- Quy mô đầu tư trái phiếu của các NHTM
Trong giai đoạn 2013-2017, cùng với tổng tài sản của các NHTM không ngừng tăng lên, quy mô nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Theo Biểu đồ dưới đây về quy mô kinh doanh trái phiếu của 3 NHTM có vốn Nhà nước ở Việt Nam (Vietcombank, BIDV, Agribank). Đặc biệt, trong giai đoạn 2013-2014 trên cơ sở tổng tài sản ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng có xu hướng gia tăng, các NHTM cũng tăng quy mô hoạt động kinh doanh trái phiếu lên.
Biểu đồ 1.2: Quy mô kinh doanh trái phiếu của một số NHTM giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Báo cáo tài chính VCB, BIDV, Agribank các năm 2013-2017 - Tỷ lệ đầu tư trái phiếu/Tổng tài sản
Cùng với việc tăng quy mô nắm giữ trái phiếu, tỷ trọng trái phiếu trong tổng tài
sản cũng có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn 2013-2017, bình quân tỷ trọng của số
dư trái phiếu do các NHTM nắm giữ so với tổng tài sản đều đạt 11%-17%. Tuy nhiên,
nếu xét thực trạng từng ngân hàng thì có sự phân hóa khá rõ nét về tỷ trọng này.
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng đầu tư trái phiếu/Tổng tài sản của một số NHTM giai đoạn 2013-2017
I 1 I I I I
2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Báo cáo tài chính VCB, BIDV, Agribank các năm 2013-2017
Cụ thể, Agribank và Vietcombank luôn là ngân hàng nắm tỷ trọng trái phiếu so với tổng tài sản lớn hơn so với các NHTM có vốn Nhà nước khác. Điều này đã tương đối thay đổi so với giai đoạn trước đó khi 2 ngân hàng này thường là ngân hàng nắm giữ ít tỷ trọng trái phiếu trong danh mục tài sản có của mình.
- Cơ cấu trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu ĐCTC, trái phiếu doanh nghiệp)
Dựa vào biểu đồ cơ cấu trái phiếu tính theo chủ thể phát hành bình quân của 4 NHTM có vốn Nhà nước dưới đây, có thể thấy các ngân hàng luôn ưu tiên nắm giữ trái phiếu Chính phủ và trái phiếu ĐCTC phát hành, thường xuyên duy trì ở mức 70%-80% trong danh mục của mình. Đây là các trái phiếu ít rủi ro hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Agribank và BIDV là 2 ngân hàng nắm giữ trái phiếu ít rủi ro nhất so với quy mô trái phiếu của mình. Đặc biệt Agribank có trong danh mục của mình đến trên 99% là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của các ĐCTC phát hành. Ngược lại, các ngân hàng khác đều có xu hướng nâng dần tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục trái phiếu của mình qua các năm. Vietcombank duy trì tỷ trọng này trên 10%, BIDV trên 20% và Vietinbank cao nhất là 30%-35%. Điều này cho thấy chiến lược của các ngân hàng đang từng bước đa dạng hóa danh mục kinh doanh trái phiếu của mình, nhằm tìm kiếm lợi nhuận và cân bằng rủi ro
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu trái phiếu theo chủ thể phát hành của 4 NHTM có vốn Nhà nước giai đoạn 2013-2017
Nguồn: Báo cáo tài chính VCB, BIDV, Agribank các năm 2013-2017
- Tỷ lệ nợ xấu trái phiếu
Trong thời gian qua, các NHTM chủ yếu đầu tư vào trái phiếu ít rủi ro là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu do các ĐCTC phát hành. Bên cạnh đó, các khoản trái phiếu doanh nghiệp được lựa chọn kỹ càng dựa trên tình hình tài chính và mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành, phương án sử dụng vốn trái phiếu hiệu quả. Vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trái phiếu của các ngân hàng đều ở mức rất thấp. Vietcombank không có khoản nợ xấu trái phiếu trong cả giai đoạn 2013-2017. Các ngân hàng khác đều duy trì tỷ lệ nợ xấu trái phiếu dưới 1%.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và Chi nhánh Thành phố Hà Nội
Từ các kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh trái phiếu của các NHTM
nước ngoài và trong nước nêu trên, Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng và Vietinbank nói chung có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của mình.
tăng lên, nợ xấu tăng cao và lợi nhuận tương ứng sụt giảm, ngoài những nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng cần tích cực mở rộng sang các loại hình kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh trái phiếu... nhằm tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, ngân hàng cần biết nắm bắt cơ hội theo xu thế phát triển của ngành ngân hàng, tiếp tục tiến hành đối mới sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.
