a. Kinh nghệm cho vay hộ cận nghèo tại Ngân hàng chính sách tỉnh Hưng Yên
Sau khi NHCSXH Việt Nam ra đời. Ngày 14/01/2003, NHCSXH tỉnh Hưng Yên được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phụ vụ người nghèo. Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng chính sách của chi nhánh đạt được những kết quả đáng khích lệ:
- Về nguồn vốn: đến 31/12/2020 đạt 2.905.174 triệu đồng, tăng 136.734 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,9% so với 31/12/2019. Trong đó: Nguồn vốn cân đối từ TW đạt 2.155.207 triệu đồng, tăng 17.712 triệu đồng, tỷ lệ tăng 0,8% so với 31/12/2019; nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất đạt 655.423 triệu đồng, tăng 103.004 triệu đồng, tỷ lệ tăng 18,6% so với 31/12/2019; nguồn vốn nhận
ủy thác tại địa phương đạt 94.544 triệu đồng, tăng 16.018 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20,4% so với 31/12/2019.
- Về hoạt động tín dụng: tổng dư nợ đến 31/12/2020 đạt 2.896.922 triệu đồng, tăng 136.068 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,9% so với 31/12/2019, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2020. Trong đó, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 1.136 triệu đồng, giảm 55 triệu đồng so với 31/12/2019, chiếm tỷ lệ 0,04%/tổng dư nợ. Riêng đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo đến 31/12/2020 đạt 210,4 tỷ đồng; tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,02% trên tổng dư nợ các chương trình.
- Về công tác ủy thác: dư nợ ủy thác qua 04 tổ chức chính trị - xã hội đạt 2.877.647 triệu đồng, tăng 135.033 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,9% so với 31/12/2019, chiếm 99,3% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 1.136 triệu đồng, giảm 03 triệu đồng so với 31/12/2019, chiếm tỷ lệ 0,04%/tổng dư nợ ủy thác. Tổng số tổ TK&VV đến 31/12/2020 là 2.841 tổ, giảm 101 tổ so với 31/12/2019 do thực hiện củng cố, kiện toàn, sáp nhập các tổ TK&VV hoạt động không hiệu quả.
Để đạt được thành tích trên, trong những năm qua chi nhánh NHCSXH tỉnh Hưng Yên đã tích cực triển khai các hoạt động sau:
- Tích cực tham mưu UBND các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trọng tâm là tham mưu chuyển ngân sách bổ sung nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Kiện toàn kịp thời Ban đại diện HĐQT NHCSXH.
- Tham mưu Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp thực hiện tốt Quy chế hoạt động được ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 và Quyết định số 91/QĐ-HĐQT ngày 01/12/2015 của Hội đồng quản trị NHCSXH về việc phân giao, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2020; xây dựng và thực hiện Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2020 và một số nội dung khác.
- Thực hiện tốt công tác giao dịch xã theo lịch giao dịch cố định; thường xuyên kiểm tra giám sát, trang bị đầy đủ công cụ làm việc kết hợp đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin giúp hoạt động giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.
- Chi nhánh đã xây dựng và thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra. Thông qua công tác kiểm tra, thực hiện đối chiếu trực tiếp tới khách hàng gửi tiền và vay vốn.
- Tăng cuờng công tác đào tạo: Trong năm chi nhánh tổ chức 01 lớp với 102 luợt học viên là cán bộ NHCSXH về nghiệp vụ tín dụng, kế toán, tin học; 10 lớp với 159 cán bộ là Chủ tịch UBND cấp xã tham gia thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, 2 lớp với 80 học viên là cán bộ tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện và 195 lớp với 7.431 học viên là Truởng thôn (Truởng khu phố), cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã, cán bộ tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã, Ban quản lý Tổ TK&VV.
- Ngoài ra, chi nhánh đã tăng cuờng công tác thi đua khen thuởng gắn với chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng hàng quý, hàng năm. Công tác thi đua khen thuởng đã tạo động lực khích lệ tinh thần cán bộ trong toàn chi nhánh hoàn thành nhiệm nhanh hơn, hiệu quả hơn, chủ động tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp nhất có thể từ các tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn.
