Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng đối với hộ cận nghèo

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 37)

a. Nhân tố chủ quan

(i) Thứ nhất, quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là chuỗi các công việc tạo thành một quá trình khép kín gồm: Chọn đối tuợng, bình xét cho vay, nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay, thu hồi nơ vay cả gốc và lãi. Các yếu tố cấu thành nên quy trình khép kín đó, không chỉ có cán bộ ngân hàng, mà còn có sự góp sức của Tổ TK&VV, tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, chính quyền địa phuơng. Quy trình tín dụng ảnh huởng không nhỏ tới chất luợng tín dụng. Để có một quy trình trình tốt, mỗi yếu tố trong quy trình cần đuợc chú trọng và thực hiện tốt các quy định ở từng khâu, từng buớc, có sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các buớc trong quy trình.

(ii) Thứ hai,bản thân hộ nghèo

Trong mọi hoạt động, để thành công thì con nguời luôn là yếu tố quyết định. Sự nỗ lực của bản thân hộ cận nghèo ảnh huởng trực tiếp đến mục tiêu thoát nghèo của họ. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nuớc hay ngân hàng chỉ có tác dụng tạo bàn đạp để các hộ cận nghèo thoát nghèo, chứ không thể làm họ thoát nghèo đuợc. Chính vì thế, nếu các hộ cận nghèo không cố gắng học hỏi sản xuất kinh doanh

vươn lên thoát nghèo thì nguồn vốn tín dụng chính sách mà NHCSXH giao cho họ sẽ không phát huy được hiệu quả.

1.3.3.2. Nhân tố khách quan

(i) Thứ nhất, chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo.

Chính sách của Nhà nước đối với hộ cận nghèo chính là nền tảng và cơ sở để hoạt động tín dụng chính sách đi đúng quỹ đạo. Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, sự đồng hành của bộ ban ngành các cấp, cùng sự nỗ lực của NHCSXH là yếu tố tác động không nhỏ quy mô chương trình tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng như trên toàn quốc. Tuy nhiên, lợi thế về chính sách tín dụng cũng có thể dẫn tới những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Cụ thể như:

- Chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục vay vốn... là yếu tố gây ra hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, vay hộ, xâm tiêu, chiếm dụng vốn... làm nguy cơ tăng nợ quá hạn, giảm chất lượng và hiệu quả tín dụng.

- Vì muốn được hưởng tín dụng chính sách mà nhiều hộ cố tình xin được vào danh sách hộ cận nghèo, dẫn đến việc đối tượng vay vốn chưa được chính xác. Nhiều hộ nghèo khó khăn thực sự thì lại không có tên trong danh sách hộ cận nghèo nên không được vay vốn. Ngược lại, nhiều hộ có kinh tế khá giả lại được vay vốn tín dụng ưu đãi. Vì thế, hộ cận nghèo vẫn chưa thoát được nghèo, ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt xã hội đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo.

(ii) Môi trường kinh tế và xã hội

Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho người dân gia tăng thu nhập, cùng với hoạt động cho vay của NHCSXH sẽ góp phần giúp người vay thoát nghèo, nâng cao hiệu quả cho vay. Ngược lại, khi nền kinh khó khăn, tăng trưởng thấp, suy thoái, mất ổn định thì hoạt động cho vay của NHCSXH cũng sẽ gặp khó khăn và đóng góp ít hơn vào công cuộc giảm nghèo, XD NTM.

Môi trường xã hội bao gồm an ninh xã hội, tập quán, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc, tính cần cù, trung thực, chịu khó lao động của hộ nghèo và các

đối tượng chính sách khác, .. .làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của NHCSXH. Môi trường xã hội ổn định, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chịu khó trong sản xuất, kinh doanh, ham học hỏi nâng cao trình độ,... sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của NHCSXH. Ngược lại, môi trường xã hội bất ổn định, thói quen ít lao động, tập quán không tốt, tâm lý bất an, trình độ học vấn thấp sẽ làm giảm sút hiệu quả cho vay của NHCSXH

(iii) Môi trường tự nhiên

Đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu là tiền thu về từ việc bán nông sản và chế phẩm từ nông sản. Vì vậy, chất lượng và sản lượng nông sản là yếu tố then chốt xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, sản lượng cũng như chất lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên và môi trường như thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, thiên tai, lũ lụt. Thực tế cho thấy, nhiều năm lũ lớn đã càn quét bao nhiêu trang trại chăn nuôi, phá hủy cả cánh đồng rau màu, rồi hạn hán ở miền Nam đã làm héo khô hàng trăm hecta lúa...

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w