Về tỷ trọng nắm giữ trái phiếu, ngân hàng cần đưa ra tỷ lệ nắm giữ tài sản tài chính sẵn sàng để bán và các khoản nắm giữ đến ngày đáo hạn một cách hợp lý ở từng thời điểm. Việc nắm giữ tài sản tài chính theo một tỷ trọng hợp lý nhằm làm tăng tính thanh khoản và cân đối tài sản Nợ - Có của ngân hàng.
Về danh mục trái phiếu nắm giữ, ngân hàng cần thường xuyên đa dạng hóa danh mục trái phiếu nắm giữ với nhiều loại trái phiếu và các sản phẩm phái sinh. Các giao dịch trái phiếu được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và cả thị trường phi chính thức.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên đặt ra những giải pháp toàn diện trong quản trị rủi ro, được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau: lập ra các hạn mức phù hợp cho từng loại rủi ro, từng sản phẩm, từng cán bộ giao dịch; xây dựng công cụ đo lường rủi ro; áp dụng phân tích tình huống.
Về cơ cấu tổ chức - nhân sự: Hoạt động kinh doanh trái phiếu được phân ra theo 3 bộ phận: kinh doanh, kế hoạch & kiểm tra kiểm soát và kế toán. Ngân hàng cần sắp xếp cơ cấu nhân sự ở các bộ phận một cách hợp lý, thông thường nhiều nhất là bộ phận kinh doanh, bộ phận giao dịch và sau cùng là bộ phận kiểm tra kiểm soát.
Về công nghệ: Ngân hàng cần áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để cập nhật thông tin và thực hiện giao dịch với đối tác, đồng thời sử dụng các phần mềm hiện đại giúp hoạt động kinh doanh nguồn vốn được chuyển tự động qua các bộ phận giao dịch trực tiếp (front office), kiểm soát rủi ro (middle office) và thanh quyết toán (back office), đồng thời tự động hóa các quy trình làm việc và thanh toán để giảm thiểu rủi ro hoạt động một cách đáng kể.
Trong chương 1, nhằm làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh trái phiếu NHTM, luận văn đã tập trung phân tích các khía cạnh sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động kinh doanh trái phiếu và hoạt động này tại NHTM. Cụ thể, luận văn phân tích các khái niệm liên quan, về mục đích và đặc điểm cơ bản, mô hình hoạt động, phân loại và các loại hình, các chiến lược thực hiện khác nhau được áp dụng trong các điều kiện, giai đoạn hoạt động khác nhau của NHTM.
Thứ hai, luận văn đưa ra phân tích về nội dung quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM. Luận văn cũng nêu lên một số chỉ tiêu đánh giá cũng như các điều kiện cơ bản để thực hiện và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
Thứ ba, luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTM Trung Quốc, Mỹ và một số NHTM khác trong nước về hoạt động kinh doanh trái phiếu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Vietinbank nói chung và Vietinbank - CN TP Hà Nội nói riêng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình hành và phát triển Vietinbank - Chi nhánh thành phố Hà Nội
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP.Hà Nội có trụ sở tại số 6, Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, là tiền thân của Ngân hàng nghiệp vụ khu vực I Hà Nội. Vietinbank Chi nhánh TP.Hà Nội đã trải qua hơn“20 năm xây dựng và phát triển, không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội đất nước.”
Giai đoạn từ cuối 1998 đến nay:
Theo quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 30/12/1998 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam, Sở giao dịch chuyển thành Sở giao dịch I (SGD I)- Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Lúc này cơ cấu tổ chức thay đổi, các phòng ban được sắp xếp lại để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới. Kế thừa thành quả và kinh nghiệm những năm hoạt động trước, SGD I vẫn duy trì được sự phát triển nhanh, vững chắc, toàn diện. Từ năm 1999 đến năm 2007, SGD I đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, hiệu quả, có uy tín cao trong cộng đồng tài chính Ngân hàng trong cả nước, các mặt hoạt động cơ bản đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm dao động trong khoảng 20%-25%.
Tuy nhiên, do thị trường tài chính trong nước và quốc tế liên tục phát triển, để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, tháng 7/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam được tiến hành cổ phần hóa. Mô hình tổ chức của Ngân hàng một lần nữa lại có thay đổi, Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam được đổi tên thành Chi nhánh Thành phố Hà Nội theo quyết định số 493/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam từ ngày 1/7/2009.
nhánh Thành phố Hà Nội đều tận tâm nhiệt huyết vì sự lớn mạnh của Vietinbank. Cùng với sự hoạch định chiến lược kinh doanh có tầm nhìn xa, có cơ sở thực tiễn, “đi tắt đón đầu” tận dụng cơ hội để phát triển nhanh, những hoạt động của Chi nhánh thành phố Hà Nội đã vượt qua ranh giới của địa bàn Thủ đô Hà Nội, trở thành “cánh chim đầu đàn” trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.