Bài học kinh nghiệm đối với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 44)

tỉnh Nam Định

Hoạt động tín dụng của NHCSXH chi nhánh Hải Dương và chi nhánh Hưng Yên có rất nhiều mặt được. Từ kinh nghiệm đó, NHCSXH tỉnh Nam Định có thể rút ra bài học cho mình và vận dụng linh hoạt và quá trình triển khai thực hiện chương trình tín dụng hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh như sau:

- Tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng, tăng cường và phát triển mối quan hệ chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể ở các cấp, phát huy sức mạnh của toàn xã hội góp phần xây dựng vững mạnh hệ thống NHCSXH nói riêng và NHCSXH tỉnh Nam Định nói riêng. Sự vững mạnh của NHCSXH góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Phải phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành và toàn xã hội đối với mọi hoạt động của NHCSXH trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương.

- Xây dựng các chương trình thi đua khen thưởng gắn với hoạt động nghiệp vụ một cách thống nhất và bài bản trong toàn chi nhánh, tạo thành phong trào thi đua thúc đẩy tinh thần làm việc cho cán bộ.

- Nâng cao hiệu quả công tác ủy thác hoạt động tín dụng chính sách qua các tổ chức CT-XH và hoạt động của tổ TK&VV. Việc cho vay thông qua tổ, nhóm nhằm tăng cường quản lý, giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay

không đúng mục đích. Việc liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ, lãi ngân hàng của các thành viên trong tổ, nhóm là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn của người vay.

- Phải triển khai thực hiện công tác truyền thông thường xuyên liên tục, có chọn lọc và hiệu quả. Lan tỏa mọi chủ trương chính sách đến với toàn dân kịp thời.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: nhân lực luôn là yếu tố quyết định đến hoạt động của ngân hàng. Cần cần kỹ lưỡng từ công tác tuyển chọn đến công tác đào tạo. Xây dựng lực lượng cán bộ vừa có tài, vừa có đức, thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo hình ảnh cũng như lòng tin với khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày một cách tổng quan về các quan điểm, khái niệm về nghèo đói, nguyên nhân của tình trạng đói nghèo và sự cần thiết phải thoát nghèo bền vững theo chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Tác giả cũng trình bày được quá trình hình thành tín dụng chính sách để phục vụ hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, nêu được vai trò và đặc điểm của tín dụng chính sách đối với hộ cận nghèo. Đồng thời, để có nền tảng và cơ sở phân tích hiệu quả chương trình tín dụng hộ cận nghèo ở chương 2, thì tại chương 1 tác giả cũng đưa ra được khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ cận nghèo, chỉ ra được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của chương trình tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình cho vay và kinh nghiệm cho vay hộ cận nghèo của các chi nhánh lân cận. Từ đó, tác giả đã đúc kết ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào hoạt động tín dụng hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Nam Định.

Như vậy, có thể nói, chương 1 là những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất nhằm cung cấp các luận cứ để tác giả đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả tín dụng đối với hộ cận nghèo của NHCSXH tỉnh Nam Định ở chương 2 và đưa ra được các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ CẬN NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w