Trong khuôn khổ phạm vi luận văn, học viên tập trung nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm hoạt động này từ 02 quốc gia là Trung Quốc và Mỹ. Việc lựa chọn này xuất phát bởi các lý do sau:
- Đây là những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
- Với cách thức tổ chức, quản lý hoạt động và quản trị rủi ro hiện đại được xây dựng thực hiện trong nhiều thập kỷ, hệ thống NHTM tại 2 quốc gia này đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh trái phiếu.
- Trung Quốc là quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa - chính trị - xã hội.
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Trung Quốc
Với việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, ngành ngân hàng của Trung Quốc đã chứng kiến những sự thay đổi sâu sắc cùng với quá trình cải cách mạnh mẽ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các NHTM nước này đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đa dạng hóa các
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2016, quy mô thị trường trái phiếu của Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Nhật Bản) với giá trị thị trường là 9.408,7 tỷ USD, chiếm 10,2% thị trường trái phiếu toàn cầu [14].
Với tình hình kinh doanh trái phiếu của các NHTM, theo số liệu tại Quý III/2017, tổng tài sản có của 32 ngân hàng Trung Quốc đạt 79,34 nghìn tỷ CNY, tăng 9,94% so với thời điểm cuối năm 2016. Tổng tài sản có của các ngân hàng cũng đều tăng qua cùng kỳ các năm gần đây: năm 2014 là 57,62 nghìn tỷ CNY, năm 2015 là 64,08 nghìn tỷ CNY, năm 2016 là 72,17 nghìn tỷ CNY. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng trong năm 2017. Trong 3 quý đầu năm 2017, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng là 1,50%. Cao nhất là 2 ngân hàng SPDP tỷ lệ nợ xấu 2,35% và JYRCB là 2,42%. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là PSBC cũng là 0,76%.
Trong tình hình nợ xấu tăng cao và lợi nhuận tương ứng sụt giảm như vậy, ngoài những nghiệp vụ truyền thống, đòi hỏi các NHTM Trung Quốc luôn tích cực mở rộng sang các loại hình kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh trái phiếu... nhằm tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. Đối với các lĩnh vực kinh doanh trái phiếu, hiện nay các NHTM Trung Quốc là những nhà đầu tư chủ yếu trên thị trường trái phiếu của nước này. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2016, hệ thống NHTM nắm giữ 65,5% tổng khối lượng trái phiếu niêm yết tại thị trường trái phiếu Trung Quốc [15].
Về tỷ trọng nắm giữ trái phiếu, theo thống kê của KPMG tại Quý III/2017, các NHTM Trung Quốc nắm giữ tỷ lệ tài sản tài chính sẵn sàng để bán là 27,18%, các khoản nắm giữ đến ngày đáo hạn là 25,49%, còn lại tài sản tài chính giá trị hợp lý là 7,25%. Đây được coi là chiến lược nắm giữ tài sản tài chính để làm tăng tính thanh khoản và cân đối tài sản Nợ - Có của hệ thống NHTM Trung Quốc [16].
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu của hệ thống NHTM Trung Quốc có những điểm nổi bật sau:
- Phương thức quản lý hiện đại (sử dụng các công cụ hạn mức, quản trị rủi ro...) dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và các giải pháp linh hoạt.
- Bộ phận kinh doanh phát triển các chương trình thuật toán nội bộ để xây dựng phương án mua bán trái phiếu theo các chiến thuật khác nhau.
- Đối với các giao dịch thứ cấp, hệ thống NHTM thường sử dụng 2 hệ thống giao dịch điện tử chính trong giao dịch mua bán trái phiếu với các đối tác trên thị trường là hệ thống khớp lệnh trực tiếp và hệ thống khớp lệnh chéo.
- Các NHTM Trung Quốc thường xuyên thực hiện chiến lược kinh doanh trái phiếu chủ động để tận dụng các biến động về giá theo các phương thức khác nhau như: chiến lược kinh doanh trạng thái “trường”, chiến lược kinh doanh trạng thái “đoản”, chiến lược kinh doanh chênh lệch đường cong lãi suất, chiến lược kinh doanh chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền.
