Tổng quan về công ty định giá VVFC

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 33)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về công ty định giá VVFC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Quá trình hình thành

Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC) tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính, là đơn vị Thẩm định giá đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và Ban Tổ chức Chính phủ, ngày 09/02/1998 Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ ký Quyết định số 14/1998-QĐ- BVGCP thành lập Trung tâm Thẩm định giá trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ đặt nền móng đầu tiên cho ngành thẩm định giá tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ thực hiện Quyết định số 122/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2002 sát nhập Ban Vật giá Chính phủ vào Bộ Tài chính. Đến ngày 25 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 112/2003/QĐ-BTC chuyển Trung tâm Thẩm định giá thành đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính.

Thực hiện Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về Thẩm định giá, tháng 12/2007 Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính được Bộ Tài chính cho cổ phần hóa và chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC) theo Quyết định số 3004/2007/QĐ-BTC ngày 6/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Giấy Chứng nhận Đăng kí kinh doanh số 0103021238 ngày 10/12/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp.

Trải qua hơn 19 năm hình thành và phát triển, VVFC luôn khẳng định vị thế, uy tín của đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá với số lượng Thẩm định viên về giá và số lượng Chi nhánh được Bộ Tài chính cho phép ban hành trực tiếp Chứng thư Thẩm định giá nhiều nhất trong cả nước.

bằng tiếng Anh FINANCE"

CONSULTANCY JOINT STOCK COMPANY (VVFC) Logo Công ty

VUFC

ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở

chính Số 3 Thụy Khuê - phường Thụy Khuê - quận Tây Hồ - HàNội Điện thoại ^^0807444997^0^4738432T71^,^080~43i^3^9

Fax 04.38472271 (Văn phong)/ 04.37281550 (Ban chuyên mon)

Mã số thuế 0102576353

MÔN 1 MÔN 2 MÔN 3 MÔN 4 MÔN 5 MÔN 7 MÔN 8 PHÒNG NGHIỆP _ VỤ PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG _ NGHIỆP . VỤ PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG NGHIỆP VỤ

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Sau hơn 18 năm hoạt động, bộ máy nhân sự của công ty VVFC hiện nay được cơ cấu hoàn thiện theo sơ đồ tổ chức như sau:

- Hội đồng thành viên: Là cơ quan cao nhất trong công ty, có toàn quyền quyết định đến mọi hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Tổng giám đốc và các chức danh khác trong công ty

- Tổng giám đốc: Là người do Hội đồng thành viên lựa chọn thay mặt Hội đồng thành viên trực tiếp quản lý các hoạt động trong công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về mọi hoạt động trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình.

- Các phó Tổng Giám đốc: Là người hỗ trợ cho Tổng giám đốc, phụ trách các phòng nghiệp vụ, các văn phòng đại diện của công ty đồng thời thay mặt Tổng giám đốc thực hiện các công việc khi Tổng giám đốc đi vắng. Ba phó tổng giám đốc mỗi người phụ trách một lĩnh vực: Định giá động sản, bất động sản, DN và tài chính.

- Phó Tổng Giám đốc: phụ trách ban chuyên môn 1, 2, 3 chuyên về thẩm định giá bất động sản, và định giá doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm của đầu ra của công ty như phát hành chứng thư, xây dựng và thiết lập kế hoạch, tiếp cận nhu cầu định giá bất động sản và định giá DN của khách hàng; thực hiện công tác tiếp thị, tìm hiểu thị trường.

- Phó Tổng Giám đốc: Phụ trách ban chuyên môn 4, 5, 6 chuyên về thẩm định động sản, thẩm định dự án. Chịu trách nhiệm của đầu ra của công ty như phát hành chứng thư, xây dựng và thiết lập kế hoạch, tiếp cận nhu cầu định giá động sản và thẩm định dự án của khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị, tìm hiểu thị trường.

- Phó Tổng Giám đốc: Phụ trách ban chuyên môn 7, 8. Ban chuyên môn 7 về quản lý nhân sự công ty, quản lý chỉ đao các chi nhánh và văn phòng đại diện cùng ban giám đốc đưa ra chiến lược phát triển nhân sự. Chẳng hạn, khi công ty bắt tay với đối tác thì chính. Phó Tổng giám đốc phải là người đưa ra kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho dự án đó. Phó Tổng giám đốc phải dự đoán được xu hướng phát triển của nguồn nhân lực và có kế hoạch ứng phó. Ban chuyên môn 8 chuyên quản lý tài chính kế toán công ty, quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong DN; xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với DN thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

- Các phòng nghiệp vụ: Là bộ phận trực tiếp thực hiện hợp đồng kinh doanh, trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho công ty dưới sự

chỉ đạo của các Phó tổng giám đốc. Tại mỗi phòng nghiệp vụ đều có các dịch vụ: kiểm toán, tư vấn, định giá,...

