 2 Dướitháng 12 2.795 58,7 3.120 57,9 3.362 56,8 3.996 55,8 24.74 55,3 1. 3 Trên 12 tháng 1.280 26,9 1.480 27,5 1.702 28,8 2.123 29,6 2.56 5 29,9 2 Theo loại tiền 4.764 100 5.387 100 5.920 100 7.166 100 8.57 5 100 2. 1 Nội tệ 4.741 99,5 5.368 99,6 5.907 99,8 7.158 99,9 8.56 8 99,9 2. 2 Ngoại tệ 23 0,5 19 0,4 13 0,2 8 0,1 7 0,1

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hoà Bình) Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động nội tệ và nguồn vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Trong cơ cấu theo kỳ hạn, thì nguồn

vốn tập trung ở các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 12 tháng)

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động

2

~2 Tổng nguồn vốn huy động 4.764 5.387 5.920 7.166 8.575 3

Tỷ lệ đáp ứng nguồn vốn huy động đối với hoạt động cho vay

64,4% 61,6

% 61,4% 68,4% 79,3%

(Nguồn: Agribank Chi nhánh Hoà Bình)

về cơ cấu theo kỳ hạn, có thể thấy có sự chuyển dịch sang kỳ hạn dài hơn do yếu tố lòng tin của khách hàng cá nhân đối với ổn định giá trị đồng tiền, đồng thời chính sách lãi suất đối với kỳ hạn dài cao hơn các kỳ hạn ngắn. Về cơ cấu theo loại tiền, vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng đa số do tác động chính sách chống đô la hoá nền kinh tế của NHNN. Cơ cấu theo sản phẩm, Agribank Chi nhánh Hoà Bình mới chỉ tập trung và các sản phẩm tiền gửi, chưa quan tâm nhiều đến các hình thức phát hành giấy tờ có giá như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu.

Bảng 2.4. Mức độ đáp ứng nguồn vốn huy động đối với hoạt động cho vay

cho vay khách hàng của Chi nhánh. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ đáp ứng nguồn vốn huy động đối với hoạt động cho vay ở mức khá và về mặt cơ cấu thì nguồn vốn huy động trung dài hạn còn thấp.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những ưu điểm

Từ kết quả đạt được, cho thấy hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Hoà Bình có những ưu điểm chính sau:

Một là, quy mô khách hàng có bước phát triển tốt qua các năm đã tạo lập được một nền khách hàng vững chắc là những khách hàng có đóng góp quan trọng

và một lượng lớn khách hàng tiềm năng để tăng trưởng nguồn vốn huy động trong tương lai. Đã tranh thủ và duy trì củng cố tốt uy tín của thương hiệu Agribank và gây dựng được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Hai là, nguồn vốn huy động tại Agribank Chi nhánh Hoà Bình cơ bản có sự tăng trưởng tốt, góp phần ổn định nền vốn, cơ bản đáp ứng và chủ động trong mở rộng tín dụng và các sản phẩm dịch vụ, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bước đầu thực hiện tốt về hoạt động truyền thông, chính sách khách hàng, tạo được những sản phẩm rất riêng có mang dấu ấn thương hiệu Agribank như ‘Tiết kiệm dự thưởng”; “Hái lộc đầu xuân”.

Ba là, đã phát huy được hiệu quả của mô hình kinh doanh, mạng lưới sâu rộng tại các địa bàn, khai thác được tối đa nguồn vốn nhỏ lẻ ở trong dân, tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Hoà Bình nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Dự án hiện đại hóa ngân hàng đã đóng góp tích cực trong gia tăng tiện ích đối với khách hàng và hỗ trợ đắc lực đối với ngân hàng trong công tác huy động vốn.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong hoạt động huy động tại Agribank Chi nhánh Hoà Bình vẫn còn những điểm hạn chế nhất định:

Một là, quy mô huy động vốn chưa tương xứng với quy mô hoạt động, quy mô mạng lưới của Agribank Chi nhánh Hoà Bình. Thị phần huy động vốn có sự giảm nhẹ, tốc độ tăng trưởng đạt thấp hơn mức bình quân chung của các NHTM trên địa bàn.