- Tăng cuờng công tác truyền thông: chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tăng cuờng công tác truyền thông, tích cực phối hợp các cơ quan truyền thông TW và địa phuơng, Đài truyền hình Hung Yên, Báo Hung Yên, trang thông tin điện tử để đua tin, phóng sự về các phiên họp thuờng kỳ của Ban đại diện HĐQT NHCSXH, các chuông trình chính sách mới, kết quả thực hiện tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tuợng chính sách khác.
b. Kinh nghệm cho vay hộ cận nghèo tại Ngân hàng chính sách tỉnh Hải Dương
Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phụ vụ nguời nghèo, khi đó NHCSXH tỉnh Hải Duơng mới chỉ thực hiện hai chuơng trình cho vay là chuơng trình cho vay hộ nghèo và chuơng trình cho vay giải quyết việc làm, nhận bàn giao từ NHNo&PTNT và từ kho bạc nhà nuớc. Đến
nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hải Dương đã và đang thực hiện 10 chương trình cho vay. Tình hình hoạt động chi nhánh đến 31/12/2020 cụ thể như sau:
- Tính đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn đạt 3.797,6 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2019. Trong đó, nguồn vốn từ TW và nguồn khác là 2.934,7 tỷ đồng giảm 0,7%; nguồn vốn huy động từ thị trường đạt 781,1 tỷ đồng tăng 25,3% so với năm 2019, hoàn thành 137% kế hoạch tăng trưởng được giao; nguồn vốn nhận ủy thác đạt 81,8 tỷ đồng tăng 22,4% so với năm 2019.
- Tổng dư nợ đến 31/12/2020 đật 3.578 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch được giao, tăng 4,6% so với năm 2019; tỷ lệ quá hạn là 0,09% trên tổng dư nợ, tăng 92 triệu so với 31/12/2019. Trong đó chương trình cho vay hộ cận nghèo đạt 304,8 tỷ giảm 55 tỷ đồng; tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay hộ cận nghèo ở mức 0,15% (tỷ lệ nợ quá hạn trên toàn quốc là 0,21% trên tổng dư nợ).
- Dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT-XH đến 31/12/2020 đạt 3.571,5 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ; nợ quán hạn ủy thác là 2,7 tỷ đồng, chiếm 0,07% tổng dư nợ nhận ủy thác.
- Về hoạt động tổ TK&VV: đến 31/12/2020, chi nhánh có 3.034 tổ. Trong đó, tổ tốt là 2.940 tổ chiếm 96,6%, 60 tổ chất lượng khác chiếm 1,98%, 33 tổ chất lượng trung bình chiếm 1,09%, 01 tổ yếu chiếm 0,03%.
Qua thực tiễn hoạt động, có thể nói quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hải Dương có một số đặc điểm sau:
- Về nguồn vốn: chi nhánh đã chủ động và tích tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương chuyển vốn ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
- Về công tác ủy thác qua các tổ chức CT-XH: có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa NHCSXH và các CT-XH, tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng. Có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Thường xuyên phối hợp rà soát củng cố hoạt động của các tổ TK&VV và tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội và ban quản lý tổ TK&VV.
- về nguồn nhân lực: Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ.
- Công tác truyền thông: chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị tích cực phối hợp với các ban ngành đoàn thể tăng cường công tác truyền thông. Tuy nhiên, một số đơn vị còn chưa thực sự quan tâm đến công tác truyền thông nên só lượng tin, bài đăng trên các kênh thông tin đại chúng còn ít.
- Về thủ tục giao dịch: việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình, thủ tục, hồ sơ vay vốn tạo nhiều thuận lợi để đối tượng thụ hưởng tiếp cận dễ dàng chính sách tín dụng ưu đãi cũng là nguyên nhân tạo nên sự thành công trong thực hiện các chương trình.