- Kiểm soát chất lượng: Thực hiện quy trình tiếp nhận dịch vụ. Phối hợp với thẩm đinh viên và chuyên viên, đảm bảo chất lượng,sự hài lòng của khách hàng. Liên lạc, tư vấn và chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ với khách hàng. Thường xuyên liên hệ và duy trì phát triển khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho cá nhân và phòng. Thực hiện kế hoạch khai thác khách hàng theo sự chỉ đạo của cấp trên Chức năng hoạt động của một số bộ phận chính

2.1.1.3. Các giải thưởng, chứng nhận công ty VVFC đạt được

Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam - VVFC đã được Tổ chức Chứng nhận Chất lượng quốc tế của Vương quốc Anh (UKAS) cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2015. VVFC nhận danh hiệu “Cúp vàng chất lượng ISO” năm 2008 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Năm 2009, VVFC được nhận cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam”, cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc”, Bằng khen “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu ” của VCCI.

Bên cạnh đó, VVFC cũng được Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài chính trao tặng nhiều phần thưởng như :

- 02 Huân chương Lao động Hạng Nhì của Chủ tịch nước. - 07 Huân chương Lao động Hạng ba của Chủ tịch nước.

- 27 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể và các cá nhân xuất sắc - 02 Cờ Thi đua của Chính phủ.

- 04 Cờ Thi đua của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - 52 Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính.

- Rất nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...

2.1.2. Các loại hình dịch vụ thẩm định giá do công ty cung cấp

2.1.2.1. Dịch vụ Thẩm định giá Bất động sản

VVFC, chiếm 60% giá trị thẩm định giá hàng năm của công ty.

Dịch vụ thẩm định giá bất động sản tại VVFC hoạt động với mục đích đưa ra một báo cáo tổng thể, không những chỉ về giá trị tài sản thẩm định giá mà cả động thái của bất động sản; thẩm định giá nói riêng và toàn khu vực nói chung tại các thời kỳ trước, trong và sau thời điểm thẩm định giá. Đánh giá này giúp cho nhà đầu tư có thêm nhãn quan thông tin về dự án tương lai của mình.

VVFC đã thực hiện thẩm định giá hàng chục nghìn bất động sản trên toàn quốc, từ các bất động sản đơn lẻ đến những dự án hàng nghìn và chục nghìn tỷ đồng.

2.1.2.2. Dịch vụ Thẩm định giá Động sản và Tài sản vô hình:

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ mạnh mẽ, các loại máy móc thiết bị nhanh chóng thay đổi về công nghệ, kiểu mẫu, hình dáng, tiêu chuẩn kỹ thuật, về chức năng; có xuất từ nhiều hãng, nhiều quốc gia do đó mức giá hình thành cũng khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu thẩm định giá không chỉ lớn về số lượng mà còn rất đa dạng về chủng loại.

VVFC đã thực hiện thẩm định giá trong các lĩnh vực như: đóng tàu, thuyền, thiết bị y tế, thiết bị khoa học, thiết bị giáo dục, thiết bị phát thanh truyền hình, thiết bị văn hoá, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị mạng và phần mềm tin học, thiết bị nội thất, vật tư và thiết bị xây dựng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị phát hành thẻ, hệ điều khiển lò hạt nhân, hệ thống kiểm tra an toàn bức xạ hạt nhân, thiết bị dầu khí, điện, than, khai khoáng, tài sản vô hình, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa,...

2.1.2.3. Dịch vụ Định giá DN, đánh giá uy tín DN:

Với xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau, cùng với trào lưu hợp nhất, sát nhập, thôn tính, tiếp quản DN thì XĐGTDN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

VVFC là một trong số các đơn vị đầu tiên được Bộ Tài chính công nhận đủ điều kiện tư vấn XĐGTDN theo Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ.

VVFC được các Bộ, UBND các tỉnh tín nhiệm chỉ định trong việc tư vấn XĐGTDN cổ phần hóa các Tổng Công ty lớn 90, 91 của Nhà nước như: Ngân hàng

Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnamairlines), Tổng Công ty Ô tô Việt Nam, Tông Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển và Đô thị (HUD), Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera), Tổng Công ty cấp thoát nước, các Công ty thuộc Tổng Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam,...; Đặc biệt VVFC cũng là đơn vị đi đầu trong việc XĐGTDN nông lâm nghiệp như gạo, cao su, cà phê, chè, nguyên liệu giấy, trồng rừng và giá rừng cây, Vinafood 1, Vinafood 2.