Hai là, cơ cấu nguồn vốn huy động dù có sự cải thiện nhưng tập trung chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn, chưa tạo được nền vốn vững chắc, ổn định và phù hợp với cơ cấu dư nợ cho vay tại chỗ.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

- Tỉnh Hoà Bình trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khá nhưng cơ bản vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập của người dân còn thấp nên khó khăn cho việc phát triển nguồn vốn huy động.

- Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt trong hoạt động huy động vốn. Đặc biệt là cạnh tranh bằng các mức lãi suất cao và các chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng của các NHTMCP nhỏ, mới tham gia thị trường đang hướng tới mục tiêu gia tăng thị phần và nền khách hàng. Do đó, đã ảnh hưởng nhiều đến quy mô huy động vốn của các NHTM khác, nhất là những NHTM đã có sẵn quy mô khách hàng lớn như Agribank Chi nhánh Hoà Bình phải chia sẻ thị phần.

- Lạm phát trong những năm gần đây đã được kiểm soát ở mức 1 con số, tuy nhiên người dân vẫn có tâm lý lo sợ đồng tiền suy giảm giá trị nên người dân thích cất trữ tài sản dưới dạng ngoại tệ mạnh, vàng và tham gia các kênh đầu tư như bất động sản hoặc thị trường chứng khoán hơn là gửi tiền vào ngân hàng.

- Chính sách bảo vệ quyền lợi đối với người gửi tiền thông qua chính sách bảo hiểm tiền gửi chưa đủ sức nặng để tạo sự yên tâm cho khách hàng của c ác NHTM. Bên cạnh đó, chính sách phí bảo hiểm áp dụng đối với các NHTM chưa có sự phân biệt dựa trên mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng. Người gửi tiền sẽ khó có thể phân biệt độ tin cậy giữa các ngân hàng khi các ngân hàng áp dụng một mức phí như nhau.

- Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua công cụ lãi suất như: trần lãi suất huy động VND đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi suất huy động USD bằng 0% cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM.

- An ninh, bảo mật, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ và thói quen của người dân hiện nay ở Việt Nam chưa cho phép các ngân hàng có thể triển khai việc

mở rộng các điểm nhận tiền gửi tự động nên hạn chế trong việc phát triển các kênh phân phối hiện đại.

b) Nguyên nhân ch ủ quan

- Về chính sách khách hàng: Agribank chưa có chính sách khách hàng mang tính chất cụ thể, xuyên suốt, đặc biệt là chính sách chăm sóc đối với các khách hàng quan trọng, có số dư tiền gửi lớn tại Agribank để tạo sự gắn bó lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng. Do đó, chưa có sự quan tâm đúng mức đến khách hàng tiền gửi cá nhân, nhất là chăm sóc, duy trì và thu hút khách hàng quan trọng, khách hàng truyền thống.

- Về điều hành lãi suất: lãi suất huy động của Agribank Chi nhánh Hoà Bình mặc dù thấp hơn các NHTMCP ngoài nhà nước nhưng cơ bản tương đương với các NHTM nhà nước trên địa bàn. Tuy nhiên, các NHTM nhà nước trên địa bàn được phép gia tăng cộng thêm lãi suất, chi ngoài cho khách hàng đối với những khách hàng quan trọng, số dư tiền gửi lớn. Do đó, đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của Agribank đối với nhóm khách hàng này.

- Về phát triển sản phẩm: các sản phẩm huy động vốn chưa đa dạng, vẫn chủ yếu tập trung vào sản phẩm tiền gửi truyền thống như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau (mặc dù có bổ sung thêm tính năng dự thưởng nhưng bản chất vẫn là tiết kiệm trả lãi sau). Các sản phẩm khác như phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi) không được triển khai. Những sản phẩm giá trị gia tăng gắn với sản phẩm huy động vốn khách hàng cá nhân cũng chưa được quan tâm phát triển nhằm tăng tiện ích cho khách hàng gửi tiền.

- Về kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, phong cách giao dịch của đội ngũ kế toán giao dịch còn có những hạn chế nhất định. Trong thái độ, tinh thần phục vụ khách hàng tốt, nhưng cách ứng xử, xử lý tình huống trong giao dịch với khách hàng còn lúng túng nên chưa đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, mặc dù trong công tác huy động vốn đã giao chỉ tiêu đến từng cán bộ tại Hội sở Chi nhánh, tuy

Một phần của tài liệu 0858 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN – chi nhánh hòa bình (FILE WORD) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w