- Ban hành đầy đủ cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến hoạt động kinh doanh trái phiếu nói chung và hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM nói riêng.
- Thường xuyên đa dạng hóa danh mục trái phiếu nắm giữ với nhiều loại trái phiếu và các sản phẩm phái sinh. Các giao dịch trái phiếu của NHTM Trung Quốc được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và cả thị trường phi chính thức.
- Bên cạnh đó, nhiều NHTM tại Trung Quốc luôn đặt ra những giải pháp toàn
diện trong quản trị rủi ro, biết nắm bắt cơ hội theo xu thế phát triển của ngành ngân hàng, tiếp tục tiến hành đối mới sản phẩm và thúc đẩy các nghiệp vụ phát triển nhanh chóng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng [12].
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Mỹ
Với tổng giá trị thị trường trái phiếu năm 2016 là 39.361,5 tỷ USD, chiếm 42,7% tổng giá trị thị trường trái phiếu toàn cầu, Mỹ đang dẫn đầu trong thị trường trái phiếu [14]. Xét về tổng thể, đối với tất cả các NHTM Mỹ, quy mô kinh doanh trái phiếu chiếm bình quân khoảng 20% giá trị tổng tài sản hoặc tổng tài sản sinh lời.
yếu nắm giữ các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương với tỷ trọng lớn. Đồng thời cũng có sự khác biệt giữa các NHTM có quy mô tài sản khác nhau. Các NHTM nhỏ ít có khả năng đối phó với rủi ro và chính vì vậy ngân hàng nhỏ có xu hướng dùng các trái phiếu an toàn để cân bằng mức độ rủi ro cao trong danh mục cho vay. Ngược lại, NHTM quy mô lớn có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các trái phiếu nước ngoài, trái phiếu doanh nghiệp...
Về phương thức hoạt động: Các NHTM tại Mỹ thường chia hoạt động kinh doanh trái phiếu thành 2 phần riêng biệt: bộ phận phục vụ thanh khoản và bộ phận tạo thu nhập.
Về cơ cấu tổ chức - nhân sự: Hoạt động kinh doanh trái phiếu được phân ra theo 3 bộ phận: kinh doanh, kế hoạch & kiểm tra kiểm soát và kế toán với cơ cấu nhân sự ở các bộ phận lần lượt là 50%, 10%-15%, 35%-40%.
Về công nghệ: Các NHTM Mỹ áp dụng các công nghệ hiện đại như sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như Bloomberg, Reuters để cập nhật thông tin và thực hiện giao dịch với đối tác, đồng thời sử dụng các phần mềm hiện đại giúp hoạt động kinh doanh nguồn vốn được chuyển tự động qua các bộ phận giao dịch trực tiếp (front office), kiểm soát rủi ro (middle office) và thanh quyết toán (back office), đồng thời tự động hóa các quy trình làm việc và thanh toán vốn nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro hoạt động một cách đáng kể.
Về đa dạng hóa sản phẩm, nghiệp vụ thực hiện: Ngoài các sản phẩm, nghiệp vụ truyền thống, hệ thống NHTM Mỹ còn thực hiện giao dịch thường xuyên các sản phẩm, nghiệp vụ cao cấp khác với các đối tác của mình, như: hợp đồng repo linh hoạt, hợp đồng repo 3 bên. Ngoài ra, đối với trái phiếu nói riêng và chứng khoán nợ nói chung của Chính phủ Mỹ, các giao dịch mua bán có thể thực hiện ngay khi có thông báo về đợt phát hành mà không cần đợi đến khi trái phiếu chính thức phát hành, và ngừng khi trái phiếu chính thức phát hành.
Về quản trị rủi ro: Nhằm nâng cao quản trị rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu, các NHTM Mỹ thường xuyên thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ
như vậy được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau: lập ra các hạn mức phù hợp cho từng loại rủi ro, từng sản phẩm, từng cán bộ giao dịch; xây dựng công cụ đo lường rủi ro; áp dụng phân tích tình huống...