2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DN VVFC2.2.1. Quy trình định giá DN tại VVFC 2.2.1. Quy trình định giá DN tại VVFC

Bước 1: Tìm hiểu DN cần định giá

Lãnh đạo Công ty, Tư vấn trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó và các cán bộ định giá và tư vấn tài chính DN đảm nhận những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, tìm hiểu DN

- Lập danh sách các đơn vị thành viên (nếu có) - Lập kế hoạch gặp gỡ DN

- Thoả thuận nội dung, phương pháp XĐGTDN, phạm vi XĐGTDN theo quy định hiện hành và mức giá dịch vụ và tư vấn (theo quy định chung của Công ty và hướng dẫn của các Bộ ngành có liên quan)

- Soạn thảo hợp đồng trình Tổng Giám đốc xem xét, thương thảo Hợp đồng thống nhất với khách hàng, chỉnh sửa và Trình ký chính thức.

- Chuyển hợp đồng cho khách hàng ký

- Lập kế hoạch cho việc thu thập tài liệu và khảo sát thực tế

Bước 2: Lập kế hoạch XĐGTDN

- Tư vấn trưởng, tổ trưởng, tổ phó phân công nhóm thực hiện XĐGTDN - Nhóm thực hiện XĐGTDN

Tổ trưởng:

- Gặp gỡ, trao đổi thống nhất phương pháp làm việc với DN (Công ty mẹ, công ty con)

- Gửi tài liệu mẫu, bản yêu cầu tài liệu (hồ sơ pháp lý DN, báo cáo kiểm kê của DN, BCTC 5 năm đến thời điểm định giá 2011-2015), các hồ sơ khác liên quan.), lịch trình làm việc với DN

- Hướng dẫn, phân công các thành viên trong nhóm phụ trách từng phần việc cụ thể, phân công việc cho từng người

Chuyên gia định giá, Thẩm định viên và chuyên gia tư vấn:

- Phụ trách chuyên sâu các màng công việc như đánh giá đất đai, hàng hóa tồn kho, đối chiếu công nợ, v.v.

- Hướng dẫn DN xử lý về tài chính, tài sản trước khi XĐGTDN gồm xử lý tài sản, nhà cửa, vật kiến trúc, xử lý nợ phải thu, xử lý nợ phải trả, các khoản dự phòng, lãi hoặc lỗ.

Bước 4: Thu thập thông tin

- Chuyên gia tư vấn được phân công đảm nhiệm phần việc gì thì thu thập số liệu kiểm kê (theo các biểu mẫu) và tài liệu liên quan có liên quan đến phần công việc đó, đối chiếu với sổ sách kế toán (đảm bảo trùng khớp về mặt số lượng và giá trị sổ sách)

- Kiểm tra thực trạng tài sản, đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, ... lập biên bản đánh giá thực trạng, ...

- Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ, các chứng từ, sổ sách về công nợ không có khả năng thu hồi, biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt;

- Kiểm tra các biên bản đối chiếu tiền gửi, tiền vay ngân hàng. - Kiểm tra các biên bản kiểm kê tài sản cố định, vật tư, công nợ ...

- Kiểm tra hồ sơ vốn đầu tư vào DN khác (vốn thực góp, tỷ lệ vốn đầu tư, đầu tư bằng ngoại tệ.)

- Thành viên của nhóm công tác thảo luận để xác định phương pháp đánh giá lại tài sản: đối với các DN thuộc loại hình sản xuất đặc thù, thì tham khảo ý kiến

đánh giá lại của các nhà chuyên môn của DN của các Bộ ngành.

Bước 5: Lựa chọn phương pháp XĐGTDN

Đối với DN lựa chọn phương pháp tài sản để XĐGTDN:

Phương pháp tài sản: là phương pháp XĐGTDN trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của DN tại thời điểm XĐGTDN. Căn cứ để XĐGTDN theo phương pháp tài sản theo qui định tại Điều 30 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với DN lựa chọn phương pháp dòng tiền chiết khấu để XĐGTDN:

- Báo cáo tài chính của DN trong 05 năm liền kề, trước thời điểm XĐGTDN. - Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

- Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm ở thời điểm gần nhất, trước thời điểm tổ chức thực hiện XĐGTDN và hệ số chiết khấu dòng tiền của DN được định giá.

Bước 6: Tính toán và tổng hợp

- Xác định giá trị thực tế các loại tài sản của DN theo quy định hiện hành: Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, Nghị định số 116/2015/NĐ- CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ , Điều 17, 18, 19 Thông tư số 127/2014/TT- BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn (chi tiết tại mục 1.2. Đề xuất về kỹ thuật có các nội dung mô tả đặc điểm, đặc thù của hồ sơ đề xuất)

- Lập các bảng biểu (phụ lục): Cán bộ tư vấn được giao phần việc gì thì lập các bảng biểu của phần việc đó và chuyển cho tổ trưởng để tổng hợp:

- Tổng hợp số liệu để lập Bảng Tổng hợp kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản của DN (Phụ lục số 1a - Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính).

- Lập Biên bản XĐGTDN (theo mẫu Phụ lục số 01 - Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w