Ngoài những cuốn sách mang tính chất giáo khoa kinh điển như “The Economics of Money, Banking and Financial Markets” của Frederic S. Mishkin (10th Edition, 2013) - giáo sư trường Đại học tổng hợp Columbia, Mỹ hay “Bank Management and Financial Services” của Peter Rose (9th Edition, 2013), còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Tác giả Frank J.Fabozzi (giáo sư tại trường EDHEC Business School) và tác giả Steven V.Mann (giáo sư tại trường Darla Moore School of Business, University of South Carolina) trong sách chuyên khảo “The Handbook of Fixed Income Securities” (8th Edition, 2012) đã đóng góp một khối lượng kiến thức khá phong phú về hoạt động kinh doanh trái phiếu bao gồm các nội dung liên quan đến các sản phẩm, công cụ phân tích, phương thức thực hiện và chiến lược đầu tư trên thị trường trái phiếu nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư. Ngoài ra, tác phẩm này cũng cập nhật cho người đọc các thông tin mới nhất về các lĩnh vực chuyên sâu mang tính kỹ thuật đối với các hoạt động kinh doanh trái phiếu như hệ thống giao dịch điện tử, các sản phẩm trái phiếu phái sinh, chiến lược quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, các tác giả này trong sách chuyên khảo “Introduction to Fixed Income Analytics: Relative Value Analysis, Risk Measures and Valuation” (2nd Edition, 2010) cũng có đề cập đến trái phiếu hoặc hoạt động kinh doanh trái phiếu. Tuy nhiên các cuốn sách này chỉ dừng lại trong lý luận cơ bản mà chưa nghiên cứu sâu sắc đến các yếu tố đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM, trên cơ sở có sự so sánh với các ngân hàng khác hoặc so sánh với giá trị bình quân ngành.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác có nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thị trường trái phiếu dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn:
Goldstein, M and D Folkerts-Landau (1994): Internationd Capital Market: Developments, Prospects, and Policy Issues, International Monetary Fund.
Gray, S (1997): Government securities: primary issuance, Handbooks in Central Banking, no 11, Centre for Central Banking Studies, Bank of England.
có đề cập đến sự tham gia và có vai trò của thành viên (trong đó có hệ thống NHTM) trên thị trường trái phiếu.
Nhìn chung, các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến nội dung hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM hiện vẫn còn nhiều khoảng trống trí thức cần được tiếp tục nghiên cứu:
Một là, cần có nghiên cứu mang tính hệ thống, trong đó cần tập trung phân tích làm rõ những cơ sở lý luận chung liên quan đến hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM.
Hai là, cần có phân tích làm rõ việc NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh trái phiếu như thế nào trên các khía cạnh về khái niệm, điều kiện cơ bản thực hiện và nhân tố ảnh hưởng, mô hình tổ chức, quy trình thực hiện, các loại hình và chiến lược thực hiện, phương thức quản trị rủi ro và các vấn đề có liên quan theo chuẩn quốc tế để hoạt động này phát huy hiệu quả đối với NHTM.
Ba là, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động, cũng như lĩnh vực đánh giá đo lường thực trạng hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM.
Bốn là, cần thực hiện khảo sát phân tích có hệ thống hoạt động kinh doanh trái phiếu của các NHTM trên thế giới đã có những thành công, và có thị trường trái phiếu phát triển để rút ra những kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Năm là, cần có đánh giá xác đáng thực trạng hoạt động này trong giai đoạn qua, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát triển hoạt động này đối với NHTM này ở giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới... Hay nói cách khác, vì cho đến nay hầu như chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM nói chung, và hoạt động này ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề tương đối mới mẻ.
Trên cơ sở đó, đề tài luận văn thạc sỹ của học viên sẽ góp phần làm rõ các vấn đề đang tồn tại kể trên mà các công trình khác chưa nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng.
trái phiếu và hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM, luận văn cũng có một số nội dung mới so với các nghiên cứu trước đây, cụ thể như sau: Học viên lựa chọn các tiếp cận việc xây dựng, quản lý, thực hiện hoạt động này theo tiêu chuẩn quốc tế và các vấn đề như điều kiện cơ bản thực hiện, mô hình tổ chức, quy trình thực hiện, chiến lược thực hiện, phương thức quản trị rủi ro; và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá được sử dụng như một chuẩn mực trong việc tiếp cận, so sánh và đánh giá. Ngoài ra, học viên cũng sử dụng tối đa các dữ liệu được tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài công bố, từ đó có thước đo để so sánh với thực trạng và diễn biến hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2013-2017.