Về phương pháp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

6. Kết cấu luận văn

2.3.2. Về phương pháp

2.3.2.1. Mặt đạt được

Quy trình trong phương pháp được thực hiện khoa học, mọi công việc đều được tiến hành dựa trên những văn bản pháp luật, khoa học làm cơ sở để các thẩm định viên tiến hành định giá.

Việc lựa chọn phương pháp ĐGDN được VVFC căn cứ vào nhiều yếu tố: đặc điểm của từng loại hình DN, cơ sở thông tin dữ liệu của thị trường, tài liệu khách

hàng cung cấp. VVFC có phối hợp các phương pháp trong XĐGTDN nhằm mục đích đảm bảo phương pháp đưa ra là phù hợp nhất.

2.3.2.2 Mặt hạn chế

Phương pháp định giá được sử dụng theo đúng các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và VVFC đã phối hợp các phương pháp. Tuy nhiên, do có rất nhiều doanh nghiệp đặc thù về quy mô, ngành nghề, mục đích định giá nên VVFC vẫn gặp nhiều vướng mắc trong khi vận dụng phương pháp trong việc xác định đâu là phương pháp chủ đạo để đưa ra kết quả tốt nhất.

Phương pháp chủ yếu sử dụng là phương pháp giá trị tài sản thuần có tính đến lợi thế kinh doanh. Trong khi thực hiện nội dung phương pháp các thẩm định viên gặp rất nhiều khó khăn, nhiều điều bất cập và bất hợp lý không sát với thực tế như:

+ Đánh giá lại TSCĐ hữu hình

Việc đánh giá lại TSCĐ hữu hình được thực hiện theo nguyên tắc thị trường: trong trường hợp định giá DN để cổ phần hóa, các DN sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu đến thời điểm hiện tại nó không còn được bán trên thị trương và cũng khoong có TS tương đương nên được lấy theo giá trị sổ sách. Trong nhiều trường hợp giá trị ghi sổ của máy móc thiết bị này lại rất cao một cách bất hợp lý do TS được đánh giá lại nhiều lần bởi chênh lệch tỷ giá. Trong nhiều trường hợp có TS tương tự thì việc xác định thị giá cũng là một điều khó khăn bởi có nhiều nhà cung cấp với các mức giá khác nhau. Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn việc xác định thị giá, việc xác định giá dựa vào chủ quan của người định giá,

+ Xác định TS vô hình

Gía trị tài sản vô hình được xác định theo giá trị còn lại trên sổ sách. Theo quy định thì DN là người quyết định thời gian sử dụng TS vô hình, nhà nước chỉ quy định khung thời gian sử dụng cho TS hữu hình. Trong nhiều trường hợp TS vô hình đã khấu hao hết nhưng DN vẫn tiếp tục sử dụng mà không đánh giá lại để tính vào GTDN như TSCĐ hữu hình.

+ Đánh giá sản phẩm dở dang, công trình xây dựng dở dang

xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trong sổ kế toán. Quy định này trong một số trường hợp có nhiều bất cập bởi có những khoản chi thực tế đã phát sinh nhưng cần phải xem xét đánh giá lại.

+ Các khoản phải thu

Các khoản phải thu được xác định theo số dư thực tế trên sổ sách kế toán sau khi đối chiếu xử lý mà không có sự đánh giá phân loại các nợ. Do đó không tiến hành đánh giá, phân loại nợ trong quá trình định giá DN sẽ dẫn đến sự thiếu chính xác.

+ Xác định giá trị lợi thế kinh doanh

Giá trị lợi thế kinh doanh được xác định qua tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 3 năm và lãi suất trái phiếu chính phủ. Trong trường hợp sự biến động tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước do tác động khách quan không xuất phát từ yếu tố nội tại của DN thì việc xác định lợi thế kinh doanh là không chính xác.

+ Giá trị quyền sử dụng đất

Trong quá trình định giá DN để cổ phần hóa các DN nhà nước nếu không tính giá trị quyền sử dụng đất tính vào GTDN thì sẽ làm thất thoát vốn của nhà nước. Thực tế lấy giá trị quyền sử dụng đất tính vào GTDN theo giá quy định của nhà nước, nhưng sự khác nhau giữa giá theo quy định với giá thị trường là rất lớn. Nếu lấy theo giá thị trường thì tại Việt Nam chưa có một thị trường chuẩn để tham khảo.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w