Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0868 hoạt động kinh doanh trái phiếu tại NHTM CP công thương VN chi nhánh TP hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 115 - 118)

3.3.1.1. Sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống Ngân hàng thương mại

Có thể rút ra rằng, tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh trái phiếu thường thấp hơn, nguyên nhân có thể do khi có yếu tố nước ngoài tham gia vào cơ cấu cổ động thì khả năng quản lý tốt hơn, chiến lựợc đầu tư có hiệu quả hơn do quy trình đầu tư dần dần tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó Ngân hàng sẽ có tỷ suất sinh lời của hoạt động kinh doanh trái phiếu cao hơn. Vì vậy, Chính phủ cần xem xét sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam theo hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước và tăng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Cụ thể:

- Việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước đối với hệ thống NHTM cũng là một trong những chính sách nằm trong lộ trình tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam, căn cứ trên các thỏa thuận, cam kết mở cửa tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương đối với từng ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể và đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các TCTD.

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ của một ngân hàng, trong đó nhà đầu tư chiến lược nắm giữ không quá 30% vốn điều lệ nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư, đặc biệt từ các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Nếu cứ duy trì giới hạn thấp sẽ không đủ kích thích các ngân hàng nước ngoài thực sự đóng vai trò nhà đầu tư chiến lược mà chỉ đóng vai trò nhà kinh doanh kiếm lời từ việc mua cổ phiếu của các NHTM Việt Nam.

muốn mua cổ p hần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ USD; có kinh nghiệm hoạt động quốc tế; được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi. Nếu quy định như trên thì chỉ có một số NHTM lớn nước ngoài sẽ lựa chọn mua cổ phần của một số NHTMCP Việt Nam hoạt động hiệu quả. Như vậy, Chính phủ cần nới lỏng quy định này để toàn bộ ccác đối tượng nước ngoài khác như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư và các loại pháp nhân nước ngoài khác sẽ được mua cổ phần.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng và hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, đối xử bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính phủ cần đối xử và chấp nhận các ngân hàng như những tổ chức hoàn toàn độc lập nhưng điều tiết, giám sát họ theo những cách thức để tạo ra những động cơ khuyến khích đúng đắn và phù hợp.

Hơn nữa, theo lộ trình hội nhập của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, thì đến hết năm 2015, các nước phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ, với mức mở cửa tối thiểu là 70%. Năm 2020 sẽ xóa bỏ mọi rào cản và khác biệt trong ngành ngân hàng giữa các quốc gia nội khối. Theo đó, không nằm ngoài xu hướng chung, Vietinbank cũng đang đề xuất với Chính phủ và NHNN về việc nới room theo lộ trình lên 30%, 35%, 40% và những mức khác nữa. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất và lĩnh vực ngân hàng có nhiều điểm đặc thù, nên mức độ và thời điểm thực hiện sẽ do Chính phủ quyết định.

3.3.1.2. Phát triển thị trường trái phiếu

Thứ nhất, hoàn thiện cấu trúc thị trường TPCP: Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu đã được cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, thúc đẩy quá trình đăng ký, lưu ký, giao dịch và niêm yết trái phiếu trên thị trường thứ

cấp nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh khoản trên thị trường thứ cấp: về mặt nền tảng, có thể tiến hành cải tiến hệ thống giao dịch TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), phù hợp với bản chất của giao dịch trái phiếu. về mặt kỹ thuật, cần nghiên cứu ban hành những chuẩn mực về giao dịch như hợp đồng Repo mẫu, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư trên thị trường tiến hành giao dịch. Việc phát triển thị trường mua bán lại với TPCP làm tài sản thế chấp cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển trên thị trường trái phiếu sơ cấp.

Thứ hai, phát triển thị trường TPDN: Thị trường TPDN là một thị trường bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu với chức năng chính là một kênh huy động vốn "dự trữ" cho doanh nghiệp, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong thời gian gần đây, mặc dù thị trường tín dụng đang được siết chặt lại, nhưng thị trường TPDN vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Trước hết, phải minh bạch hóa thông tin về doanh nghiệp, các đợt phát hành, cách thức sử dụng vốn huy động thông qua một hệ thống thông tin trái phiếu. Để thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi trên thị trường phải có những tổ chức định mức tín nhiệm hay công ty giám sát độc lập. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa nguồn cung sản phẩm trên thị trường ngoài trái phiếu trả lãi định kỳ và trái phiếu chuyển đổi. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi kinh tế càng khó khăn thì nhà đầu tư sẽ tìm đến với các kênh đầu tư an toàn như TPCP thay vì TPDN. Do vậy, để có thể phát triển thị trường TPDN, cần phải tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả bởi nếu doanh nghiệp không có tiềm lực kinh tế, hoạt động kinh doanh thua lỗ và không tạo dựng được lòng tin đối với giới đầu tư thì việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu của doanh nghiệp vẫn sẽ gặp khó khăn, thị trường TPDN theo đó cũng sẽ không thể phát triển được.

Thứ ba, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư: Hệ thống nhà đầu tư đa dạng là một yếu tố quan trọng trên thị trường, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tại các quốc gia khác trong khu vực, đối tượng tham gia trên thị trường trái phiếu bao gồm nhiều loại hình nhà đầu tư như tổ chức

chính. Để phát triển cơ sở nhà đầu tư, nhiệm vụ đầu tiên đối với Việt Nam là cần tăng cường tính chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư hiện có, sau đó là mở rộng thị trường tới các nhà đầu tư mới; giảm dần sự phụ thuộc của thị trường vào khối nhà đầu tư là các NHTM, tăng tỷ trọng TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, Công ty Quản lý quỹ nắm giữ. Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngoài một số ưu đãi về thuế để khuyến khích họ tham gia, cần tập trung phát triển thị trường về chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm, cũng như dịch vụ trên thị trường nhằm giúp các nhà đầu tư tổ chức giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam.

Phát triển thị trường trái phiếu Thứ ba, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư: Hệ thống nhà đầu tư đa dạng là một yếu tố quan trọng trên thị trường, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Tại các quốc gia khác trong khu vực, đối tượng tham gia trên thị trường trái phiếu bao gồm nhiều loại hình nhà đầu tư như tổ chức an sinh xã hội, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... với NHTM là trụ cột đầu tư chính. Để phát triển cơ sở nhà đầu tư, nhiệm vụ đầu tiên đối với Việt Nam là cần tăng cường tính chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư hiện có, sau đó là mở rộng thị trường tới các nhà đầu tư mới; giảm dần sự phụ thuộc của thị trường vào khối nhà đầu tư là các NHTM, tăng tỷ trọng TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, Công ty Quản lý quỹ nắm giữ. Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngoài một số ưu đãi về thuế để khuyến khích họ tham gia, cần tập trung phát triển thị trường về chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm, cũng như dịch vụ trên thị trường nhằm giúp các nhà đầu tư tổ chức giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0868 hoạt động kinh doanh trái phiếu tại NHTM CP công thương VN chi nhánh TP hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w